Nga dừng cấp khí đốt, một vùng lãnh thổ ở châu Âu phải tìm củi sưởi ấm
Lãnh đạo Transnistria, vùng lãnh thổ ly khai khỏi Moldova, đã kêu gọi người dân khu vực này tìm củi để đốt sưởi ấm sau khi Nga dừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine.
Việc Ukraine từ chối gia hạn thỏa thuận trung chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu khiến nhiều hộ gia đình không có hệ thống sưởi ấm và nước nóng để sử dụng (Ảnh: Reuters).
Transnistria – vùng lãnh thổ ly khai khỏi Moldova với cộng đồng dân cư khoảng 450.000 người, chủ yếu nói tiếng Nga, là khu vực đang phải hứng chịu những tác động sâu sắc nhất từ việc Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Trung và Đông Âu qua các đường ống dẫn ở Ukraine.
“Tất cả các ngành công nghiệp đang đình trệ, ngoại trừ lĩnh vực sản xuất thức ăn. Điều này đang tác động trực tiếp tới an ninh lương thực của Transnistria”, Sergei Obolonik, Phó Thủ tướng thứ nhất phụ trách khu vực nói với truyền thông địa phương.
“Còn quá sớm để đán.h giá xem tình hình sẽ diễn biến theo chiều hướng nào. Tuy nhiên, vấn đề lan rộng tới mức, về dài hạn, nếu không được giải quyết thì chúng ta sẽ phải đối diện với những thay đổi không thể đảo ngược, nghĩa là các doanh nghiệp sẽ mất khả năng vực dậy”, ông Obolonik nhấn mạnh.
Từ gần 3 năm nay, kể cả trong điều kiện xung đột leo thang, Ukraine vẫn cho phép Nga vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua các đường ống của nước này.
Mỗi năm, Kiev vẫn thu về gần 1 tỷ USD phí trung chuyển. Thế nhưng, sau khi thỏa thuận kéo dài 5 năm hết hiệu lực ngày 1/1, Ukraine đã quyết định đóng van các đường ống, không gia hạn hợp đồng.
Nhiều nước châu Âu mua khí đốt của Nga như Slovakia và Áo đã chuẩn bị cho tình huống này bằng cách tìm kiếm các nguồn cung khác thay thế. Transnistria, dù có quan hệ gần gũi với Nga, lại chưa sẵn sàng cho kịch bản.
Video đang HOT
Ngày 2/1, công ty năng lượng địa phương ở Transnistria đã yêu cầu các hộ gia đình cắt hệ thống lò sưởi và bình nước nóng, đồng thời kêu gọi người dân hãy giữ ấm bằng việc tập trung lại một phòng, kéo rèm cửa sổ và sử dụng lò sưởi điện.
Vadim Krasnoselsky, lãnh đạo vùng lãnh thổ Transnistria cho biết, dự trữ khí đốt những địa bàn phía bắc chỉ có thể kéo dài được 10 ngày, khu vực phía nam còn có thể lâu hơn nhưng cũng chỉ được khoảng 20 ngày.
Ngày 3/1, viết trên kênh Telegram, ông Krasnoselsky nói rằng: “1.500 tòa chung cư nhiều tầng không có hệ thống sưởi và nước nóng. Gần 72.000 hộ gia đình cá nhân không có khí đốt, 150 lò hơi đốt gas đã phải đóng cửa”.
“Thật may mắn, khu vực của chúng ta còn nhiều củi. Dù sao vẫn còn dự trữ”, ông Krasnoselsky chia sẻ, đồng thời kêu gọi người dân ở những vùng nông thôn hãy chủ động tìm củi đốt ở bất cứ đâu có thể tìm kiếm.
Transnistria là vùng ly khai của Moldova (Ảnh: Euronews.com).
Theo ông Krasnoselsky, nhà máy phát điện chính ở đây đã chuyển từ sử dụng khí đốt sang than nhưng cũng chỉ có thể cung cấp điện cho người dân trong tháng 1 và tháng 2.
Vào cuối tuần này, nhiệt độ tại thủ phủ Tiraspol của Transnistria được dự báo sẽ dao động nhẹ trên mức đóng băng khi một đợt giá lạnh tràn qua phần lớn châu Âu.
Trước khi thỏa thuận trung chuyển với Ukraine hết hạn, Nga thường vẫn cung cấp cho Moldova khoảng 2 tỷ m khí đốt mỗi năm và được vận chuyển bằng các đường ống qua Transnistria.
Châu Âu nhìn chung đã giảm đáng kể sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga kể từ sau khi cuộc chiến ở Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022 nhưng một số nước thuộc khối Đông Âu cũ vẫn phải nhập khẩu khí đốt với số lượng lớn.
Nga ngừng cấp khí đốt qua Ukraine, hàng nghìn người ở Transnistria không được sưởi ấm
Lãnh đạo khu vực Transnistria của Moldova đã kêu gọi người dân đốt củi để sưởi ấm và cảnh báo rằng mất điện là điều không thể tránh khỏi sau khi Nga ngừng cung cấp khí đốt qua Ukraine.
Điểm xuất phát của hệ thống đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 2 ở Ust-Luga, Nga. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Theo kênh CNN, ông Vadim Krasnoselskyi cho biết trong một thông điệp trên Telegram ngày 4/1: "1.500 tòa nhà chung cư cao tầng không có nhiệt sưởi ấm và nước nóng. Gần 72.000 hộ gia đình tư nhân không có khí đốt. 150 nhà máy nồi hơi khí đốt đã bị đóng cửa. May mắn là khu vực của chúng ta nhiều củi. Vẫn còn dự trữ... Chúng ta không thể tránh được tình trạng mất điện luân phiên. Điều này là cần thiết để bảo vệ hệ thống. Tôi chắc chắn rằng mọi người đều hiểu và chấp nhận giai đoạn này. Chính quyền đã xây dựng một lịch trình, dựa trên đó để tổ chức cuộc sống và hoạt động hàng ngày sao cho ít phiền toái nhất".
Ông Krasnoselskyi cũng khuyến khích người dân ở các khu vực nông thôn có bếp đốt củi tìm và đốt củi khi có thể.
Khu vực Transnistria đã rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng kể từ ngày đầu năm mới, khi Ukraine ngừng cho Nga trung chuyển khí đốt sang châu Âu qua lãnh thổ của mình sau khi thỏa thuận hết hạn.
Transnistria đã nhận khí đốt của Nga qua Ukraine cho đến khi nguồn cung bị cắt đứt.
Mặc dù mùa đông châu Âu đến nay tương đối ấm áp, nhưng dự báo nhiệt độ ở thủ phủ Tiraspol của Transnistria sẽ chỉ nhích lên trên mức đóng băng vào cuối tuần này trong bối cảnh một đợt lạnh quét qua hầu hết châu Âu.
Nghị viện của Transnistria đã kêu gọi Điện Kremlin đạt được một thỏa thuận mới với Ukraine về khí đốt vào tháng trước. Trước khi thỏa thuận vận chuyển khí đốt với Ukraine hết hạn, Nga đã cung cấp cho Moldova khoảng 2 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, được bơm qua Transnistria.
Theo hãng tin Reuters, Ukraine có thể mất khoảng 800 triệu USD phí trung chuyển khí đốt Nga mỗi năm, trong khi tập đoàn khí đốt Gazprom thuộc sở hữu của Nga sẽ mất gần 5 tỷ USD doanh thu khí đốt.
Trong khi đó, Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã nói rằng ông có thể cắt giảm nguồn cung điện cho Ukraine và giảm viện trợ cho người tị nạn Ukraina để đáp trả việc Ukraine không gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt.
Châu Âu nhìn chung đã giảm đáng kể phụ thuộc năng lượng Nga từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine hồi tháng 2/2022, nhưng một số khu vực của Khối Đông Âu cũ vẫn nhập khẩu khí đốt với số lượng lớn.
Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine từ ngày 1/1 khi thỏa thuận quá cảnh 5 năm giữa hai nước hết hạn.
Theo số liệu từ công ty vận hành hệ thống vận chuyển khí đốt Ukraine, tính đến 15h GMT ngày 31/12/2024 (tức 23h ngày 31/12 theo giờ Việt Nam), Nga chưa đăng ký bất kỳ lượng khí đốt nào cho ngày 1/1 qua đường ống dẫn khí trên lãnh thổ Ukraine.
Mặc dù đang có xung đột với Nga, nhưng Ukraine vẫn cho phép khí đốt Nga quá cảnh tới châu Âu theo thỏa thuận ký tháng 12/2019, dù nhiều lần tuyên bố sẽ không ký thỏa thuận mới do xung đột hiện nay.
Nga từng cung cấp gần một nửa lượng khí đốt cho Liên minh châu Âu (EU). Mất nguồn cung khí đốt giá rẻ từ Nga đã góp phần thúc đẩy suy giảm kinh tế nghiêm trọng, lạm phát tăng vọt cũng như làm trầm trọng thêm khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
Một ngày sau khi Nga dừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine, ngày 2/1, Ba Lan - nước Chủ tịch luân phiên EU - khẳng định tình hình vẫn ổn định khi tất cả các thành viên đều sử dụng kết hợp nguồn dự trữ mùa đông và nhập khẩu từ nước thứ ba, giúp đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Mặc dù đã có chuyển biến lớn trong xu hướng nhập khẩu, song giá khí đốt không tăng mạnh. Ủy ban châu Âu nhận định hiện có không có quan ngại nào về an ninh nguồn cung.
Moldova sắp áp đặt tình trạng khẩn cấp toàn quốc Quốc hội Moldova ngày 13.12 đã bỏ phiếu thông qua việc áp đặt tình trạng khẩn cấp toàn quốc trong 60 ngày, từ ngày 16.12, khi Nga dự kiến sẽ dừng cung cấp khí đốt cho Moldova qua Ukraine từ ngày 1.1. Theo Reuters, 56 thành viên trong Quốc hội Moldova gồm 101 ghế đã ủng hộ biện pháp trên trong cuộc bỏ...