Nga được tiếng thơm nhờ chấp thuận “lương duyên” EU-Ukraine?
Dù không mong muốn Ukraine ký thoả thuận thương mại với EU nhưng trong một động thái bất ngờ, Moscow đã chấp thuận để thoả thuận này khởi động sớm.
Ngày 18/5, Liên minh châu Âu (EU) cho biết Nga đã không yêu cầu trì hoãn thêm đối với Thỏa thuận tự do thương mại sâu rộng và toàn diện EU-Ukraine – tâm điểm của cuộc khủng hoảng ở Ukraine, đồng thời chấp thuận thỏa thuận này sẽ khởi động vào năm 2016.
Sau các cuộc đàm phán với giới chức Nga và Ukraine, Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstroem cho biết: “Thỏa thuận thương mại có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 này đã không vấp phải sự phản đối của phái đoàn Nga. Cuộc gặp diễn ra trong bầu không khí rất xây dựng”. Bà Malmstroem còn cho biết thêm rằng thỏa thuận này sẽ không bị sửa đổi và sẽ được thực thi đúng thời điểm.
Một cửa hàng ở Ukraine không còn đủ hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng.
Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev cho biết ông không nêu vấn đề trì hoãn thực thi thỏa thuận trên. Trước đó, các nhà chức trách Nga cho rằng thỏa thuận này sẽ phá hỏng những mối quan hệ và lợi ích kinh tế quan trọng của họ đối với các vệ tinh thuộc Liên Xô cũ.
Thỏa thuận thương mại này là một phần trong Thỏa thuận Liên kết EU từng bị cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bất ngờ phản đối hồi cuối năm 2013, qua đó gây ra các cuộc biểu tình lật đổ vị tổng thống này và cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine.
Thỏa thuận này cuối cùng cũng đã được nhất trí vào năm 2014 và ban đầu dự kiến có hiệu lực vào tháng 1/2015. Tuy nhiên, tới tháng 9/2014, EU đã quyết định trì hoãn công tác thực thi thỏa thuận trong vòng một năm để hỗ trợ các nỗ lực hòa bình trong bối cảnh lực lượng chính phủ Ukraine đàm phán thỏa thuận ngừng bắn đầu tiên với phe ly khai.
Video đang HOT
Thoả thuận thương mại này sẽ dỡ bỏ thuế quan cho khoảng 90% sản phẩm hàng hoá thương mại giữa Ukraine và EU. Chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin từng cảnh báo rằng thoả thuận này có thể dẫn đến việc hàng hoá của châu Âu thông qua Ukraine tràn ngập thị trường Nga vì giữa Kiev và Moscow cũng có một hiệp định thương mại tự do trong khuôn khổ Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS).
Tuy nhiên, với sự chấp thuận lần này, rõ ràng Moscow đã cân nhắc thiệt hơn rất nhiều. Một khi gật đầu, Nga sẽ chứng tỏ được thiện chí của mình với Ukraine và EU, là một trong những tín hiệu tích cực để EU cân nhắc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với nước này.
Mặt khác, trong tương lai gần, Nga có thể tự tin rằng Kiev không dễ từ bỏ mình để đến với châu Âu bởi phần lớn công nghiệp nặng có từ thời Liên Xô cũ của Ukraine đã thiết lập mối quan hệ lâu dài với Nga và việc phải thay đổi để được chấp nhận và cạnh tranh ở thị trường châu Âu là điều không hề dễ dàng.
Khi cuộc chiến ở miền Đông Ukraine bùng phát, Nga đã ra lệnh cấm nhiều mặt hàng có xuất xứ từ Ukraine, thủ tục hải quan cũng khắt khe hơn đồng thời khuyến khích người dân Nga dùng hàng nội địa.
Theo ông Ihor Shchesnyakov (46 tuổi), Giám đốc nhà máy Tiến bộ chuyên sản xuất máy móc của Ukraine cho hay, các đơn hàng từ Nga đã giảm mất 2/3 trong vòng 2 năm qua. Còn doanh thu từ châu Âu và Mỹ mới chỉ tăng không đáng kể
“Châu Âu không cần chúng tôi. Mặc dù, chúng tôi đang cố gắng tiếp cận thị trường châu Âu nhưng thị phần của chúng tôi quá nhỏ và không hề tăng trưởng”, giám đốc nhà máy Tiến bộ nói.
Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê số liệu quốc gia Ukraine, so với năm ngoái, cuộc chiến tại miền đông Ukraine đã khiến hoạt động xuất khẩu sang Nga giảm mất 61,3% xuống còn 1 tỷ USD trong quý I năm 2015. Còn hoạt động xuất khẩu sang EU đã giảm mất 1,3% xuống còn 3,3 tỷ USD. Cũng trong quý I năm nay, GDP của Ukraine đã sụt giảm mất 17,6% trong đó sản lượng công nghiệp giảm 1/5.
Minh Thái (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ quyết định bán tên lửa cho hai nước Đông Nam Á
Chính phủ Mỹ đã chấp thuận đề xuất bán tên lửa không đối không cho Indonesia và Malaysia trong một động thái mà họ cho là nhằm duy trì ổn định ở Đông Nam Á.
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) cho biết trong một tuyên bố rằng nước này đã chấp thuận đề xuất bán tên lửa không đối không Sidewinder và các bộ phận liên quan cho Indonesia. Hợp đồng có trị giá 47 triệu USD.
Một tên lửa Sidewinder.
DSCA hôm qua cho biết: "Việc bán vũ khí này sẽ đóng góp vào các mục tiêu chính sách đối ngoại, lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ bằng cách giúp Indonesia có nhiều khả năng đánh bại các mối đe dọa đối với sự ổn định trong khu vực và tăng cường năng lực quốc phòng của đất nước họ".
DSCA cũng giải thích rằng việc này nhằm giảm sự phụ thuộc của Indonesia vào việc Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào khu vực Đông Nam Á để duy trì sự ổn định. Đồng thời việc này cũng nâng cao khả năng tương tác của Hoa Kỳ với Indonesia.
Sidewinder là một trong những tên lửa chiến đấu được sử dụng rộng rãi nhất trong tác chiến trên không. Hiện nó đang được sử dụng ở hơn 20 quốc gia.
Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng đã chấp thuận một đề xuất bán tên lửa đối không tầm trung tiên tiến (Advanced medium range air-to-air missile - AMRAAM) cho Malaysia với hợp đồng trị giá 21 triệu USD.
DSCA tuyên bố: "Đề xuất bán này sẽ đóng góp vào chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ bằng cách giúp cải thiện an ninh của một đối tác quan trọng, một lực lượng cần thiết cho sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế ở Đông Nam Á".
AMRAAM là tên lửa dẫn đường có khả năng đánh trúng mục tiêu ở ngoài tầm của các súng và tên lửa phòng không dưới mặt đất.
Malaysia hiện đang sử dụng loại tên lửa này trên máy bay F/A-18D mua của Mỹ. Các tên lửa bổ sung sẽ tạo ra một rào cản đối với các mối đe dọa trong khu vực và tăng khả năng tương tác của Malaysia với Hoa Kỳ.
AMRAAM hiện đang được sử dụng rộng rãi ở 36 nước trên thế giới, với các máy bay thích hợp như F-16, F-22 và F-35.
Trần Long (Theo Sputniknews)
Theo VOV
Phớt lờ EU, Đức bán tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân cho Israel Hội đồng An ninh Liên bang Đức đã chấp thuận bán tàu ngầm lớp Dolphin thứ năm cho Israel mà không tham vấn ý kiến của Liên minh châu Âu (EU). Tàu ngầm lớp Dolphin của Israel đi vào thành phố cảng Haifa, miền bắc Israel - Ảnh: Reuters Tàu ngầm Dolphin chạy bằng động cơ diesel-điện và có khả năng trang bị...