Nga dùng Hy Lạp làm lá chắn để chống đỡ EU?
Nga dường như đang muốn dùng Hy Lạp làm lá chắn để chống đỡ EU khi châu Âu đang xem xét lại các biện pháp trừng phạt đối với Moskva.
Nga ký nhiều thỏa thuận kinh tế với Hy Lạp
Ngày 27/5, Tổng thống Putin đã ký nhiều thỏa thuận kinh tế quan trọng với Hy Lạp trong chuyến công du hai ngày tại nước này nhằm thúc đẩy mối quan hệ với một trong số các quốc gia thuộc Liên minh EU.
Các thỏa thuận được ký kết bao gồm các văn kiện hợp tác trong hai lĩnh vực chủ chốt là năng lượng và du lịch.
Cũng nhân dịp này, ông chủ điện Kremlin đã chỉ trích các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và EU đang nhằm vào Nga.
Nga ký nhiều thỏa thuận kinh tế với Hy Lạp
Theo ông Putin, Nga không áp đặt các biện pháp trừng phạt mà chỉ đơn thuần đưa ra các biện pháp ứng phó với các lệnh trừng phạt được áp đặt đối với nước này.
Phát biểu tại buổi họp báo, Tổng thống Putin nhấn mạnh một số yếu tố trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu, vốn đã được triển khai và lắp đạt tại Romania và Ba Lan, là mối đe doạ trực tiếp đối với an ninh nước Nga. Vì vậy, Nga sẽ có những động thái đáp trả thích đáng với những động thái không thân thiện trên.
“Chúng tôi buộc phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh cho mình. Hiện nay, các tên lửa đánh chặn của NATO ở Romania chỉ có tầm bắn 500km nhưng nó có thể tiếp tục tăng lên đến 2.400km và thậm chí thay đổi phần mềm điều khiển để phóng được cả tên lửa tấn công.
Video đang HOT
Đây là điều có khi chính Romania còn không thể biết. Chúng tôi buộc phải đáp trả. Cả thế giới đã thấy được khả năng của tên lửa Nga ở Syria và tên lửa Iskander cũng đã chứng minh được sức mạnh của mình. Chúng cũng không hề vi phạm bất kì thỏa thuận nào”, Tổng thống Putin nói.
Tổng thống Putin khẳng định, những lí lẽ về một hệ thống tên lửa chống Iran nhưng lại nằm gần biên giới Nga là vô cùng vô lí. Nga đã phản đối điều này từ thời Tổng thống Mỹ George Bush nhưng không hề có một câu trả lời thỏa đáng.
Nga dùng Hy Lạp làm lá chắn để chống đỡ EU?
Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Putin đến một nước EU trong vòng 7 tháng qua và nó đến chỉ ít tuần sau khi Brussels vừa quyết định kéo dài lệnh trừng phạt đối với Nga. Giới phân tích cho rằng, dường như điện Kremlin đang muốn dùng Athens làm lá chắn để chống đỡ lại các nguy cơ cấm vận từ EU.
Thực tế thời gian gần đây Hy Lạp luôn đứng về phía Nga trong các lần liên tuyên bố cấm vận hay gia tăng thêm trừng phạt với Moskva vì liên quan đến cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.
Hôm 27/5, phát biểu với báo giới tại thủ đô Athen, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras Tsipras khẳng định rằng các biện pháp trừng phạt phương Tây áp dụng đối với Nga là không hiệu quả.
Nga dùng Hy Lạp làm lá chắn đối phó EU
Theo ông Alexis Tsipras, Hy Lạp đã nhiều lần khẳng định, vòng luẩn quẩn của sự quân phiệt hóa, sự đối đầu kiểu thời kỳ chiến tranh lạnh hay các biện pháp trừng phạt đều không có hiệu quả.
“Giải pháp cho vấn đề này là đối thoại. Mọi người đều thừa nhận, sẽ không thể tồn tại một tương lai cho châu Âu với sự bất đồng sâu sắc giữa Liên minh châu Âu và Nga”, ông Alexis Tsipras nhấn mạnh.
Thực tế, EU đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ tháng 3/2014. Tuy nhiên để tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt đối với Nga, EU cần có sự nhất trí của tất cả các thành viên. Tuy nhiên, với phản ứng hiện nay của Hy Lạp, một thỏa thuận thống nhất giữa các nước là điều gần như không thể.
Hồi tháng 2 năm nay, Athens đã gợi ý cho Nga đỗ ở các hải cảng lớn tại nước này, cho phép lưu thông hàng hoá mà không cần qua eo biển Bosporus và Dardanelles khi phương Tây gia tăng các biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Crimea.
Thị trưởng thành phố Alexandroupolis (Hy Lạp), ông Evangelos Lambakis tuyên bố: “Chúng ta có thể hợp tác trong nhiều lĩnh vực, theo nhiều hướng.
Đặc biệt, thành phố chúng tôi có một trong những hải cảng lớn nhất, cho phép lưu thông hàng hoá mà không cần qua eo biển Bosporus và Dardanelles”.
Trước đó, hồi tháng 3/2015, Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Kotzias cũng đã lên tiếng chỉ trích chính sách của châu Âu trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Trong cuộc trao đổi với báo chí Đức, Ngoại trưởng Kotzias nói: “Đã có tới 14 cuộc gặp cấp bộ trưởng của EU về chủ đề Ukraine. Để làm gì? Không còn vấn đề gì khác ở châu Âu hay sao?”
Ông nói thêm: “Tôi không thấy người ly khai thân Nga nào gây ra các vụ tấn công ở Tây Âu, chỉ có các phần tử thánh chiến từ Paris hay Bỉ”.
Rõ ràng, điện Kremlin đang tỏ ra khôn ngoan khi dùng Hy Lạp làm tấm lá chắn ngăn cản đối phó trước nguy cơ gia tăng thêm các biện pháp cấm vận kinh tế từ EU nhằm vào nước này.
Hồng Sơn (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Thủ tướng Hy Lạp: Các biện pháp trừng phạt Nga không hiệu quả
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras ngày 27/5 nói rằng, các biện pháp trừng phạt phương Tây áp dụng đối với Nga là không hiệu quả.
Tuyên bố được đưa ra nhân chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Hy Lạp nhằm thúc đẩy hợp tác song phương.
Phát biểu với báo giới tại thủ đô Athen, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras Tsipras nói rằng, Hy Lạp đã nhiều lần khẳng định, vòng luẩn quẩn của sự quân phiệt hóa, sự đối đầu kiểu thời kỳ chiến tranh lạnh hay các biện pháp trừng phạt đều không có hiệu quả.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras. (ảnh: ndtv.com).
Giải pháp cho vấn đề này là đối thoại. Mọi người đều thừa nhận, sẽ không thể tồn tại một tương lai cho châu Âu với sự bất đồng sâu sắc giữa Liên minh châu Âu và Nga.
Chuyến thăm Hy Lạp của Tổng thống Nga Putin diễn ra trong bối cảnh, chỉ còn vài tuần nữa, Liên minh châu Âu (EU) sẽ xem xét lại các biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Liên minh châu Âu đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3/2014. Để tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt đối với Nga, Liên minh châu Âu cần có sự nhất trí của tất cả các thành viên. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nước đã tỏ ra lo ngại các biện pháp trừng phạt Nga sẽ tác động xấu đến chính mình.
Theovov.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Tổng thống Putin cảnh báo đặt Ba Lan và Rumani trong tầm ngắm tên lửa Tổng thống Nga cảnh báo, Rumani và Ba Lan có thể sẽ lọt vào tầm ngắm của tên lửa Nga vì các nước này là nơi lắp đặt các bộ phận của hệ thống lá chắn tên lửa. Cảnh báo khắc nghiệt nhất từ trước đến nay của Tổng thống Nga Putin về hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu...