Nga dùng tên lửa phòng không diệt tàu chiến
Tàu tuần dương Varyag phóng tên lửa phòng không, phá hủy mục tiêu mô phỏng tàu địch trong đợt diễn tập tại Thái Bình Dương.
“Biên đội gồm tàu tuần dương Varyag, soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, và tàu khu trục Nguyên soái Shaposhnikov đã diễn tập bắn pháo và tên lửa tại Thái Bình Dương. Đợt diễn tập nhằm kiểm tra mức độ tin cậy của các hệ thống vũ khí trong khí hậu nóng ẩm”, văn phòng báo chí Hạm đội Thái Bình Dương hải quân Nga hôm nay ra thông cáo cho biết.
Tuần dương hạm Varyag trên Thái Bình Dương hồi năm 2018. Ảnh: TASS .
Hai tàu chiến đã diễn tập đánh trả đòn tấn công đường không của đối phương giả định và diệt mục tiêu mô phỏng chiến hạm. Các tàu sử dụng hải pháo AK-130 cỡ nòng 130 mm, hải pháo đa năng A-190 cỡ 100 mm, hệ thống phòng thủ cực gần AK-630 và cả tên lửa phòng không Osa, kết hợp với biện pháp tác chiến điện tử để tiêu diệt mục tiêu.
Hải quân Nga cho biết tàu tuần dương Varyag cũng phóng tên lửa Osa-MA để diệt mục tiêu mô phỏng tàu chiến cỡ nhỏ của đối phương. Chiến hạm này mang được tối đa 40 tên lửa thuộc hệ thống Osa-MA, mỗi quả có tầm bắn 15 km, tốc độ hơn 3.700 km/h và mang đầu đạn nổ mảnh nặng 16 kg, đủ sức gây hư hại các tàu chiến hiện đại và phá hủy những loại tàu cỡ nhỏ.
Bộ Quốc phòng Nga cuối tháng 6 cho biết hải quân nước này tiến hành đợt diễn tập quy mô lớn trên Thái Bình Dương với 20 tàu chiến và 20 máy bay, trong đó có tàu tuần dương Varyag, khu trục hạm Đô đốc Shaposhnikov, hộ vệ hạm Aldar Tsydenzhapov, Gromky và Sovershenniy.
Cuộc diễn tập quy mô lớn của hải quân Nga diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga ở châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm việc Mỹ tuyên bố sẽ triển khai tên lửa tầm trung tại khu vực sau khi rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Nội bộ Anh có thể hục hặc vì chiến hạm áp sát Crimea
Bộ Quốc phòng Anh đề xuất điều tàu chiến áp sát Crimea, nhưng bị Bộ Ngoại giao phản đối, buộc Thủ tướng Johnson phải ra quyết định cuối cùng.
Tờ Telegraph của Anh hôm nay tiết lộ Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace là người đã đưa ra đề xuất triển khai một chiến hạm tiến vào phạm vi 12 hải lý quanh bán đảo Crimea.
Tuy nhiên, sau khi nhận được thông tin về lộ trình của chiến hạm, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã phản đối, cảnh báo Nga có thể phản ứng với hải trình của tàu khu trục HMS Defender trên Biển Đen.
Nguồn tin quốc phòng cho biết đã xảy ra tranh cãi trong nội bộ chính phủ Anh sau khi Bộ Ngoại giao bày tỏ lo ngại về chuyến di chuyển của tàu khu trục vào vùng biển tranh chấp. Kế hoạch sau đó được chuyển tới Thủ tướng Anh Boris Johnson để ra quyết định cuối cùng.
Johnson bày tỏ sự ủng hộ với đề xuất của Bộ Quốc phòng và chỉ thị thực hiện nhiệm vụ được gửi đến khu trục hạm Anh hôm 21/6, hai ngày trước khi nó tiến vào vùng biển 12 hải lý ngoài khơi bán đảo Crimea.
Cuộc chạm trán giữa HMS Defender với lực lượng Nga hôm 23/6. Video: BBC .
Những cuộc thảo luận trong chính phủ Anh cho thấy các quan chức nước này đã lường trước rủi ro mà HMS Defender phải đối mặt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, dù tất cả các cơ quan chính phủ đều ủng hộ thực thi quyền di chuyển vô hại của chiến hạm Anh trên biển.
Thủ tướng Johnson hôm 24/6 từ chối xác nhận liệu ông có trực tiếp phê duyệt chuyến di chuyển của HMS Defender hay không. "Đó là vấn đề của Bộ Quốc phòng, nhưng tôi nghĩ sử dụng vùng biển quốc tế là điều hoàn toàn phù hợp. Chúng ta cần thể hiện luật pháp và theo đuổi quyền tự do hàng hải theo cách của mình, đó là chọn tuyến đường ngắn nhất giữa hai điểm", ông nói thêm.
Một số nguồn tin chính phủ Anh đã bác bỏ việc xuất hiện tranh cãi nội bộ vì nhiệm vụ này. "Chúng tôi là một đại gia đình hạnh phúc", quan chức quốc phòng giấu tên cho hay.
"Ông Raab ủng hộ quyền di chuyển vô hại của HMS Defender qua vùng biển Ukraine", một nguồn tin trong Bộ Ngoại giao Anh tiết lộ.
Vị trí chiến hạm Anh chạm trán tàu biên phòng, cường kích Nga ngoài khơi Crimea. Đồ họa: Salten News .
Sau khi tiến vào phạm vi 12 hải lý gần Crimea, HMS Defender đã bị hai tàu biên phòng Nga xua đuổi và bắn cảnh cáo, trong khi hàng chục tiêm kích, cường kích xuất hiện trên đầu. Nga tuyên bố đã thả một số quả bom trên tuyến đường đi của tàu chiến Anh để "dằn mặt".
Quân đội Nga cáo buộc HMS Defender tiến vào sâu 3 km trong lãnh hải nước này ở ngoài khơi Mũi Fiolent trên bán đảo Crimea. "Chúng tôi đã cảnh báo sẽ sử dụng vũ lực nếu họ xâm phạm biên giới Nga, nhưng tàu Anh không phản ứng. Một tàu tuần tra Nga bắn cảnh cáo, sau đó cường kích Su-24 thả 4 quả bom trên đường đi của tàu khu trục. Chiến hạm này đã rời đi ngay sau những phát bắn cảnh cáo", thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga có đoạn.
Bộ Quốc phòng Anh bác thông tin, khẳng định không có phát súng cảnh cáo hay quả bom nào được ném gần chiến hạm của nước này.
Mỹ có thể giảm quy mô hạm đội tương lai Hải quân Mỹ lên kế hoạch chỉ sở hữu hạm đội 321 tàu chiến trong tương lai, từ bỏ mục tiêu vận hành 355 chiến hạm. Hải quân Mỹ ngày 18/6 trình lên quốc hội tài liệu cập nhật về kế hoạch xây dựng hạm đội dài hạn, với mục tiêu sở hữu tối thiểu 321, tối đa 372 chiến hạm có người...