Nga dùng gì phá vây JSOW của Mỹ?
Cùng với Không quân và Thủy quân Lục chiến, Hải quân Mỹ quyết định trang bị cho tiêm kích F-35C JSOW C-1 – dòng tên lửa có thể hạ gục cả S-400.
Quyết định trang bị trên được Ban chỉ đạo trang bị của Văn phòng chương trình chung F-35 (JPO) Mỹ đưa ra nhằm tăng cường khả năng tấn công và đòn phối hợp giữa bộ 3 tiêm kích F-35 của Quân đội Mỹ đối với những mục tiêu quan trọng của đối phương, đặc biệt là vũ khí phòng thủ.
Ngoài việc tăng cường tích hợp cho F-35C, Mỹ cũng quyết tăng số lượng tên lửa JSOW C1 cho tiêm kích F/A-18 tạo thành lực lượng đông đảo có thể đồng thời phát động tấn công vào nhiều mục tiêu đối phương.
F-35 khó có thể hoàn thành nhiệm vụ đối phó S-400.
Đại diện Hải quân Mỹ, ông Jamie Cosgrove nói: “Tên lửa được tích hợp với hệ thống kết nối thông tin Link 16, cho phép tấn công cả những mục tiêu di chuyển trên biển, mục tiêu tĩnh trên đất liền. Vũ khí này cũng có thể thay đổi mục tiêu ở giữa đường bay để đảm bảo tấn công mục tiêu có giá trị nhất”.
Với cách trang bị của Mỹ, giới chuyên gia cho rằng, Mỹ đang tạo ra thế trận tấn công từ 3 hướng khác nhau nhằm vào đối phương. Trong đó, F-35A có thể tấn công từ bất kỳ hướng nào trên đất liền, F-35B có thể phát động tấn công khi gần bờ và F-35C phát động tấn công từ xa.
Nếu F-35 đồng loạt xuất kích với JSOW C1 nhằm vào hệ thống phòng không, ngay cả S-400 cũng khó có thể chống đỡ. Nhưng theo giới chuyên gia Nga, dù được coi là khắc tinh của hệ thống S-400 nhưng tên lửa JSOW C1 không hề có bất cứ cơ hội nào để tấn công.
Video đang HOT
Theo ông Konstantin Makienko, Pho giam đôc Cuc Phân tich Chiên lươc va Công nghê Nga, chỉ cần vệ sĩ Pantsir-S1 đi kèm S-400, tên lửa JSOW C1 dù được triển khai trên bất kỳ máy bay nào của Mỹ vẫn không thể tung ra đòn tấn công nếu không muốn nói chúng có thể bị bắn hạ từ khi chưa kịp phát hiện ra S-400.
“Trong phạm vi bán kính 20km và độ cao 16km, sẽ không có máy bay hay phương tiện khí động học nào có thể đến gần địa điểm S-400 đang trực chiến. Bởi trong phạm vi chiến đấu đó, tổ hợp Pantsir-S1 có khả năng đánh bại tất cả các phương tiện không kích hiện tại và tương lai.
Pantsir-S1 được thiết kế sử dụng để bảo vệ cho các cụm khu công nghiệp, trung tâm hành chính, căn cứ quân sự và các cơ sở xã hội, cũng như tạo ra một tấm khiên chắn cho các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa như S-300 và S-400″, ông Konstantin Makienko nói.
Để hoàn thành được nhiệm vụ đánh chặn, hệ thống điều khiển hỏa lực của tổ hợp Pantsir-S1 gồm radar phát hiện và bám mục tiêu, hệ thống quan sát quang-ảnh nhiệt. Chúng cung cấp tham số bắn cho 2 pháo phòng không 2A38M 30 mm và 12 đạn tên lửa phòng không 57E6-E.
Ở tầm xa, Pantsir-S1 sử dụng tên lửa để tiêu diệt mục tiêu với tầm bắn lên tới 20km, tầm cao 16km. Với khả năng của Pantsir-S1, hệ thống vũ khí này đã tạo được chiếc ô che chắn tầm gần cực hiệu quả để những hệ thống S-300/400 yên tâm tác chiến tầm xa.
Với hệ thống S-400, vũ khí này có khả năng bắn hạ tất cả các loại mục tiêu đường không, bao gồm cả tên lửa đạn đạo, với tốc độ phóng gấp 6 lần tốc độ âm thanh. Thậm chí phía Nga còn cho hay, hệ thống này có thể dễ dàng vô hiệu hóa các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ, như chiếc F-22.
S-400 được trang bị tên lửa phòng không tầm cao, tầm xa, có thể tiêu diệt mục tiêu ở độ cao tối đa trên 27.000m. Hệ thống S-400 sử dụng 3 loại tên lửa đánh chặn, bao gồm tên lửa tầm siêu xa 40N6 với tầm bắn tối đa lên đến 400km, tên lửa tầm xa 48N6 với tầm bắn 250km và tên lửa tầm trung 9M96, tầm bắn 120km.
Được biết, mỗi trung đoàn S-400, Nga biên chế 2 hệ thống Pantsir-S1 làm nhiệm vụ bảo vệ. Và với cách bố trí này, S-400 có thể yên tâm tác chiến tầm xa, trong khi nhiệm vụ đối phó với mục tiêu như tên lửa JSOW, Pantsir-S1 hoàn toàn có thể đảm nhận.
Thùy Dung
Chuyện chưa từng có: Thủy quân lục chiến Mỹ thiếu phi công lái F-35
Thủy quân lục chiến Mỹ có thể không có đủ phi công để duy trì các đơn vị tiêm kích tấn công F-35 trong tương lai trong bối cảnh thiếu hụt ngân sách, vị tướng hàng đầu của lực lượng này nói trong một báo cáo mới.
Tiêm kích F-35 của thủy quân lục chiến Mỹ
Trong kế hoạch 10 năm, tư lệnh thủy quân lục chiến Mỹ David Berger cho biết lực lượng này sẽ yêu cầu nghiên cứu mới về số lượng phi đội F-35 có thể có khi họ chuẩn bị thực hiện các đợt cắt giảm binh lực.
"Tôi không tin rằng chúng tôi đã hiểu rõ về yêu cầu thực tế của các phi đội F-35 cho tương lai", tướng Berger nói trong báo cáo được đưa ra gần đây, có tiêu đề "Thiết kế lực lượng 2030", theo Breaking Defense.
"Do đó, thủy quân lục chiến Mỹ sẽ tìm kiếm ít nhất một đánh giá độc lập về Kế hoạch không quân liên quan đến các mục tiêu [Chiến lược quốc phòng quốc gia] và phát triển các khái niệm chiến tranh hải quân và chiến tranh chung," ông nói thêm.
Tướng Berger lưu ý rằng việc đào tạo một phi công F-35 có kinh nghiệm đặc biệt khó khăn.
"Việc tiếp tục không có khả năng xây dựng và duy trì đầy đủ số lượng phi công F-35 khiến chúng tôi phải tính toán lại các chương trình hiện có", ông nói.
Hiện chưa rõ quân đội Mỹ đang thiếu bao nhiêu phi công lái F-35. Thủy quân lục chiến Mỹ đã có một hành trình đầy tham vọng trong năm năm qua để tích hợp F-35 vào hoạt động của lực lượng.
Binh chủng này có kế hoạch mua 420 chiếc F-35, gồm 353 F-35B và 67 F-35C, trong nỗ lực thay thế các cường kích AV-8B Harrier, F / A-18 Hornet và EA-6B Prowler trong thập kỷ tới.
Thủy quân lục chiến Mỹ gần đây đã nhận máy bay phản lực F-35C Joint Strike Fighter đầu tiên, có thể hoạt động trên hàng không mẫu hạm và thực hiện các chuyến bay tầm xa.
Mặc dù năm 2015, thủy quân lục chiến Mỹ đã vận hành biến thể F-35 B có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng trên các tàu tấn công đổ bộ - biến thể C chỉ được đưa vào trang bị trên tàu sân bay trong Phi đội tiêm kích thủy quân lục chiến ở California vào tháng 1 năm nay.
Thủy quân lục đã đi trước Không quân và Hải quân Mỹ về trang bị chiến đấu cơ tàng hình: Đây là binh chủng đầu tiên đạt được khả năng hoạt động ban đầu khi tuyên bố phiên bản F-35B cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đã đứng sẵn sàng chiến đấu vào năm 2015. Năm 2018, F-35B tiến hành cuộc tấn công đầu tiên ở Afghanistan. Ngoài ra, F-35B lần đầu tiên triển khai trên tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp ở Thái Bình Dương vào tháng 3/2018, đánh dấu lần triển khai hoạt động hàng hải đầu tiên của máy bay này.
ANH MINH
Nhật Bản tăng cường Patriot đề phòng Trung Quốc "nhòm ngó" Nhật Bản chính thức đưa lực lượng tên lửa mặt đất phụ trách khu vực biển phía tây nam vào hoạt động, đây là một trong những động thái nhằm bảo vệ an ninh khu vực này trước các hành động của Trung Quốc. Kyodo News cho biết, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) ngày 5/4 đã tổ chức nghi...