Nga ép Thổ Nhĩ Kỳ mua Su-35 trong điều kiện phi thực tế
Nga đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay chiến đấu do nước này sản xuất trong điều kiện vô cùng bất lợi.
Mặc dù thực tế là Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa có ý định mua tiêm kích Su-35 của Nga, nhưng thông tin được tiết lộ cho rằng Nga đã đề nghị Ankara mua chiếc máy bay chiến đấu này trong điều kiện không thuận lợi. Cụ thể theo lời Giám đốc Hợp tác Quốc tế của Tập đoàn Rostec, ông Victor Kladov thì để được mua Su-35 của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải đặt hàng cả Su-57.
“Thổ Nhĩ Kỳ rất chú trọng vào việc mua sắm các công nghệ hàng không vũ trụ hiện đại. Họ đang làm việc để tạo ra máy bay của riêng mình. Ankara muốn phát triển chiến đấu cơ nội địa và chúng tôi có các cuộc đàm phán sơ bộ liên quan đến Su-35, với điều kiện Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch mua Su-57. Tại sao không? Và sự quan tâm ngay lập tức nảy sinh sau khi Hoa Kỳ tuyên bố hủy bỏ kế hoạch cung cấp F-35″, ông Kladov nói.
Đáng chú ý là ban đầu Thổ Nhĩ Kỳ không bày tỏ sự quan tâm đến việc mua sắm tiêm kích thế hệ 5 Su-57 của Nga, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ lưu ý rằng cam kết của nước này đối với F-35 của Mỹ vẫn cực kỳ cao và không có ý kiến gì về việc mua thêm máy bay chiến đấu Nga.
Nga ép Thổ Nhĩ Kỳ phải mua cả Su-57 thì mới đồng ý bán Su-35. Ảnh: TASS.
Theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự quốc tế, việc Thổ Nhĩ Kỳ không chấp nhận điều kiện “khó chơi” của người Nga là bởi tiêm kích Su-57 vẫn trong tình trạng chưa hoàn thiện, Ankara không chấp nhận làm “vật thí nghiệm” của Moskva.
Không chỉ có vậy, nếu mua Su-35 thì Thổ Nhĩ Kỳ còn đối diện với viễn cảnh toàn bộ phi đội F-16 Fightning với quy mô 200 chiếc phải “nằm đất” do Mỹ tiếp tục áp đặt lệnh trừng phạt bằng cách ngừng cung cấp phụ tùng thay thế cho chúng. Trong tình cảnh đó thì lợi ích mà vài chục chiếc Su-35 mang lại sẽ chẳng thấm vào đâu.
Trong diễn biến mới nhất, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã ra tuyên bố chính thức ngừng mua sắm thêm tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf, đây được xem là động thái của Ankara nhằm thuyết phục Mỹ tiếp tục bàn giao tiêm kích F-35 cho họ.
Video đang HOT
Phong Vũ (Tổng hợp)
Theo doanhnghiepvn.vn
Thừa cơ F-35 gặp rắc rối, Nga "ngư ông đắc lợi" khi bán Su-57 cho một loạt đồng minh Mỹ?
Không phải ngẫu nhiên mà Nga đề nghị bán Su-57 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Máy bay chiến đấu tàng hình của Nga có thể trở thành kế hoạch B cho nhiều quốc gia không thể có F-35.
Chương trình Su-57 của Nga được cho là đang gặp khó khăn về tài chính.
Su-57 tiếp tục trở thành tâm điểm vũ khí của Nga sau khi một quan chức nước này đề cập đến khả năng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) sẽ là khách hàng mua mẫu tiêm kích tàng hình mới nhất.
Không rõ liệu quốc gia Ả Rập có bày tỏ sự quan tâm nghiêm túc đối với máy bay thế hệ thứ năm của Nga hay không. Nhưng có những lý do rõ ràng cho thấy ít nhất UAE sẽ cân nhắc khả năng mua mẫu chiến đấu cơ này dựa trên tình hình hiện tại, theo National Interest.
Hôm 18/11, nói với các phóng viên tại Triển lãm hàng không Dubai, Giám đốc điều hành công ty Rostec của Nga Sergei Chemezov cho biết, Ấn Độ và Emirates đang là hai quốc gia quan tâm đến Su-57.
"Về Su-57 - đó là Ấn Độ và có thể là UAE", ông Chemezov tiết lộ. "Họ đã xem xét và thảo luận trong một thời gian dài, mặc dù chưa có quyết định nào được đưa ra".
Ông Chemezov cho hay, Rostec sẽ cung cấp phiên bản "nội địa hóa" cho Ấn Độ và UAE. Nói cách khác, hai nước có thể tùy chỉnh Su-57 theo nhu cầu riêng và có khả năng sản xuất một số hoặc tất cả máy bay tại nhà máy địa phương.
Sukhoi cũng được biết đến là dòng máy bay có một lịch sử lâu dài về các thỏa thuận nội địa hóa. Ấn Độ, Trung Quốc và một số quốc gia khác đang sử dụng và thậm chí sản xuất các phiên bản máy bay chiến đấu Su-30 của riêng họ.
Về cơ bản, chưa thể nói gì về khả năng UAE quan tâm đến Su-57 vào lúc này. Cần lưu ý là Ấn Độ trong nhiều năm đã hợp tác với Nga để phát triển một phiên bản Su-57 riêng biệt. Tuy nhiên, New Delhi đã hủy bỏ quan hệ đối tác vào năm ngoái, do có các vấn đề với thiết kế và sản xuất của Su-57.
Không quân Ấn Độ đang tích cực tìm kiếm một máy bay chiến đấu mới và Su-57 không nằm trong danh sách.
Tờ National Interest cho rằng, có lý do khi phía Nga nói về việc UAE quan tâm đến Su-57. Theo đó, Nga có thể đang thiếu thốn nguồn đầu tư nước ngoài vào chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình của mình.
Su-57 lần đầu tiên được thử nghiệm vào năm 2010. Kể từ đó, Nga chỉ chế tạo được khoảng một chục chiếc Su-57. Lý do là bởi đây là mẫu máy bay đắt tiền và thiếu các hệ thống chiến đấu quan trọng.
Các quốc gia không thể có F-35 đang coi Su-57 là phương án B.
Từ thời điểm đó đến nay, Nga không có kế hoạch mua thêm Su-57 để trang bị cho không quân. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đảo ngược quyết định vào tháng 5/2019, khi tuyên bố sẽ mua thêm 76 tiêm kích mới.
Nhưng Moscow đang gặp khó khăn với kế hoạch gia tăng số lượng Su-57, khi mỗi chiếc có thể tiêu tốn 100 triệu USD trở lên.
"Bình luận của ông Chemezov cho thấy Nga vẫn rất háo hức tìm kiếm các đối tác nước ngoài để giúp giảm bớt gánh nặng chi phí cho chương trình Su-57", cây bút Joe Trevithick giải thích trên trang The War Zone.
UAE có thể là mục tiêu dễ dàng cho người Nga. Quốc gia Ả Rập trong nhiều năm đã cố gắng để có được sự chấp thuận mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 từ Mỹ nhưng đã thất bại.
Không có lời giải thích rõ ràng được đưa ra, nhưng khả năng Washington từ chối cho UAE mua máy bay chiến đấu tàng hình của mình có thể có liên quan đến việc Israel cũng mua F-35.
Israel vốn có truyền thống mua vũ khí hàng đầu của Mỹ với điều kiện chúng không được bán lại cho các nước láng giềng Ả Rập. Không phải ngẫu nhiên mà cả Ai Cập và Saudi Arabia đều không có F-35, dù họ là một quốc gia không thiếu tiền.
UAE không phải là quốc gia duy nhất có thể cân nhắc mua Su-57 của Nga chỉ vì bị từ chối cho mua F-35 từ Mỹ. Vào tháng 7/2019, Chính phủ Mỹ đã loại Thổ Nhĩ Kỳ ra chương trình phát triển chung F-35 và hủy bỏ hợp đồng mua tới 100 máy bay của nước này.
Nguyên nhân là bởi Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết tâm mua hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất, vốn bị coi là có thể thu thập dữ liệu bí mật trên F-35, một khi nó được triển khai chung mạng lưới phòng không với quốc gia thành viên NATO.
Không phải ngẫu nhiên mà Nga thông báo cũng đã tiếp cận Thổ Nhĩ Kỳ với lời đề nghị bán Su-57. Máy bay chiến đấu tàng hình của Nga có thể trở thành kế hoạch B cho nhiều quốc gia không thể có F-35.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Su-57 của Nga đã hoàn thiện sẵn sàng để có thể rao bán.
Theo nguoiduatin.vn
Thổ phủ nhận mua Su-35 và hy vọng vào F-35 Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar hôm 29/10 đã chính thức lên tiếng phủ nhận thông tin nước này mua tiêm kích Su-35 của Nga. Theo ông Hulusi Akar, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ không hề có kế hoạch mua chiến đấu cơ Su-35 để thay thế vào nhiệm vụ của F-35. "Những thông tin trước đó cho rằng Thổ...