Nga dựng tấm chắn bảo vệ nhà máy Zaporizhzhia trước lo ngại xảy ra thảm hoạ hơn cả Chernobyl
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đang phải hứng chịu những đợt tấn công liên tục trong khi đó đã xuất hiện cảnh báo rằng hư hỏng các bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng ở đây có nguy cơ giải phóng chất phóng xạ vào khí quyển, gây ra những hậu quả khó lường, thậm chí nghiêm trọng hơn cả thảm họa Chernobyl.
Các tấm chắn bảo vệ các bể chứa nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Ảnh: Telegram/Vladimir Rogov
Nga đang xây dựng một mái vòm gồm các tấm chắn bảo vệ các bể chứa nhiên liệu phóng xạ đã qua sử dụng tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Theo đài RT ngày 17/12, quan chức cấp cao khu vực Vladimir Rogov đã đăng lên Telegram đoạn video ngắn về công việc đang diễn ra. Video cho thấy các kỹ thuật viên đang dựng các tấm chắn trên các bể chứa nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
Quan chức này giải thích rằng thiết kế hệ thống trên là để bảo vệ các bể chứa khỏi mảnh đạn và các thiết bị nổ tự tạo do máy bay không người lái mang theo, đồng thời cho biết thêm mái vòm sẽ được gia cố thêm sau này.
Trước đó, Tập đoàn năng lượng hạt nhân Rosatom của Nga đã cảnh báo rằng hư hỏng các bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng có nguy cơ giải phóng chất phóng xạ vào khí quyển, gây ra những hậu quả khó lường.
Video đang HOT
Công việc xây dựng mái vòm diễn ra trong bối cảnh xảy ra các cuộc tấn công liên tục vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia và thị trấn Energodar gần đó, mà Nga đổ lỗi cho Ukraine. Nga đã nhiều lần nói rằng các cuộc tấn công như vậy có thể dẫn đến thảm họa hạt nhân nghiêm trọng hơn cả thảm họa Chernobyl năm 1986 và ảnh hưởng đến nhiều quốc gia ở châu Âu.
Về phần mình, lúc đầu, Ukraine tuyên bố rằng quân đội Nga đã tấn công nhà máy. Tuy nhiên, bộ tổng tham mưu Ukraine sau đó thừa nhận đã tấn công khu vực xung quanh cơ sở hạt nhân này.
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lớn nhất châu Âu đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga kể từ ngày 28/2.
Các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine là mối quan tâm chính trong gần 10 tháng xung đột tại Ukraine do những lo ngại có thể xảy ra sự cố hạt nhân.
Ngày 5/9, lò phản ứng hoạt động cuối cùng của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đã không còn kết nối với lưới điện sau khi cơ sở này bị ngắt khỏi đường dây điện cuối cùng còn lại.
Energoatom – công ty vận hành nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia – nêu rõ: Tổ phát điện số 6 đã bị đóng và ngắt kết nối với lưới điện vì đám cháy bùng lên do pháo kích.
Zaporizhzhia là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu Âu và có tổng cộng 6 lò phản ứng. Khu vực xung quanh nhà máy xảy ra nhiều vụ tấn công quân sự. Nga và Ukraine cáo buộc nhau pháo kích nhà máy, dẫn tới yêu cầu IAEA thanh sát cơ sở này.
Vùng Zaporizhzhia, cùng với ba vùng lãnh thổ cũ khác của Ukraine là Vùng Kherson, Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugnask đã gia nhập Nga vào mùa thu sau khi tổ chức trưng cầu dân ý. Tuy nhiên, Kiev không công nhận.
Nga tố Ukraine nã pháo nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia
Nga cáo buộc Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine, đang nằm trong quyền kiểm soát của Nga, đã bị Ukraine pháo kích nhưng hiện chưa phát hiện rò rỉ phóng xạ.
Bên ngoài nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở vùng Zaporizhzhia, Ukraine do Nga kiểm soát. Ảnh: Reuters
Thông tin trên được hãng thông tấn Nga TASS dẫn lời một quan chức từ nhà vận hành điện hạt nhân Rosenergoatom của Nga đưa tin ngày 20/11.
Dẫn lời Renat Karchaa, cố vấn Giám đốc điều hành Rosenergoatom, 15 quả đạn pháo đã tấn công các cơ sở của nhà máy.
"Họ không chỉ nã pháo ngày hôm qua mà cả hôm nay, họ đang nã pháo ngay lúc này", quan chức này nói và nhấn mạnh bất kỳ cuộc pháo kích nào vào cơ sở này đều gây ra mối đe dọa đối với an toàn hạt nhân.
Theo hãng TASS, ông Karchaa cho biết các quả đạn pháo đã rơi gần một cơ sở lưu trữ chất thải hạt nhân khô và một tòa nhà chứa nhiên liệu hạt nhân mới, đồng thời cho biết thêm rằng hiện tại không có phát thải phóng xạ nào được phát hiện.
Về phần mình, các quan chức Ukraine không đưa ra bất kỳ phát ngôn nào khi được yêu cầu bình luận về thông tin pháo kích.
Kể từ khi Nga kiểm soát, nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia đã hứng chịu nhiều đợt pháo kích. Cả Kiev và Mokva cáo buộc lẫn nhau chịu trách nhiệm các vụ tấn công và gây ra mối đe doạ tai nạn hạt nhân.
Đây cũng là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, chịu trách nhiệm cung cấp khoảng 1/5 điện năng của Ukraine trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại đây.
Nga ủng hộ hạn chế phổ biến công nghệ quân sự hạt nhân Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moskva ủng hộ hạn chế phổ biến công nghệ quân sự hạt nhân càng nhiều càng tốt. Tổng thống Nga Putin gặp Tổng Giám đốc IAEA Grossi ngày 11/10. Ảnh: Kremlin.ru "Nga kiên quyết ủng hộ tiếp cận bình đẳng với các công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình và hạn chế việc phổ...