Nga duy trì đường dây nóng với Mỹ và NATO bất chấp rủi ro hạt nhân gia tăng
Nga ngày 8/10 cho biết nước này vẫn duy trì đường dây nóng khẩn cấp với Mỹ và liên minh quân sự NATO khi rủi ro hạt nhân ngày càng gia tăng trong bối cảnh mối quan hệ giữa Moskva và phương Tây đang xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden qua video trực tuyến tháng 12/2021. Ảnh: Sputnik
Theo hãng tin Reuters, cuộc chiến kéo dài gần 3 năm Ukraine đang bước vào giai đoạn mà các quan chức Nga cho là nguy hiểm nhất, khi phương Tây cân nhắc cho phép Kiev tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa.
Ngày 12/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh nếu phương Tây “bật đèn xanh” cho một động thái như vậy, điều đó có nghĩa là các nước NATO, Mỹ và các nước châu Âu đã trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột Ukraine.
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko, người giám sát mối quan hệ với châu Âu và NATO, nói với hãng tin RIA nhà nước rằng Moskva nhận thấy liên minh quân sự này đang gia tăng vai trò của vũ khí hạt nhân trong chiến lược của mình.
Video đang HOT
Cuối tháng 9, Tổng thống Putin chính thức tuyên bố nước này thay đổi học thuyết hạt nhân. Thứ trưởng Grushko giải thích việc Nga cập nhật học thuyết hạt nhân để gửi tín hiệu đến các “đối thủ” rằng không nên ảo tưởng về sự sẵn sàng của Nga và Nga sẵn sàng đảm bảo an ninh của quốc gia bằng mọi phương tiện sẵn có.
Trong đề xuất thay đổi học thuyết hạt nhân, Nga sẽ được phép kích hoạt phản ứng hạt nhân trước bất kỳ “hành động xâm lược Nga của bất kỳ quốc gia phi hạt nhân nào, nhưng có sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia hạt nhân”. Với quy định này, điều đó có nghĩa Nga có thể đáp trả bằng phản ứng hạt nhân nếu Ukraine dùng vũ khí tiên tiến do phương Tây cung cấp tấn công sâu bên trong nước Nga hoặc đồng minh thân cận Belarus.
Đường dây nóng khẩn cấp giữa Moskva và Washington được thành lập vào năm 1963 nhằm giảm bớt những hiểu lầm trong cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 . Đường dây này cho phép các nhà lãnh đạo Mỹ và Nga liên lạc trực tiếp với nhau.
Về sau, đường dây nóng Mỹ-Nga đã được sử dụng trong các cuộc xung đột lớn như Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, chiến tranh Liên Xô-Afghanistan năm 1979, vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 và chiến tranh Iraq năm 2003.
Ngoài đường dây nóng giúp kết nối các nhà lãnh đạo, các đường dây nóng hạt nhân giữa Lầu Năm Góc và Bộ Quốc phòng Nga cũng được thiết lập kể từ Chiến tranh Lạnh nhằm giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, Nga và Mỹ cũng đã thành lập một đường dây nóng bổ sung được gọi là đường dây “giảm xung đột” giữa quân đội Nga và Mỹ để ngăn chặn chiến tranh leo thang thành chiến tranh Mỹ-Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov đã từng dùng đường dây này liên lạc với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin hồi tháng 7 về những nghi ngờ về âm mưu tấn công Nga của Ukraine. Báo New York Times đưa tin Bộ trưởng Austin đã nhận được cuộc gọi từ ông Belousov vào ngày 12/7 về một chiến dịch bí mật của Ukraine nhằm vào Nga.
Ngoài ra còn có đường dây nóng Nga-NATO được thành lập năm 2013 nhằm giảm bớt những hiểu lầm trong các tình huống khủng hoảng.
Nga không tìm kiếm xung đột với NATO
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn RIA Novosti của Nga về vai trò của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và quan hệ với Moskva, ngày 4/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko khẳng định mặc dù mọi kênh đối thoại song phương đã khép lại, Moskva không có định tìm kiếm xung đột với khối quân sự này.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko phát biểu tại một cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Về vai trò của NATO, Thứ trưởng Grushko nêu rõ sau khi Khối Hiệp ước Vacsava giải thể, NATO không còn lý do tồn tại.
Tuy nhiên, để duy trì NATO, năm 1993, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Bill Clinton tuyên bố tổ chức này sẽ mở rộng về phía Đông viện cớ về cái gọi là các mối đe dọa tiềm tàng từ Nga.
Về quan hệ giữa Nga và NATO, Thứ trưởng Grushko nêu rõ tình hình đang xấu đi. Tháng 4/2014, tổ chức này đã quyết định chấm dứt mọi hợp tác thực tế với Nga về dân sự và quân sự. Sau đó là các lần hai bên trục xuất các nhà ngoại giao của nhau. Văn phòng thông tin NATO tại Moskva cũng chấm dứt hoạt động.
Trả lời câu hỏi về hành động của Nga trong trường hợp Pháp điều binh sĩ đến Ukraine và NATO kích hoạt điều 5 và 6 trong Hiệp ước NATO, Thứ trưởng Ngoại giao Grushko khẳng định Nga không có ý định xung đột với các nước NATO. Ông nêu rõ Nga sẽ đáp trả mọi mối đe dọa an ninh quốc gia.
Quan chức ngoại giao Nga lưu ý Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nhiều lần tuyên bố liên minh này không muốn chiến tranh với Nga và tổ chức này không phải là bên xung đột trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Phát biểu mới đây của Tổng thống Pháp về khả năng gửi quân đến khu vực chiến sự ngay lập tức bị lãnh đạo NATO, Mỹ cũng như phần lớn các nước thành viên khác bác bỏ.
Nga phản ứng sau khi ba nước Baltic tẩy chay cuộc họp OSCE Trong một tuyên bố bên lề diễn đàn Tham luận Primakov lần thứ 9 ngày 28/11, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cho biết việc 3 nước Estonia, Latvia và Litva từ chối tham gia cuộc họp các ngoại trưởng OSCE sẽ không ảnh hưởng đến tương lai của tổ chức này. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết ông có kế...