Nga dừng cấp điện cho Litva
Litgrid, nhà điều hành hệ thống truyền tải điện của Litva, ngày 22/5 thông báo Nga đã ngừng cấp điện cho quốc gia này.
Inter RAO, nhà nhập khẩu điện duy nhất từ Nga sang Litva, đã lên tiếng xác nhận về động thái trên. Đầu tháng này, chi nhánh Bắc Âu của Inter RAO cũng đã ngừng bán điện cho Phần Lan.
Hôm 20/5, Bộ Năng lượng Litva đã thông báo rằng họ sẽ ngừng mua điện của Nga do không thể thanh toán bằng đồng rúp.
Video đang HOT
“Theo quyết định của nhà điều hành sàn giao dịch điện Nord Pool, hoạt động kinh doanh điện sản xuất tại Nga do Inter RAO thực hiện (thông qua công ty con Inter RAO Loiuva) sẽ chấm dứt từ ngày 22/5″, thông báo viết.
Giám đốc điều hành Litgrid Rokas Masiulis cho biết sau khi nguồn cung của Nga ngừng hoạt động, Litva có kế hoạch đáp ứng nhu cầu thông qua các nhà máy điện địa phương và nhập khẩu từ các nước châu Âu khác, chẳng hạn như Thụy Điển, Ba Lan và Latvia. Theo công ty này, lượng điện nhập khẩu của Nga chiếm 16% nhu cầu tiêu thụ của Litva.
Tháng trước, Litva trở thành quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đầu tiên từ chối nhập khẩu khí đốt và dầu mỏ của Moskva.
Áo mở tài khoản thanh toán khí đốt Nga bằng đồng rúp
Hôm 20/5, Tập đoàn dầu khí OMV của Áo cho biết họ đã mở tài khoản ngân hàng Gazprombank để thanh toán khi nhập khẩu khí đốt của Nga.
Tập đoàn dầu khí OMV của Áo. Ảnh:Getty Images
Theo đài RT (Nga), OMV khẳng định kế hoạch thanh toán này không vi phạm lệnh cấm vận hiện tại của Liên minh châu Âu (EU) đối với Moskva. Áo nhập khẩu khoảng 80% khí đốt từ Nga.
"Chúng tôi đã thực hiện quy trình thanh toán mà không vi phạm các lệnh trừng phạt và đảm bảo thanh toán kịp thời cho nguồn cung khí đốt. Chúng tôi coi các nghĩa vụ thanh toán của mình đã hoàn tất với việc chuyển số tiền bằng đồng euro", phát ngôn viên của OMV tuyên bố.
Khi phải đối mặt với lệnh cấm giao dịch bằng đồng euro và USD, Moskva đã đưa ra một cơ chế thanh toán khí đốt mới bằng đồng rúp dành cho các quốc gia "không thân thiện" vào cuối tháng 3. Theo sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin, các quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt Nga sẽ phải thiết lập tài khoản với ngân hàng Gazprombank. Tại đây, các khoản thanh toán bằng đơn vị tiền tệ mà họ lựa chọn sẽ được chuyển đổi sang đồng rúp. Tính đến ngày 12/5, có tổng cộng 20 công ty châu Âu đã mở tài khoản theo yêu cầu mới này.
Một số quốc gia, chẳng hạn như Phần Lan, đã từ chối mở tài khoản thanh toán bằng đồng rúp. Sau đó, họ đã bị Nga tuyên bố cắt nguồn cung từ ngày 21/5. Ba Lan, Hà Lan, Đan Mạch, Bulgaria, Anh, Slovenia và các quốc gia vùng Baltic, cũng đã công khai từ chối cơ chế thanh toán mới. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga sẽ không cung cấp khí đốt tự nhiên miễn phí cho các quốc gia từ chối tôn trọng cơ chế thanh toán này. Ông Peskov tuyên bố: "Nga rõ ràng sẽ không cung cấp miễn phí khí đốt cho bất kỳ quốc gia nào".
Trong khi đó, Mỹ đã thúc giục các nước EU chuyển từ khí đốt Nga sang nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) khan hiếm và đắt đỏ của Mỹ. Song đối với nhiều quốc gia, đây đơn giản không phải là một lựa chọn.
"Áo phụ thuộc 80% vào khí đốt Nga. Việc áp đặt lệnh cấm vận khí đốt hiện không thể thực hiện được đối với chúng tôi, cũng như đối với một số quốc gia khác. Chúng tôi không thể tồn tại nếu không có khí đốt Nga", Bộ trưởng năng lượng Áo Leonore Gewessler cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước.
Các lệnh cấm vận nhằm vào Nga đã khiến chi phí sinh hoạt trên toàn EU tăng vọt. Áo ghi nhận mức lạm phát cao nhất trong 40 năm kể từ tháng 4/2022.
Trong động thái liên quan, hôm 16/5, Bộ trưởng Ngoại giao Áo Alexander Schallenberg khẳng định rằng Áo không phải là thành viên của NATO và không có kế hoạch gia lập liên minh quân sự này trong tương lai gần. Ông nhấn mạnh: "Áo sẽ tiếp tục là một quốc gia trung lập".
Đức, Italy chấp thuận thanh toán khí đốt Nga bằng đồng rúp Đức và Italy đã cho phép các công ty mở tài khoản bằng đồng rúp tại ngân hàng Gazprombank của Nga để tuân thủ cơ chế thanh toán khí đốt mới, tránh bị cắt nguồn cung. Ảnh minh hoạ: Sputnik Theo đài RT (Nga), thông báo trên được đưa ra sau khi 2 nền kinh tế hàng đầu Liên minh châu Âu (EU)...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga có mục tiêu lớn ở Lugansk, Ukraine liệu có rút lui?

Cuộc đấu "cây gậy, củ cà rốt" và yêu cầu cứng rắn của ông Trump - Putin

Pháp mở cuộc điều tra về vụ đe dọa nhằm vào thẩm phán kết án bà Le Pen

Cố vấn An ninh Mỹ dùng email cá nhân để thảo luận bí mật quốc gia

Đặc phái viên Nga sắp đến Washington để đàm phán với giới chức Mỹ

Nỗ lực thực hiện cam kết chấm dứt xung đột Ukraine của ông Trump

"Nàng tiên cá" ở thủy cung bị cá mập cắn tàn tật, quyết kháng cáo đến cùng

Thái Lan có thể mất tới 8 tỷ USD do chính sách thuế của Mỹ

Thái Lan: Phát hiện 70 người còn sống hoặc thi thể ở tòa nhà 30 tầng đổ sập

Ông Trump: Mỹ không xét tư cách thành viên NATO cho Ukraine để lấy đất hiếm

Ông Putin tung chiến thuật khéo léo, thử thách sự kiên nhẫn của ông Trump

Bức ảnh hiếm tiết lộ áp lực đổi mới của Ukraine đảm bảo sự sống còn trong xung đột
Có thể bạn quan tâm

Dắt chó đi dạo, người đàn ông phát hiện 'kho báu' trên bãi biển
Lạ vui
2 phút trước
2 ngư dân ôm can nhựa lênh đênh trên biển Phú Quý 20 giờ
Tin nổi bật
9 phút trước
Phản ứng của cầu thủ ĐT Việt Nam khi bạn gái MC Huyền Trang Mù Tạt đăng status lúc nửa đêm, vừa yêu đã sóng gió?
Sao thể thao
14 phút trước
Phòng bệnh dại khi thời tiết nắng nóng
Sức khỏe
16 phút trước
Bắt 2 đối tượng giả vờ giúp đẩy xe để cướp tài sản
Pháp luật
18 phút trước
Đang viral: Trai Tây nói giọng Huế đặc sệt, tiết lộ 1 thứ "đỉnh cao" ở Việt Nam ai nghe xong cũng gật đầu lia lịa
Netizen
23 phút trước
Nữ diễn viên đẹp chấn động cõi mạng lên truyền hình tuyên bố sốc: "Mẹ chồng yêu cầu tôi ly hôn"
Sao châu á
1 giờ trước
Tiểu thư nổi tiếng của Vbiz: Được ví như Hoa hậu nhí, gia đình thuộc dòng dõi quý tộc
Sao việt
1 giờ trước
Mỹ nam lão hóa ngược đỉnh nhất Trung Quốc: 21 năm nhan sắc không đổi, Phạm Băng Băng cũng muốn lấy làm chồng
Hậu trường phim
1 giờ trước
HIEUTHUHAI hát thế nào mà lại bị so sánh với nam ca sĩ thị phi Lương Bằng Quang?
Nhạc việt
1 giờ trước