Nga gắn tên lửa tối tân giúp ‘xe tăng bay’ Su-34 thêm uy lực
Bộ Quốc phòng Nga sẽ hiện đại hóa tiêm kích bom đa năng Su-34 bằng một loạt vũ khí tối tân bao gồm tên lửa, radar hiện đại trong vòng 5 năm tới.
Máy bay Su-34 với các vũ khí hiện đại như tên lửa Kh-31, Kh-59. Ảnh: Sputnik.
Tiêm kích bom Su-34 (NATO định danh: Fullback) sẽ được trang bị nhiều hệ thống vũ khí và tác chiến điện tử tối tân trong vòng 5 năm tới, Sputnik ngày 10/12 đưa tin. Kế hoạch này được Bộ Quốc phòng Nga công bố lần đầu hồi tháng 7 năm nay.
“Kế hoạch của chúng tôi là nâng cấp loại máy bay này để kéo dài tuổi thọ của nó, cũng như tăng số lượng vũ khí trang bị cho Su-34. Loại tiêm kích bom này rất phổ biến trong lực lượng vũ trang Nga, nó có nhiều tiềm năng trong tương lai”, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yury Borisov cho biết.
Video đang HOT
Trong chiến dịch chống khủng bố ở Syria, Su-34 được trang bị nhiều loại vũ khí như pháo 30 mm, tên lửa đối không và đối đất, bom thông minh KAB-500S. Các loại vũ khí này cho phép Su-34 tiêu diệt cơ sở hạ tầng và trung tâm chỉ huy của phiến quân, đồng thời tự vệ trước các mối đe dọa trên không.
Bộ Quốc phòng Nga muốn bổ sung thêm nhiều hệ thống tác chiến mới cho Su-34, điển hình là tên lửa chống hạm Kh-35. Nước này còn có kế hoạch cải tạo loại tiêm kích bom hiện đại này để nó có thể phóng tên lửa đạn đạo.
Hồi cuối năm ngoái, Su-34, chiếc phi cơ được mệnh danh là “ xe tăng bay” nhờ mang được tới 8 tấn vũ khí, đã được lắp tổ hợp gây nhiễu Khibiny, biến nó trở thành một loại máy bay tác chiến điện tử. Khibiny có khả năng chế áp các hệ thống radar, tên lửa phòng không của đối phương, gây nhiễu và vô hiệu hóa máy bay cảnh báo sớm (AWACS). Hệ thống này được phát triển bởi Tập toàn Công nghệ Vô tuyến – điện tử (KRET), công ty lớn nhất của Nga trong lĩnh vực này.
Su-34 sẽ sở hữu radar mới với nhiều tính năng cải tiến vào cuối năm nay. Hiện máy bay đang dùng radar mảng pha thụ động Leninets V004, cho phép nó phát hiện tiêm kích đối phương từ khoảng cách 200-250 km. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Nga đang tính tới khả năng lắp radar mặt bên (SLAR) M402 Pika cùng thiết bị gây nhiễu L175V/KS418 cho Su-34.
Theo Tử Quỳnh (Vnexpress)
Nga có thể rút tiêm kích trên tàu sân bay vào đất liền
Các tiêm kích hạm hoạt động trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đã sẵn sàng di chuyển vào căn cứ không quân Hmeimim ở Syria sau sự cố đứt cáp hãm.
Một tiêm kích Su-33 cất cánh từ tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Ảnh: The Sentinel.
Nga có thể phải rút toàn bộ tiêm kích đang hoạt động trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov vào sân bay Hmeimim ở Latakia, Syria nếu những trục trặc kỹ thuật trong hệ thống cáp hãm đà không được khắc phục sớm, Sputnikhôm qua đưa tin.
Phi đội chiến đấu cơ được triển khai trên tàu sân bay duy nhất của Nga có mặt ở Địa Trung Hải tham gia chiến dịch chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria gồm 8 tiêm kích hạm Su-33 và 2 tiêm kích Mig-29.
Bộ Quốc phòng Nga nhận định sự cố đứt cáp hãm đà là nguyên nhân khiến một chiếc tiêm kích hạm Su-33 bị rơi xuống biển trong lúc hạ cánh xuống tàu Đô đốc Kuznetsov hôm 3/12. Một ủy ban điều tra đang khẩn trương làm rõ sự cố đáng tiếc này.
Các chuyên gia quân sự đang nghiêng về khả năng chiếc Su-33 gặp nạn do lỗi của phi công hạ cánh với tốc độ cao nên đáp sai góc chuẩn, khiến càng móc cáp hạ sai vị trí làm đứt cáp.
Một giả thuyết nữa được đặt ra là sợi cáp hãm bện bằng thép có chất lượng không đảm bảo. Một số chuyên gia cho rằng có khả năng dây cáp không được kiểm tra khi lắp đặt hoặc nhân viên trên tàu sân bay đã sử dụng dây cáp đã quá hạn.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Tiêm kích Su-33 rơi xuống biển, Nga nhận thêm bài học cay đắng Vụ tiêm kích hạm Su-33 rơi xuống biển bổ sung thêm một bài học quý giá nhưng đầy cay đắng trong tác chiến cho Hải quân Nga. Tiêm kích Su-33 trên tàu Đô đốc Kuznetsov. Ảnh: Sputnik. Không quân Hải quân Nga vừa mất thêm một tiêm kích hạm Su-33, khi chiếc máy bay rơi xuống biển do sự cố đứt cáp hãm...