Nga được mất gì trong chiến dịch chống IS ở Syria?
Theo Moscow Times, mỗi ngày Nga tiêu tốn khoảng 4 triệu USD trong việc duy trì các hoạt động trong chiến dịch chống IS ở Syria.
Theo Moscow Times, mỗi ngày Nga tiêu tốn khoảng 4 triệu USD trong việc duy trì các hoạt động trong chiến dịch chống IS ở Syria.
Các con số mà HIS Jane’s tổng hợp được cho thấy những vụ ném bom, hỗ trợ chiến dịch, cơ sở vật chất và nhân lực mặt đất, cùng với việc cất giữ các tên lửa hành trình đã “ngốn” của Nga khoảng 80 triệu cho đến 115 triệu USD kể từ khi bắt đầu chiến dịch không kích hôm 30/9.
So sánh với 50 tỷ USD ngân sách quốc phòng Nga năm 2015 thì khoản tiền mà Nga tiêu tốn trong chiến dịch không kích IS ở Syria mới chỉ là một khoản nhỏ. Tuy nhiên, điện Kremlin có thể thấy rằng các chi phí cho cuộc chiến này vẫn còn tiếp tục tăng nhanh. Các nhà phân tích cảnh báo rằng cuộc xung đột tại Syria còn kéo dài nhiều năm và nếu như binh lính của Nga thiệt mạng thì Moscow sẽ ngày càng chìm sâu vào cuộc chiến này.
Nga tiêu tốn khoảng 4 triệu USD cho các hoạt động trong một ngày tại Syria. Nguồn: Atimes
Theo Bộ Quốc phòng Nga, khoảng 36 chiến đấu cơ Nga và 20 trực thăng tấn công đã không kích khoảng 40 mục tiêu mỗi ngày trong suốt 3 tuần qua, nhắm vào các nhóm nổi dậy cũng như các phiến quân của IS.
Mặc dù con số chính xác không được công bố nhưng báo cáo truyền thông cho biết có khoảng 1.500 đến 2.000 nhân viên mặt đất để phục vụ và duy trì hoạt động cho lực lượng không quân, hỗ trợ thông qua các kênh vận chuyển đường không và đường biển từ Biển Đen cũng như không phận của Iran và Iraq. Ngoài ra, một loạt tàu chiến ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải cũng được duy trì để sẵn sàng hỗ trợ khi cần.
Theo HIS, mỗi máy bay chiến đấu tốn khoảng 12.000 USD cho mỗi giờ bay, trực thăng là 3.000 USD/ giờ. Với nhiệm vụ ném bom, ít nhất mỗi chiến đấu cơ sẽ bay 90 phút mỗi ngày và trực thăng là 1 tiếng mỗi ngày, như vậy, Moscow phải chi khoảng 710.000 USD trong vòng 24 tiếng. Cộng thêm vào đó, mỗi ngày, Nga cũng thả khoảng 750.000 USD tiền vũ khí, đạn dược.
IHS cũng ước tính, chi phí cho binh lực vào khoảng 440.000 USD một ngày, giữ tàu chiến ở Địa Trung Hải cần hơn 200.000 USD một ngày. Các chi phí hỗ trợ khác như hậu cần, thu thập tin tình báo, liên lạc và kỹ thuật, thêm vào khoảng 250.000 USD/ ngày.
Video đang HOT
Điều này có nghĩa là chi phí tối thiểu để quân đội Nga duy trì hoạt động tại Syria là 2,4 triệu USD/ ngày. Theo Ben Moores, nhà phân tích cao cấp của HIS, con số này chỉ là ước tính, con số thực tế có thể tăng cao gấp hai lần.
Những tính toàn này không bao gồm chi phí bốc dỡ, vận chuyển bom hay sử dụng các loại vũ khí mặt đất. Con số này vẫn còn cách khá xa so với chi phí triển khai quân đội của Mỹ và Anh ở Iraq và Afghanistan. Một phần là do Nga không mất nhiều khoảng cách để tiếp cận Syria, bên cạnh đó là mức lương binh lính ở Nga cũng như các chi phí cung cấp thấp hơn các nước phương Tây.
Chi phí trên cũng chưa tính việc Nga phóng tên lửa hôm 7/10, trong ngày sinh nhật của Tổng thống Putin. Mỗi tên lửa Kaliber được phóng từ khu vực Caspian tốn 1,2 triệu USD, như vậy tổng chi phí cho việc bắn tên lửa của Nga có thể lên tới 36 triệu USD.
Nga thu được gì sau khi bỏ tiền?
Theo một khía cạnh nào đó, việc can thiệp quân sự của Nga vào Syria đã được thực hiện ở mức rẻ nhất. Nếu so sánh với lực lượng liên minh do Mỹ đứng đầu, đã không kích Syria trong hơn một năm qua, thì con số của Nga vẫn còn rất khiêm tốn. Chiến dịch này của Moscow cũng nhỏ hơn quy mô của các cuộc tập trận mà lực lượng vũ trang Nga tham gia trong vài tháng gần đây.
Một thị trấn tại Syria được giải phóng sau khi Nga tiến hành không kích IS. Nguồn: Sputniks
Dù nhiều bên cho rằng Nga đang khuấy động một cuộc chiến tranh điện tử với việc sử dụng các công nghệ chính xác cao nhưng thực tế cho thấy rất ít các loại vũ khí đắt tiền được sử dụng. Ngoài lần tấn công bằng tên lửa hành trình, hầu hết vũ khí thả xuống Syria đều là các loại bom từ thời Liên Xô mà Nga có rất nhiều.
Số tiền mà Nga sử dụng cho cuộc chiến cũng có thể coi là một dạng đầu tư. Nó đã trở thành một công cụ truyền thông đắc lực, mua lại các vị trí đẹp trên những phương tiện thông tin thế giới về sự quay trở lại của một cường quốc toàn cầu. Nó cho phép Nga thử nghiệm một phương thức chiến tranh mới, cho phép binh sĩ của mình có thêm kinh nghiệm chiến trường, giúp nâng cao năng lực chiến đấu.
Bên cạnh đó, nó còn là nơi giúp quân đội Nga được dịp “quảng cáo” vũ khí trước các khách hàng nước ngoài tiềm năng. Năm ngoái Nga đã xuất khẩu các trang thiết bị quốc phòng trị giá 15,5 tỷ USD, và từ khi bắt đầu không kích Syria, con số này đã tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, theo Vadim Kozulin, nhà phân tích quân sự của Trung tâm PIR, Moscow, những lợi ích này là rất tốt trong giai đoạn đầu của chiến dịch oanh kích chống lại IS của Nga ở Syria, song nó sẽ bớt đi tính hiệu quả nếu cuộc xung đột kéo dài.
Cuộc chiến này có kéo dài?
Mặc dù các quan chức Nga khẳng định sự can thiệp quân sự vào Syria chỉ là tạm thời nhưng vẫn chưa rõ khi nào Moscow sẽ rút khỏi cuộc xung đột đã kéo dài 4 năm này. Các cuộc không kích của Nga đã làm yếu dần lực lượng của quân nổi dậy và phiến quân IS, song vẫn chưa thể chắc chắn được khi nào chính phủ của ông Assad mới có thể giữ vững lãnh thổ mà không cần sự hỗ trợ từ Nga.
Ben Moores phân tích thêm: “IS có một nguồn nhân lực gần như là không giới hạn. Bạn không thể đánh bại một thứ gì có một bể dự trữ dồi dào như vậy… Mỗi năm, ngày càng có nhiều người trẻ ở Trung Đông gia nhập tổ chức này. Nga có thể tiến hành các cuộc không kích hàng ngày trong nhiều năm nhưng cuối cùng cũng chỉ để cân bằng theo cách đó. Sự chiến thắng về mặt quân sự là điều không tưởng”.
Cho đến nay, sự can thiệp của Nga vẫn chưa quá kịch liệt. Tuy nhiên, cuộc chiến này có thể dễ dàng leo thang nếu binh lính Nga bị tử trận, máy bay hay trực thăng của nước này bị bắn hạ.
Theo Infonet
Chiến lược chống IS của Mỹ: Manh mún, thiếu minh bạch
Trong khi chiến dịch không kích của Nga tiếp diễn ở Syria, phương Tây dần nhận ra rằng chiến lược chống IS của Mỹ là manh mún, thiếu minh bạch.
Trong khi chiến dịch không kích của Nga tiếp diễn ở Syria, phương Tây dần nhận ra rằng chiến lược chống IS của Mỹ là manh mún, thiếu minh bạch.
Đó là nhận định của hai nhà phân tích người Mỹ Robbin Laird và Ed Timperlake đăng trên trang mạng Breaking Defense. Tiến sĩ Robbin F. Laird là một nhà phân tích kỳ cựu về các vấn đề quân sự toàn cầu, từng làm việc cho chính phủ Mỹ và nhiều tổ chức tư vấn như Trung tâm Phân tích Hải quân (Center for Naval Analysis) và Viện Phân tích Quốc phòng (Institute for Defense Analysis).
Tiến sĩ Robbin F. Laird (trái) là một nhà phân tích kỳ cựu về các vấn đề quân sự toàn cầu, từng làm việc cho chính phủ Mỹ và nhiều tổ chức tư vấn.
Theo hai nhà phân tích Robbin Laird và Ed Timperlake, Mỹ đã chỉ trích chiến dịch không kích của Nga ở Syria, kể từ khi nó bắt đầu vào ngày 30/9/2015. Nhưng ngay từ đầu, Nga đã hành động phù hợp với luật pháp quốc tế và theo yêu cầu của chính phủ hợp pháp ở Syria.
Mỹ hiện không ở vào vị thế có thể dạy người khác về đạo lý. Vụ ném bom vào Tổ chức Bác sĩ không biên giới tại một bệnh viện ở Kunduz và vụ tờ The Intercept tiết lộ về thương vong dân thường của các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã làm giảm sút đáng kể uy tín của Mỹ ở nước ngoài.
Ngoài việc mất uy tín về đạo đức, chiến lược chống IS của Mỹ đã chứng tỏ là manh mún, lộn xộn, thiếu minh bạch và không hiệu quả. Hai nhà phân tích Robbin Laird và Ed Timperlake viết: "So sánh với chiến lược của Nga ở Syria, chiến lược của Mỹ là không rõ ràng và việc sử dụng quân đội Mỹ để hỗ trợ chiến lược rời rạc manh mún này đã bộc lộ khá nhiều nhược điểm. Có những giới hạn rõ ràng trong việc sử dụng công nghệ UAV trừ những trường hợp đặc biệt, cụ thể là chiếm lĩnh được không phận và có mục đích chiến lược rõ ràng".
Sự manh mún không rõ ràng này không chỉ biểu hiện qua chiến lược quân sự của Lầu Năm Góc, mà còn hiện hữu trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama. Hành động quân sự của Nga đã bộc lộ những nhược điểm chiến lược của chính quyền Obama, trong đó có việc chọc tức Israel và tiến hành một chiến dịch không kích "rất yếu kém, nặng về phô trương".
Hai nhà phân tích Laird và Timperlake cũng chỉ ra rằng phương Tây đã vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc: "(Tổng thống) Putin đang ủng hộ một chính phủ hiện hữu, chính phủ của Assad. Mọi người nên nhớ rằng ưu tiên trong Hiến chương LHQ là hỗ trợ chính phủ hợp pháp và việc Nga coi các cuộc không kích của phương Tây ở Syria là bất hợp pháp theo Hiến chương Liên Hợp Quốc không có gì là quá đáng. Hành động hỗ trợ (chế độ) Assad của Nga cũng phơi bày sự thiếu minh bạch của &'bên kia' (phương Tây), khi hỗ trợ một mớ hỗn độn bao gồm các đối thủ của ông Assad: từ ISIL đến các đối thủ thực sự chính đáng".
Theo hai nhà phân tích nói trên, việc hỗ trợ chính phủ hợp pháp là chìa khóa của thành công: "Với một lực lượng quân sự trên mặt đất, cụ thể là người của (Tổng thống) Assad, và hỗ trợ chính phủ Syria hợp pháp, không quân Nga có thể dựa vào các lực lượng Syria để tìm kiếm và xác định mục tiêu ...Điều quan trọng là việc đề ra một chiến lược rõ ràng cũng như các vũ khí khí tài được sử dụng".
Hai ông Robbin Laird và Ed Timperlake kết luận: Nếu muốn duy trì bất kỳ ảnh hưởng nào trong cuộc xung đột ở Syria, chính quyền Obama cần xét lại các ưu tiên và nói: "Chính quyền Obama phải thừa nhận rằng thời thế đã đổi thay và các phương pháp chống nổi dậy mà Mỹ từng theo đuổi trong thập kỷ qua ... là đã lỗi thời".
Minh Châu (Theo Sputnik News)
Theo_Kiến Thức
Số người chết do giẫm đạp tại Mecca chính thức "lập kỷ lục" Theo hãng tin AP, số người chết chính thức trong vụ giẫm đạp tại thánh địa Mecca hồi 24-9 vừa qua đã vượt qua con số 1.450 người, với 769 nạn nhân là công dân của Ả Rập Saudi. Có đến 19 quốc gia có công dân là nạn nhân của vụ giẫm đạp kinh hoàng này.Với con số này, vụ giẫm đạp...