Nga e ngại đòn tấn công hạt nhân ồ ạt bất ngờ từ Mỹ nhờ ABM
Quân đội Nga khẳng định, Mỹ hy vọng có thể giành lợi thế chiến lược bằng việc cải tiến ABM và giảm năng lực răn đe hạt nhân của Nga và Trung Quốc.
Giới tướng lĩnh Nga cảnh báo rằng hệ thống tên lửa chống đạn đạo (ABM) toàn cầu của Mỹ đang kích thích một cuộc chạy đua vũ trang mới. Họ cho rằng hệ thống ABM này, với các căn cứ đặt ở Alaska, Romania và Ba Lan, đã làm tổn hại năng lực răn đe hạt nhân của Nga.
Khẩu đội tên lửa đất đối không Patriot của Mỹ triển khai tại một căn cứ lục quân ở Ba Lan năm 2010. Ảnh: Reuters.
Tước bỏ “bảo kiếm” của Nga
Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga lo ngại, lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu có thể tạo điều kiện cho Mỹ bất ngờ tấn công hạt nhân ồ ạt vào Nga.
Tướng Viktor Poznikhir, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến Chủ lực Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga, nhận định: “Sự hiện diện của các căn cứ ABM của Mỹ ở châu Âu cùng với các chiến hạm có năng lực mang ABM ở các biển và đại dương gần lãnh thổ Nga, tạo ra tiềm năng mạnh mẽ để họ tung đòn tấn công hạt nhân bất ngờ nhằm vào Nga”.
Tướng Poznikhir hôm 28/3 cho biết, các radar mặt đất của Mỹ trong hệ thống phòng thủ cảnh báo sớm tên lửa hạt nhân của nước này có thể dò ra bất cứ đường bay nào của tên lửa đạn đạo Nga hướng về phía Mỹ.
Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo chung của Nga và Trung Quốc về hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, tổ chức tại nơi diễn ra Hội nghị về Giải trừ Quân bị ở Geneva, Thụy Sĩ.
Tướng Poznikhir nói: “Các radar tĩnh của hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo Mỹ dò được mọi đường bay tiềm tàng của các tên lửa đạn đạo Nga theo hướng Mỹ. Phạm vi kiểm soát của các trạm radar Mỹ thực sự bao phủ toàn bộ lãnh thổ Nga. Các trạm này có năng lực bám sát đường bay của các đầu đạn tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng đi từ tàu ngầm, đồng thời cung cấp dữ liệu bắt mục tiêu cho các trạm radar của tổ hợp chống tên lửa”.
Theo vị tướng này, việc sử dụng radar di động trên biển gần Alaska, các trạm radar ở Romania và Ba Lan, và hệ thống thông tin của các chiếm hạm chống đạn đạo làm gia tăng đáng kể độ nhanh và độ chính xác của dữ liệu bắt mục tiêu liên quan đến các tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng đi từ biển, từ đó cải thiện năng lực đánh chặn bằng tên lửa chống đạn đạo.
Lãnh đạo Cục Tác chiến Nga nhấn mạnh: “Năng lực thông tin của hệ thống tên lửa chống đạn đạo (ABM) của Mỹ dự kiến sẽ phát triển hơn nữa nhờ vào việc xây dựng hệ thống không gian quỹ đạo thấp để dò tìm và bám sát các tên lửa đạn đạo. Việc truyền dữ liệu trực tiếp từ một phương tiện bay trong vũ trụ tới tên lửa chống đạn đạo sẽ cho phép hệ thống ABM của Mỹ vươn lên một tầm cao mới về chất”.
Video đang HOT
Vị tướng Nga giải thích thêm: “Các phương tiện thông tin và trinh sát của hệ thống ABM Mỹ hiện nay là để hỗ trợ việc dò các tên lửa đạn đạo Nga phóng lên, bám theo đường bay của chúng và cung cấp dữ liệu bắt mục tiêu cho các tổ hợp hỏa lực ABM, nhằm đánh chặn đầu đạn tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm”.
Hội nghị Giải trừ Quân bị tổ chức ở Thụy Sĩ vào tháng 3/2017 tập trung vào an ninh toàn cầu và việc không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt với sự tham gia của 65 nước thành viên.
Đe dọa an ninh toàn cầu
Tướng Poznikhir cho biết: “Việc triển khai lá chắn tên lửa đã phá hoại hệ thống an ninh quốc tế hiện tại một cách có hệ thống. Khi xây dựng năng lực phòng thủ tên lửa, Mỹ hy vọng giành lợi thế chiến lược thông qua việc làm giảm tiềm lực răn đe của Nga và Trung Quốc. Điều này có thể tạo ra các tác động tiêu cực lên lĩnh vực an ninh”.
Vị tướng Nga phân tích: “ Một là, sự tồn tại của hệ thống phòng thủ tên lửa hạ thấp ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân, từ đó tạo ra ảo tưởng Mỹ có thể núp dưới chiếc ô phòng thủ tên lửa để sử dụng các vũ khí tiến công chiến lược mà không bị trừng phạt. Hai là, phòng thủ tên lửa có thể làm đảo lộn thế cân bằng lực lượng răn đe hiện nay, do đó phá hoại việc thực thi Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược năm 2010 và Lực lượng Hạt nhân Tầm xa năm 1987. Ba là, hệ thống phòng thủ tên lửa này tạo ra mối đe dọa đối với an toàn của hoạt động không gian quốc tế và cản trợ việc đạt được thỏa thuận về việc không triển khai vũ khí trong không gian”.
Ngoài ra, theo tướng Poznikhir, hệ thống phòng thủ tên lửa nói trên là một nhân tố kích thích việc xây dựng các lực lượng tên lửa trên thế giới và thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Nga ước tính, vào năm 2022 Mỹ sẽ có trong tay hơn 1.000 tên lửa đánh chặn, “vượt quá số lượng đầu đạn hạt nhân gắn trên các tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Nga”.
Ông Poznikhir khẳng định số lượng tên lửa ABM của Mỹ như vậy “đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng cho năng lực kiềm chế đối phương của Nga, nhất là trong bối cảnh Mỹ vẫn không ngừng hiện đại hóa các tổ hợp hỏa lực ABM của họ”.
Theo vị tướng này, Mỹ đang tiếp tục phát triển hệ thống lá chắn tên lửa của họ, với cái cớ là để chống trả mối đe dọa thấy rõ từ phía Triều Tiên và Iran trong khi phớt lờ các quan ngại lớn hơn của Nga.
Ông Poznikhir cũng bác bỏ luận điểm của Mỹ cho rằng lá chắn ABM không có năng lực đánh chặn tất cả các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga nếu Nga phóng đồng loạt các tên lửa này, và do đó không phá hoại an ninh của Nga.
Theo ông Poznikhir, việc Mỹ không ngừng phát triển và hoàn thiện ABM đã “thu hẹp cơ hội đối thoại về giảm vũ khí hạt nhân”.
Nga hiện đang kêu gọi Mỹ hãy đối thoại một cách công bằng và xây dựng về các vấn đề chống đạn đạo nhằm tìm kiếm giải pháp tính đến lợi ích của tất cả các bên liên quan.
Tướng Poznikhir tiết lộ, Nga “buộc phải thực hiện các đối sách cần thiết nhằm ngăn ngừa các tổn hại có thể xảy đến với an ninh quốc gia do việc Mỹ tăng cường năng lực ABM”.
Theo Phó Cục trưởng Tác chiến Bộ Tổng tham mưu Nga, nước này đã đề xuất phát triển chung một cấu trúc ABM ở châu Âu. “Tuy nhiên, các sáng kiến của chúng tôi đã bị bác bỏ”, ông Poznikhir nói./.
Theo Trung Hiếu/ VOV.VN/ TASS, RT
Nga đủ sức bắn rụng Tomahawk chỉ với hệ thống Pantsir-S1
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Soigu, Moskva đã vô hiệu hóa mối đe dọa từ các tên lửa hành trình Tomahawk Mỹ đặt tại Đông Âu.
Thông tin này được người đứng đầu quân đội Nga Sergei Soigu nói với Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc họp của Bộ Quốc phòng nước này hôm 22/12.
Ông Soigu nhấn mạnh Tổng thống Putin đã đưa ra chỉ thị và Bộ Quốc phòng đã thực hiện chỉ thị này.
Tính đa năng của hệ thống phóng MK-41 nằm trong lá chắn tên lửa của Mỹ triển khai tại Đông Âu khiến nó trở nên rất nguy hiểm. Hệ thống này có thể phóng hầu hết các loại tên lửa hiện có của Mỹ từ tên lửa phòng thủ cho đến tấn công, trong đó có "sứ giả chiến tranh" Tomahawk.
Chiến hạm Mỹ phóng tên lửa Tomahawk.
Số lượng tên lửa như vậy dọc biên giới Nga có thể lên tới 150-200 đơn vị với tầm bắn lên tới 2.400 km, thời gian bắn tới biên giới phía Tây nước Nga chưa đến 10 phút.
Tuy nhiên, ngay khi Nga tuyên bố vô hiệu được tên lửa Tomahawk, tạp chí Business Insider đã có nhận định khá bất ngờ rằng, chỉ cần hệ thống Pantsir-S1, Nga đã đủ sức khiến "sứ giả chiến tranh" Mỹ thành vô dụng.
Theo những thông tin được Nga công bố, Pantsir-S1 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên không hoặc trên mặt đất, trong khi di chuyển có khả năng bám sát tới 20 mục tiêu và thực hiện phóng cùng lúc hai tên lửa vào mục tiêu.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trên thế giới không có loại tổ hợp vũ khí nào có chức năng tương đương.
Hệ thống điều khiển hỏa lực của tổ hợp tên lửa Pantsir-S1 gồm radar phát hiện và bám mục tiêu, hệ thống quan sát quang-ảnh nhiệt (sử dụng khi bị đối kháng điện tử mạnh). Chúng cung cấp tham số bắn cho 2 pháo phòng không 2A38M 30 mm và 12 đạn tên lửa phòng không 57E6-E.
Ở tầm xa, Pantsir-S1 sử dụng tên lửa để tiêu diệt mục tiêu với tầm bắn lên tới 20km, tầm cao 16km. Theo các chuyên gia đánh giá, hệ thống Pantsir-S1 sẽ phát huy thế mạnh của mình khi tấn công những mục tiêu bay tầm thấp như trực thăng, các máy bay cường kích, tên lửa hành trình bay thấp của đối phương...
Hệ thống Pantsir-S1 khai hỏa.
Với cách đánh của Pantsir-S1, Business Insider tin rằng vũ khí này có thể dễ dàng khắc chế Tomahawk dù tên lửa này hội tụ nhiều công nghệ đỉnh cao của thế giới trong việc dẫn đường, chỉ thị và tấn công mục tiêu.
Hệ thống dẫn đường của Tomahawk có thể coi là một chuẩn mực đối với tên lửa hành trình hiện đại. Cơ chế dẫn đường của Tomahawk rất phức tạp và phối hợp nhiều công nghệ dẫn đường khác nhau, các hệ thống này bổ sung cho nhau nhằm tăng độ chính xác khi tác chiến.
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ GPS từ vệ tinh cho phép cung cấp thông tin chính xác về vị trí của tên lửa trên quỹ đạo bay, đồng thời kết nối với nhiều phương tiện giám sát khác nhau trên mặt đất. Nôm na, Tomahawk không khác gì một chiếc UAV đầy thông minh.
Tính năng ưu việt của Tomahawk còn ở khả năng làm nhiễu radar cực tốt, và nên nhớ, đây chỉ là một quả tên lửa, có kích thước nhỏ hơn nhiều lần một chiếc tiêm kích hay cường kích.
Để thực hiện xác định, khóa mục tiêu và ngắm bắn thực sự là một điều khó khăn. Đặc biệt, tầm bay thấp của loại tên lửa này (khoảng 100m) thực sự là một thách thức với mọi hệ thống tên lửa phòng không của đối phương.
Tuy nhiên chính ưu điểm bay thấp của Tomahawk lại khiến nó có thể trở thành miếng mồi ngon cho hệ thống Pantsir-S1 bởi đánh chặn tên lửa hành trình bay tầm thấp là ưu điểm nổi bật nhất được biết đến của hệ thống này.
Vì vậy, Business Insider tin rằng, không cần viện tới S-300/400 hay bất kỳ hệ thống phòng không nào khác, chỉ cần Pantsir-S1 người Nga cũng đủ khiến Tomahawk của Mỹ rơi rụng trên hành trình bay của mình.
Theo Tuấn Hưng
Đất Việt
Quan hệ Nga - Mỹ còn lắm chông gai Mối quan hệ Nga - Mỹ trở thành tâm điểm chú ý kể từ khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, đặc biệt là khi lãnh đạo hai nước đã tỏ ý mong muốn xây dựng quan hệ gần gũi. Tuy nhiên, chỉ hai tháng sau lễ nhậm chức của ông Trump, quan hệ...