Nga dùng ‘hàng khủng’, chiến trường Ukraine sẽ thế nào ?
Việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo bội siêu thanh tầm trung để tấ.n côn.g Ukraine trở thành bước ngoặt mới trong cuộc xung đột giữa hai bên.
Hôm qua 22.11, Reuters dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trên truyền hình, thông báo nước này tấ.n côn.g một cơ sở quân sự của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo bội siêu thanh tầm trung mới.
Nga ăn miếng trả miếng
Kèm với cảnh báo rằng có thể sẽ có thêm nhiều cuộc tấ.n côn.g tương tự khác, ông Putin cũng cho biết sẽ có cảnh báo cho dân thường trước khi tiến hành các cuộc tấ.n côn.g tiếp theo bằng những loại vũ khí như vậy.
Liên quan vấn đề này, một quan chức của Mỹ cho biết Nga đã thông báo cho Washington ngay trước khi thực hiện cuộc tấ.n côn.g. Một quan chức khác của Mỹ cho biết Washington đã thông báo cho Kyiv và các đồng minh để chuẩn bị cho khả năng Moscow sử dụng loại vũ khí như vậy.
Loại tên lửa trên có tên là Oreshnik (hạt phỉ) thuộc nhóm tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM), đạt tầm bắ.n từ 3.000 – 5.500 km cùng tốc độ Mach 10 (gấp 10 lần vận tốc âm thanh).
Trước khi ông Putin phát biểu trên truyền hình, Ukraine cho rằng Nga đã dùng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) để tấ.n côn.g. Tuy nhiên, theo phân tích của giới quan chức NATO, tên lửa Oreshnik thực chất là một phiên bản của dòng ICBM có tên RS-26 Rubezh. Cũng theo giới chức NATO, tên lửa Oreshnik chỉ được thử nghiệm thành công gần đây và Nga chưa sở hữu nhiều loại tên lửa này.
Lược đồ diễn biến “ăn miếng trả miếng” trong cuộc xung đột Ukraine gần đây. Ảnh ĐỒ HỌA: PHÁT TIẾN
Việc Moscow phóng Oreshnik để tập kích Ukraine được cho là nhằm đáp trả Kyiv ngày 19 và 20.11 đã dùng các loại tên lửa ATACMS và Storm Shadow để tấ.n côn.g lãnh thổ Nga.
Trước đó, sau nhiều tháng từ chối, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden bất ngờ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Washington cung cấp, điển hình như ATACMS, để tấ.n côn.g vào lãnh thổ Nga.
Phát biểu trên truyền hình, ông Putin khẳng định: “Từ khoảnh khắc đó (Ukraine dùng ATACMS và Storm Shadow tấ.n côn.g lãnh thổ Nga – NV), cuộc xung đột ở Ukraine, do phương Tây kích động, đã có những yếu tố mang tính toàn cầu”.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ch.ỉ tríc.h việc Nga dùng IRBM là “một sự leo thang rõ ràng và nghiêm trọng”, nên kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án Moscow.
Tên lửa ‘đạn đạo bội siêu thanh’ Nga bắ.n vào Ukraine: Đáng lo không phải là khoảng cách
Thông điệp của Nga và thế trận của Mỹ
Trả lời Thanh Niên hôm qua 22.11, một chuyên gia tình báo quân sự của Mỹ phân tích: “Nga đã phóng IRBM, chứ không phải ICBM như thông tin ban đầu, để tấ.n côn.g Ukraine. Nhưng trong trường hợp này, việc Nga phóng IRBM hay ICBM đều có ý nghĩa giống nhau”.
Cụ thể hơn, vị chuyên gia chỉ ra: “Ở đây, Tổng thống Putin đã cho phóng một tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân để trả đũa việc Ukraine dùng vũ khí tầm xa tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga. Đó là phản ứng leo thang của Moscow đối với sự leo thang của Kyiv thông qua các cuộc tấ.n côn.g tầm xa sâu vào Nga. Nó như việc tàu chiến n.ổ sún.g về phía mũi tàu đối phương để cảnh báo. Đó là lời cảnh báo rằng đối phương không được lặp lại bất kỳ hành vi nào tương tự, nếu không thì phát sún.g tiếp theo có thể gây thiệt hại lớn hơn”.
“Tổng thống Putin đang cảnh báo rằng tên lửa bắ.n sâu vào lãnh thổ Nga có thể kích hoạt một loạt tên lửa đạn đạo. Tất nhiên, Moscow cũng ngụ ý khả năng tấ.n côn.g hạt nhân. Nhưng thực tế nếu Nga dùng vũ khí hạt nhân tấ.n côn.g Ukraine, trong thời tiết hiện nay với nhiều cơn gió, thì bức xạ hạt nhân phát ra sẽ ảnh hưởng đến Belarus, Nga và các thành viên NATO lân cận ở mức độ nghiêm trọng gần ngang với Ukraine. Vì vậy, Moscow sẽ đáp trả mọi cuộc tấ.n côn.g sâu vào Ukraine bằng cách phóng 2 – 4 tên lửa vào các mục tiêu quan trọng của Ukraine”, vị chuyên gia phân tích thêm.
Ông cũng đán.h giá: “Tổng thống Biden đã cho phép Ukraine được dùng tên lửa tầm xa để tấ.n côn.g lãnh thổ Nga, đồng thời cung cấp mìn cho Ukraine để cản bước quân Nga tiến sâu. Có lẽ, Tổng thống Biden làm như thế để tạo điều kiện đàm phán hòa bình trong tương lai bằng cách ra hiệu với ông Putin rằng Moscow sẽ phải chịu thiệt hại ngày càng tăng trong nước và năng lực kiểm soát thêm lãnh thổ Ukraine sẽ trở nên khó khăn hơn khi xung đột vẫn tiếp diễn”.
Tướng Triều Tiên bị thương khi Ukraine tấ.n côn.g Kursk ?
Báo The Wall Street Journal ngày 21.11 dẫn lời các quan chức phương Tây cho hay một vị tướng của CHDCND Triều Tiên đã bị thương trong đợt tấ.n côn.g của lực lượng Ukraine tại tỉnh Kursk thuộc Nga. Tờ báo lưu ý đây là lần đầu tiên phương Tây đề cập thương vong của quan chức cấp cao quân đội Triều Tiên liên quan chiến sự Ukraine. Danh tính và tình trạng của vị tướng Triều Tiên nói trên không được tiết lộ.
Trước đó, truyền thông loan tin Bình Nhưỡng đã cử thượng tướng Kim Yong-bok đến Nga để theo sát hoạt động của quân đội Triều Tiên. Bình Nhưỡng chưa phản hồi về thông tin vị tướng bị thương. Những tuần qua, Mỹ và Ukraine cáo buộc Bình Nhưỡng điều hàng ngàn binh sĩ đến Nga, với một số đơn vị đã đối đầu Ukraine tại Kursk.
NATO và Ukraine họp khẩn cấp sau vụ Nga tấ.n côn.g bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik
Ngày 26/11 tới, NATO và Ukraine sẽ họp khẩn cấp sau khi Nga tấ.n côn.g vào một thành phố trung tâm của Ukraine bằng một tên lửa đạn đạo siêu thanh và tuyên bố sẽ tiếp tục thử nghiệm loại vũ khí này.
Với việc phóng tên lửa Oreshnik, Nga dường như muốn gửi đi thông điệp rõ ràng về khả năng quân sự, đồng thời nhấn mạnh lập trường cứng rắn trước những áp lực gia tăng từ Ukraine và các quốc gia phương Tây.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết cuộc xung đột đang "bước vào giai đoạn quyết định" và "mang tính chất rất kịch tính. Quốc hội Ukraine đã hủy một phiên họp sau cuộc tấ.n côn.g của Nga vào một cơ sở quân sự ở thành phố Dnipro.
Nga phóng tên lửa đạn đạo siêu thanh (Ảnh: Sputnik)
Trong một tuyên bố cảnh báo nghiêm khắc với phương Tây, Tổng thống Putin cho biết, cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa tầm trung Oreshnik là nhằm trả đũa việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ và Anh có khả năng tấ.n côn.g sâu hơn vào lãnh thổ Nga.
Theo Tổng thống Putin, mặc dù không phải là tên lửa liên lục địa, nhưng tên lửa Oreshnik mạnh ngang với việc sử dụng nhiều tên lửa được trang bị đầu đạn thông thường, có thể gây ra hậu quả tàn khốc như một cuộc tấ.n côn.g bằng vũ khí chiến lược, hoặc vũ khí hạt nhân.
Tướng Sergei Karakayev, người đứng đầu Lực lượng Tên lửa Chiến lược của Nga, cho biết tên lửa Oreshnik có thể tiếp cận các mục tiêu trên khắp châu Âu và được trang bị đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường. Ông cũng cho rằng ngay cả với đầu đạn thông thường, việc sử dụng vũ khí này trên diện rộng cũng có hiệu quả tương đương với việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tiếp tục ch.ỉ tríc.h phương tây cho rằng "những quyết định và hành động liều lĩnh của các nước phương Tây" trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine để tấ.n côn.g Nga.
Lý do Nga sử dụng tên lửa IRBM đáp trả việc Ukraine tấ.n côn.g bằng tên lửa tầm xa Moskva đã gây bất ngờ khi sử dụng tên lửa IRBM tấ.n côn.g thành phố Dnipro của Ukraine nhằm trả đũa việc Kiev dùng tên lửa tầm xa ATACMS và Storm Shadow nhằm vào khu vực Bryansk và Kursk của Liên bang Nga. Hậu quả của cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa của Liên bang Nga vào thành phố Dnipro, tỉnh Dnipropetrovsk của...