Nga: EU đang đi vào ‘ngõ cụt’ khi trừng phạt Moskva
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 21/7 tuyên bố gói trừng phạt mới nhất mà Liên minh châu Âu (EU) công bố mới đây nhằm vào Moskva là hành động đơn phương bất hợp pháp và sẽ gây ra những tổn hại lớn đối với an ninh và kinh tế toàn cầu, trong đó có cả các quốc gia thuộc EU.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phát biểu trong cuộc họp báo tại Moskva. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Theo bà Zakharova, hành động của EU cho thấy liên minh này đang tự mình tiếp tục đi vào “ngõ cụt” khi các vấn đề của EU nảy sinh do chính sách trừng phạt của liên minh này đối với Nga sẽ chỉ càng khiến tình hình của EU trở nên tồi tệ hơn. Bà cho rằng các chính sách kinh tế và năng lượng của phương Tây đang là lý do chính khiến giá các sản phẩm nông nghiệp và hydrocarbon trên thị trường thế giới gia tăng. Do đó, bà nhấn mạnh rằng hậu quả nghiêm trọng của các lệnh trừng phạt này của EU đối với an ninh và kinh tế toàn cầu ngày càng trở nên rõ ràng.
Quan chức ngoại giao Nga cho biết thêm EU cũng có kế hoạch nới lỏng một số biện pháp trừng phạt trước đó nhằm tránh những tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với an ninh lương thực và năng lượng toàn cầu. Tuy nhiên, bà Zakharova cho rằng giữa ý định và hành động thực tế của EU luôn có một khoảng cách lớn, theo đó, bà hy vọng những hành động của EU trong lĩnh vực an ninh lương thực sẽ giúp tăng cường và tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu ngũ cốc, phân bón và những mặt hàng phục vụ sản xuất.
Các nhà ngoại giao EU ngày 20/7 đã nhất trí gói trừng phạt thứ 7 nhằm vào Nga, trong đó liên minh này sẽ cấm nhập khẩu vàng từ Nga dưới dạng bán thành phẩm và phế liệu, cũng như đóng băng tài sản của Sberbank – ngân hàng lớn nhất của Nga. Ngoài ra, EU cũng đưa thêm 48 cá nhân và tổ chức của Nga vào “danh sách đen” bị đóng băng tài sản và/hoặc cấm nhập cảnh. Lệnh trừng phạt này có hiệu lực từ ngày 21/7.
Trước đó, trong gói trừng phạt thứ 6 của EU đối với Nga được thông qua hồi tháng 6, liên minh này đã cấm nhập khẩu hầu hết dầu mỏ của Nga.
Đức: Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch
Những tác động từ xung đột tại Ukraine có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch của Đức, dù nước này tái kết nối các nhà máy điện sử dụng than để bù lại sự sụt giảm nguồn cung năng lượng từ Nga.
Những tấm pin năng lượng mặt trời "hyCleaner" được giới thiệu tại hội chợ năng lượng ở Munich, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Chính phủ Đức đang thúc đẩy việc chuyển đổi sang năng lượng thay thế, đặt mục tiêu đưa nguồn năng lượng mới lên đóng góp 80% sản lượng điện vào năm 2030.
Theo nghiên cứu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade, Đức đặt mục tiêu tăng tỷ trọng năng lượng sạch trong trung hạn, thậm chí vượt mức cần để đạt các mục tiêu được đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vào năm 2035.
Nghiên cứu cho thấy hoạt động sản xuất điện từ than gia tăng, sau khi được Chính phủ Đức phê chuẩn vào đầu tháng này, sẽ không làm tăng lượng khí thải CO2 ở Liên minh châu Âu (EU), do những hạn chế được đặt ra trong hệ thống giao dịch khí thải của khối.
Theo nghiên cứu, than sẽ không thể trở thành sự thay thế lâu dài cho khí đốt của Nga, do giá giao dịch khí thải ở EU cao.
Theo tác giả của nghiên cứu, ông Markus Zimmer, các thủ tục lập kế hoạch và phê chuẩn về năng lượng tái tạo phải được đơn giản hóa và đẩy nhanh để đáp ứng các mục tiêu của Chính phủ Đức.
Nghiên cứu đưa ra ước tính Đức phải đầu tư hàng năm khoảng 28 tỷ euro (28,1 tỷ USD) cho đến năm 2035 để đạt các mục tiêu tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo và lĩnh vực này cần khoảng 440.000 lao động trong giai đoạn 2022-2035.
G20 tìm cách giải quyết các thách thức toàn cầu Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra vào ngày 7 - 8/7 tới tại đảo Bali của Indonesia sẽ tìm cách giải quyết một loạt thách thức mà cả thế giới đang phải đối mặt. Dù rằng nguy cơ đối đầu Nga - phương Tây phủ bóng đen lên...