Nga dừng dùng giả dược trong thử nghiệm đối với vaccine Sputnik V
Ngày 23/12, Viện nghiên cứu Gamaleya tại thủ đô Moskva, đơn vị phát triển vaccine đầu tiên phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Nga, thông báo các tình nguyện viên tham gia các cuộc thử nghiệm giai đoạn cuối quy mô lớn đối với vaccine Sputnik V sẽ không còn tiếp nhận các giả dược.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Moskva, Nga, ngày 5/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng thông tấn RIA dẫn phát biểu của ông Alexander Ginsburg, Giám đốc viện nghiên cứu Gamaleya, cho biết Bộ Y tế Nga đã cho phép dừng việc tiêm giả dược cho những tình nguyên mới tham gia cuộc thử nghiệm giai đoạn 3. Ông nêu rõ: “Mọi thứ đã được chứng minh và đại dịch vẫn đang diễn ra, vì vậy sử dụng giả dược hoàn toàn không tốt”. Ông Ginsburg cũng cho biết muốn xác định những người đã được tiêm 1 loại giả dược và đề nghị họ tiêm phòng, song “vẫn chưa rõ liệu cơ quan quản lý có cho phép điều này hay không”.
Hồi tháng 8, Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép cho vaccine phòng COVID-19 dù chưa hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 3. Trong tháng 12 này, Nga đã triển khai tiêm vaccine Sputnik V cho các bác sĩ và những nhân viên y tế ở tuyến đầu, với hơn 200.000 người đã được chủng ngừa. Các dữ liệu thử nghiệm sơ bộ được công bố vào tuần trước cho thấy vaccine Sputnik V, được nhà chức trách cấp phép sử dụng hồi tháng 8 năm nay, đạt hiệu quả phòng ngừa lên tới 91,4%. Thử nghiệm giai đoạn 3 đối với loại vaccine này diễn ra tại 29 bệnh viện tại thủ đô Mosvka và có 40.000 người tình nguyện tham gia, với 1/4 số người này được tiêm giả dược. Kết quả cho thấy khả năng mắc COVID-19 ở những người được tiêm vaccine Sputnik V giảm 92% so với những người được tiêm giả dược.
* Trong khi đó, tại Nhật Bản, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Xã hội đang khẩn trương chuẩn bị những bước đi cần thiết để triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 vào đầu năm 2021.
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Bộ trên đã xây dựng dự thảo danh sách các bệnh lý nền được ưu tiên tiêm vaccine ngừa COVID-19, gồm các bệnh về tim mạch, thận, hệ thống hô hấp, suy giảm hệ thống miễn dịch như ung thư. Bệnh ngưng thở trong lúc ngủ phải đáp ứng điều kiện đang trong quá trình theo dõi, điều trị tại bệnh viện, trong khi bệnh béo phì phải đảm bảo chỉ số béo phì BMI trên 30.
Cũng theo Bộ trên, có khoảng 8,2 triệu người trưởng thành thuộc diện được ưu tiên tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Lộ trình tiêm chủng dự kiến sẽ bắt đầu từ cuối tháng 2/2021 với đối tượng đầu tiên là các y bác sỹ; từ cuối tháng 3 sẽ bắt đầu tiêm chủng cho nhóm người già trên 65 tuổi có nguy cơ biến chứng nặng; sau đó sẽ bắt đầu triển khai tiêm chủng cho những trường hợp được ưu tiên theo bệnh lý nền. Danh sách bệnh lý nền thuộc diện ưu tiên và lộ trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 sẽ được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Xã hội Nhật Bản đưa ra thảo luận tại hội nghị chuyên gia ngày 25/12. Sau đó, Chính phủ Nhật Bản đưa ra quyết định chính thức.
Trong tháng này, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua Luật tiêm chủng sửa đổi với các quy định nhằm đẩy nhanh công tác tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trên diện rộng. Toàn bộ kinh phí tiêm chủng sẽ do Chính phủ Nhật Bản chi trả. Chính phủ nước này cũng hỗ trợ khoản tiền bồi thường thiệt hại mà doanh nghiệp phải chi trả cho người bệnh trong trường hợp xảy ra biến chứng sau tiêm chủng. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng quyết định trích hơn 670 tỷ yen (6,3 tỷ USD) trong ngân sách dự phòng tài khóa 2020 để mua vaccine ngừa COVID-19 từ các công ty dược phẩm nước ngoài.
Điện Kremlin tiết lộ lý do ông Putin vẫn chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19
Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19, nhiều tháng sau khi nhà lãnh đạo Nga thông báo Sputnik V là vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên được đăng ký trên thế giới.
Ông Putin đến nay chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19.
Điện Kremlin ngày 24.11 thông báo ông Putin vẫn chưa thể tiêm vaccine vì Sputnik V chưa được chứng nhận, chưa kết thúc quá trình thử nghiệm đại trà.
Nhưng đội ngũ nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch, các quan chức và giáo viên Nga đã được tiêm vaccine.
"Tổng thống chưa thể sử dụng vaccine chưa được chứng nhận", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov trả lời họp báo. Ông Peskov không giải thích sự khác biệt giữa "vaccine được chứng nhận" và "vaccine được đăng ký".
"Việc tiêm vaccine đại trà cho người dân chưa diễn ra. Dĩ nhiên là Tổng thống cũng chưa thể tiêm vaccine với tư cách là tình nguyện viên", ông Peskov nói thêm.
Ông Peskov nói các thử nghiệm sẽ sớm hoàn tất và ông Putin sẽ quyết định khi nào thì mình "cần phải tiêm vaccine".
Cùng ngày, các nhà phát triển vaccine Sputnik V cung cấp các thông tin mới, khẳng định vaccine hiệu quả, an toàn, rẻ và dễ dàng vận chuyển.
Viện Gamaelya - nơi phát triển vaccine và Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) - đơn vị tài trợ tài chính, đã cung cấp các dữ liệu ban đầu về vaccine. Các dữ liệu thu thập được cho thấy Sputnik V đạt hiệu quả 91,4% trong việc ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19. Ước tính có 18.794 tình nguyện viên tham gia tiêm vaccine.
Trong khi đó, các hãng sản xuất vaccine khác như Pfizer và Moderna của Mỹ đã thông báo vaccine của các cơ quan này phát triển đạt hiệu quả từ 94,5-95%.
Viện Gamaelya và RDIF cung thông báo mỗi liều vaccine có giá dưới 10 USD ở thị trường quốc tế và coi đây là mức giá rất cạnh tranh. Mỗi người cần tiêm 2 liều vaccine cách nhau vài tuần. Người dân Nga được tiêm vaccine miễn phí.
Nga cũng thông báo vaccine Sputnik V cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8 độ C. Trong khi đó, vaccine của Pfizer cần được bảo quản ở nhiệt độ lên tới âm 70 độ C. Vaccine của Mordena có thể lưu trữ ở tủ lạnh trong 30 ngày.
Nga tuyên bố vaccine Sputnik V hiệu quả 95% Nga cho biết Sputnik V, loại vaccine Covid-19 do nước này phát triển, đạt hiệu quả 95% theo phân tích lần thứ hai về dữ liệu thử nghiệm lâm sàng. Thông báo hôm nay từ Bộ Y tế Nga, Trung tâm Nghiên cứu Gamaleya và Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) cho hay các tính toán dựa trên dữ liệu sơ bộ...