Nga được gì từ chiến dịch tác chiến rầm rộ tại Syria?
Đô đốc Hải quân Nga đã gọi cuộc triển khai kéo dài 5 tháng của nhóm tác chiến tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov ngoài khơi Syria là một trong những sứ mệnh vĩ đại nhất trong lịch sử hải quân Nga. Đợt triển khai này được cho là tiêu tốn 168 triệu USD.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của hải quân Nga (Ảnh: Dailysabah)
Chiến dịch tác chiến đầu tiên
Nhóm tác chiến tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đã trở lại trụ sở Hạm đội phương Bắc của Nga tại Severomorsk hôm 9/2. Cuộc triển khai kéo dài 5 tháng tới Syria là chiến dịch hải quân dài nhất của Nga kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Chiến dịch đã cho phép tàu sân bay Kuznetsov đóng từ thời Liên Xô và tàu tuần dương lớn nhất thế giới, Peter Đại đế, tham gia chiến đấu lần đầu tiên.
“Lịch sử của Hải quân Mỹ đã chứng kiến những chiến thắng cả vĩ đại và khiêm nhường”, Moscow Times dẫn lời Tư lệnh hải quân Nga, Đô đốc Vladimir Korolyov, cho biết hôm 10/2. “Nhưng tôi tin rằng chiến dịch của nhóm tác chiến tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov là một trang đặc biệt trong biên niên sử tác chiến của hạm đội”.
Nhóm tác chiến gồm 8 tàu do tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov dẫn đầu, cùng 40 máy bay chiến đấu và trực thăng các loại, đã được triển khai đến Địa Trung Hải ở ngoài khơi Syria để hỗ trợ chiến dịch chống khủng bố từ tháng 10/2016. Đến ngày 6/1/2017, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh rút biên đội về nước để tạo điều kiện cho đàm phán hòa bình Syria. Cuộc triển khai kéo dài 5 tháng tới Syria là chiến dịch hải quân dài nhất của Nga kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Từ khi nhóm tác chiến tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov rời Severomorsk để tới Syria hôm 15/10, truyền thông Nga đã gọi sứ mệnh của nhóm là cuộc phô diễn quan trọng về sức mạnh của hải quân Nga. Trong khi đó, các nhà quan sát phương Tây lại có một góc nhìn khác: Cuộc triển khai đã cho thấy một số điểm yếu dễ thấy của hải quân Nga.
Nhưng dù thế nào, những lời khen ngợi của Đô đốc Korolyov dành cho hạm đội rất đáng chú.
“Trong các hoạt động chiến đấu chống lại khủng bố, các bạn đã chứng tỏ sự đoàn kết, lòng dũng cảm, sự cống hiến và lòng trung thành đối với hải quân Nga”, ông Korolyov nói với các sĩ quan và thủy thủ đoàn của tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. “Mỗi km di chuyển đã được sử dụng để đối đa hóa ảnh hưởng. Các thành viên của nhóm tàu đã hoạt động thành công cả trên không, trên biển và dưới nước”.
Video đang HOT
Nga công bố video tàu sân bay tác chiến ở ngoài khơi Syria
Cuộc triển khai tại Syria đã cho phép hải quân Nga có sự luyện tập cần thiết trong việc vận hành tàu sân bay Kuznetsov. Được hoàn thành vào cuối Chiến tranh Lạnh, tàu sân bay Kuznetsov chưa từng tham gia chiến đấu. Thực tế, không tàu nào trong nhóm tác chiến, trong đó có cả tàu tuần dương Peter Đại tế và vài tàu chiến nhỏ khác, từng tham gia chiến đấu.
Kết thúc chiến dịch, những con số được Bộ Quốc phòng Nga nêu ra rất ấn tượng. Trong 2 tháng, tàu sân bay Kuznetsov đóng ngoài khơi Syria, Bộ Quốc phòng Nga cho biết tàu Kuznetsov đã tiến hành 420 cuộc xuất kích, 117 trong số đó là các sứ mệnh trong đêm. Trong toàn chiến dịch, Bộ khẳng định tàu đã phá hủy hơn 1.000 mục tiêu khủng bố tại Syria.
Mặc dù vậy, các nhà phân tích đã đặt dấu hỏi về các con số này, cho rằng số lần xuất kích thực tế là gần 150. Trong cuộc triển khai, ít nhất một số máy bay của tàu sân bay Kuznetsov đã được chuyển tới căn cứ không quân do Nga kiểm soát tại Syria, điều khiến việc thống kê trở nên khó khăn. Tại căn cứ này, các máy bay được tiếp nhiên liệu và trang bị vũ khí cho các sứ mệnh tầm xa hơn.
Hai chiến đấu cơ rơi xuống biển
Cuộc triển khai cũng không phải là không gặp sự cố.
Kuznetsov đã mất 2 máy bay, một chiếc MiG-29 và một chiếc Su-33. Cả hai máy bay này đều không phải là bị hỏa lực đối phương bắn rơi. Mà thay vào đó, các máy bay này bị rơi do các sự cố liên quan tới hệ thống phóng máy bay của tàu sân bay Kuznetsov. Su-33 đã rơi xuống biển sau khi cáp hãm đà bị đứt. Trục trặc tương tự lại xảy ra sau đó khi một chiếc MiG-29 cố gắng hạ cánh. Chiếc MiG đã rơi xuống biển. May mắn là trực thăng từ tàu sân bay Kuznetsov đã giải cứu các phi công từ các máy bay chiến đấu gặp nạn.
Một cuộc điều tra do hãng tin RBK của Nga tiến hành, công bố ngày 7/2, cho biết toàn bộ chi phí của cuộc triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay Kuznetsov là 168 triệu USD. Chi phí này có đáng giá hay không phụ thuộc vào 2 yếu tố: Liệu nhóm tác chiến đã chứng tỏ thanh thế của hải quân Nga và liệu hải quân Nga có rút ra được gì từ chiến dịch?
Máy bay chiến đấu trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov (Ảnh: Sputnik)
Khi nào Nga có tàu sân bay mới?
Nhưng cuộc triển khai chiến đấu đầu tiên của bất kỳ nhóm chiến đấu nào cũng luôn gặp phải các vấn đề. Đối với tàu sân bay Kuznetsov, thực tế là còn nhiều vấn đề hơn. “Máy bay hoạt động trên tàu sân bay thực sự là điều khó khăn nhất mà bạn có thể gặp phải trên biển, vì nó đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm để tránh thất bại”, ông Michael Kofman, một chuyên gia về hải quân Nga tại viện nghiên cứu CNA tại Virginia, Mỹ.
Nhưng ngoài những khó khăn thông thường của các hoạt động tàu sân bay, Kuznetsov còn cho thấy những điểm yếu lớn. Con tàu đã cũ và có nhiều vấn đề. Nga cũng đang thiếu các phi công giỏi để hoạt động trên tàu sân bay, và một số tàu sân bay mới hơn vẫn đang được lên kế hoạch, ông Kofman nhận định.
Đô đốc Korolyov cho hay các kinh nghiệm của Kuznetsov trong chuyến triển khai vừa qua giờ đây sẽ được sử dụng cho việc thiết kế và phát triển các tàu chiến của Nga trong tương lai. Trong 3 năm qua, các đô đốc Nga đã tiết lộ rằng Nga sẽ chế tạo một tàu sân bay mới. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ mong ước lâu nay của các quan chức quân đội Nga, trong khi những người khác tỏ ra ngờ vực.
Vài thiết kế tàu sân bay mới đã được đề xuất từ năm 2014, khi Pháp phản đối Moscow sáp nhập bán đảo Crimea bằng cách hủy bàn giao 2 tàu sân bay trực thăng lớp Mistral được chế tạo cho hải quân Nga.
Và mặc dù Nga có thể phải 20 năm nữa mới sở hữu một tàu sân bay mới nhưng những điểm yếu của Kuznetsov đã cho thấy tàu sân bay tương lai phải khắc phục được những nhược điểm đó.
“Nhưng điều quan trọng nhất là họ không có nhu cầu thực sự đối với một tàu sân bay. Kuznetsov là một biểu tượng địa vị đắt đỏ mà thỉnh thoảng nó lại phải ra khơi và vờ như có khả năng tác chiến. Và mỗi khi như vậy, những sự cố lại có thể xảy ra”, ông Kofman nói.
An Bình
Theo Dantri
Vì sao Putin quyết định rút lực lượng khỏi chiến trường Syria?
Nga đang bắt đầu rút lực lượng khỏi Syria theo lệnh của Tổng thống Putin và nhóm tàu sân bay của nước này sẽ rút đầu tiên, Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga tuyên bố.
Theo BBC, tuyên bố trên được đưa ra ngay sau khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vừa môi giới thành công một thỏa thuận ngừng bắn ở Syria, được Liên Hợp Quốc ủng hộ.
Trong một tuyên bố, Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, Tướng Valery Gerasimov nhấn mạnh: "Theo quyết định của Tư lệnh Tối cao của Các lực lượng vũ trang Nga, Tổng thống Vladimir Putin, Bộ Quốc phòng Nga đang bắt đầu rút bớt các lực lượng đã triển khai ở Syria".
Tướng Gerasimov cũng xác nhận rằng, vào 0 giờ ngày 30.12.2016, lệnh chấm dứt chiến sự có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Syria, không áp dụng cho các nhóm khủng bố quốc tế.
Trong khi đó, chỉ huy các lực lượng Nga tại Syria, Tướng Andrei Kartapolov cho biết, nhiệm vụ của nhóm tàu sân bay Nga tại Syria đã hoàn thành.
"Cùng với các lực lượng và phương tiện của nhóm phòng không quân đội Nga ở Syria, trên cơ sở các hệ thống phòng không hiện đại S-300 và S-400 đã lập ra hệ thống phòng không thống nhất, đảm bảo an ninh đáng tin cậy của các đối tượng trên đất liền và trên biển. Trong vòng hai tháng tham gia hoạt động chiến sự, các phi công hàng không hải quân Nga đã thực hiện 420 phi vụ, trong đó có 117 vụ vào ban đêm, tiêu diệt 1.252 mục tiêu của bọn khủng bố", tướng Kartapolov nhấn mạnh.
Nga phát động chiến dịch quân sự ở Syria từ tháng 9.2015 để tiêu diệt các nhóm khủng bố bao gồm Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Syria. Các tàu thuộc hải quân Nga hoạt động ở Syria đang được dẫn đầu bởi tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov và nay nhóm tàu sân bay này sẽ là lực lượng rút khỏi chiến trường đầu tiên.
Theo đó, vai trò quân sự của Nga tại Syria vẫn tiếp tục và sức mạnh không quân của nước này vẫn quyết định cục diện trên chiến trường.Đây không phải là lần đầu tiên Nga rút bớt lực lượng khỏi Syria. Tháng 3 năm nay, Tổng thống Putin đã tuyên bố về việc rút quân khỏi Syria và một số máy bay chiến đấu của Nga đã bay về nước. Tuy nhiên, Nga nhưng vẫn tiếp tục các cuộc không kích chống khủng bố ở Syria.
Nga không tuyên bố lý do rút lực lượng khỏi Syria nhưng theo BBC, việc Tổng thống Putin quyết định đưa nhóm tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov về nước có thể phản ánh quan điểm của Moscow rằng, sau chiến thắng ở Aleppo và chính quyền Tổng thống Syria Assad đã củng cố vững chắc quyền lực, giai đoạn quan trọng trong cuộc chiến Syria đã đi qua. Trước đó, Nga tính triển khai lâu dài nhóm tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov tại Syria.
Theo Danviet
Mỹ rút hết tàu sân bay, tàu Kuznetsov tuần tra toàn cầu Trong năm 2017, Hạm đội Phương Bắc của Hải quân Nga sẽ đảm bảo sự hiện diện trên khắp các đại dương toàn thế giới. Động thái bất ngờ Theo hãng thông tấn Sputnik, cụm tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower đã rút khỏi Trung Đông và trở về căn cứ hải quân Norfolk, bang Virginia, Mỹ đánh dấu việc hải quân...