Nga đưa “xe tăng bay” Su-25 tái xuất Syria, “chảo lửa” Idlib sắp nóng trở lại?
Nga được cho là đã đưa các máy bay chiến đấu Sukhoi Su-25 trở lại chiến trường Syria sau 1 năm vắng bóng, làm dấy lên những đồn đoán rằng Moscow đang dồn lực lượng chuẩn bị cho chiến dịch quy mô lớn ở Idlib.
Công ty Image Sat có trụ sở ở Israel ngày 15/3 đã công bố một bức ảnh vệ tinh chụp từ trên cao căn cứ không quân Hmeimim của Nga tại Syria, cho thấy Nga dường như đã điều động các máy bay chiến đấu Su-25 trở lại chiến trường này sau 1 năm “im hơi lặng tiếng”, theo Almasdar News.
Máy bay chiến đấu Su-25 của Nga. (Ảnh: the Aviationist.com)
Động thái của Nga diễn ra chỉ vài ngày sau khi không quân Nga mở một chiến dịch tấn công quy mô lớn vào sào huyệt của nhóm khủng bố Hay’at Tahrir Al-Sham (HTS) gần thủ phủ của Idlib.
Theo hãng tin RT, cuộc không kích ngày 13/3 diễn ra sau khi Nga nắm được thông tin rằng, các phần tử khủng bố đang âm mưu dùng các máy bay không người lái tại đây để tấn công căn cứ không quân Hmeimim. Cuộc không kích đã phá hủy một kho đạn dược và cũng là nơi cất giữ phi đội máy bay không người lái của HTS.
Hiện thời, lực lượng quân đội Ả-rập Syria (SAA) đang chuẩn bị một chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm vào các nhóm khủng bố thánh chiến và phiến quân do Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ ở khu vực xuống thang căng thẳng tại Idlib. Giới quan sát cho rằng việc Nga đưa Su-25 trở lại Syria là dấu hiệu cho thấy Nga có thể sẽ tham gia vào một phần của chiến dịch.
Theo Almasdar News, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ không ủng hộ hoàn toàn nếu Nga thực sự tham chiến ở Idlib vì Ankara quan ngại lực lượng do họ ủng hộ sẽ bị ảnh hưởng. Giới quan sát cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ hiện được coi là trở ngại lớn nhất của chiến dịch nói trên vì SAA sẽ không tấn công vào khu vực lực lượng vũ trang của Ankara đang hiện diện quân sự.
Video đang HOT
Su-25 được thiết kế chuyên thực hiện các nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực tầm gần từ trên không. Máy bay còn có một pháo uy lực mạnh 2 nòng cỡ 30mm GSh-2-30 lắp ở mũi máy bay có tốc độ bắn 3.000 phát/phút. Với những loại vũ khí này, Su-25 hoàn toàn có khả năng tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép hạng nặng. Su-25 trang bị 2 động cơ tuabin phản lực R-195 cho phép đạt tốc độ tối đa 975km/h.
Theo Thegioi&VietNam
Thành phố dùng chiến thuật ẩn vào nước khác, tránh bị tấn công trong Thế chiến
Tận dụng vị trí địa lý chiến lược cùng chiến thuật khôn khéo, một thành phố ở nước Đức đã qua mặt hoàn toàn quân địch mà không cần dùng đến bất cứ vũ khí nào.
Trong Thế chiến II, các thành phố và cộng đồng ở Anh, Đức và trên toàn thế giới luôn phải đối diện với "tử thần" từ trên cao. Các máy bay chiến đấu từ cả hai phe Đồng minh và Phát xít liên tục thả bom phá hủy châu Âu với tần suất lớn.
Từ London (Anh), Berlin (Đức) cho đến những thành phố nhỏ hơn, sự hủy diệt đáng sợ từ các đợt ném bom dữ dội đã gây ra sự tàn phá khủng khiếp trên quy mô lớn.
Tuy nhiên, lịch sử cũng chứng kiến một trường hợp hy hữu khi một thành phố ở nước Đức đã tránh được những đợt tấn công của máy bay phe Đồng minh nhờ sự kết hợp giữa hai yếu tố địa lý và may mắn.
Konstanz là thành phố đã có tuổi đời hơn nghìn năm, ra đời từ cuối thời kỳ đồ đá, nằm ở khu vực Bondensee, miền nam nước Đức.
Về mặt địa lý, thành phố này nằm giáp ranh với Thụy Sĩ. Trong Thế chiến II, vị trí này đóng vai trò sống còn trong việc bảo vệ thành phố trước cuộc chiến ác liệt.
Nhờ chiến thuật khôn khéo của chính quyền thành phố, chỉ bằng một hành động, cả thành phố Konstanz bỗng chốc hòa vào một với quốc gia Thụy Sĩ láng giềng.
Theo các tài liệu lịch sử, biên giới giữa thành phố của Konstanz ở Đức và Kreuzlingen ở Thụy Sĩ được thiết lập trong thời gian chiến tranh bùng nổ, nhưng theo bề dày lịch sử, biên giới này thực chất chỉ mang tính hình thức về mặt pháp lý mà không thực sự mang ý nghĩa vạch ngăn cách giữa hai quốc gia đối với người dân sinh sống ở khu vực giáp ranh.
Hay như tạp chí Constance của thành phố chỉ ra thì biên giới với Thụy Sĩ nằm ngay trong lòng thị trấn.
Mặc dù lực lượng quân đội trong Konstanz cũng được trang bị các thiết bị tối tân của quân đội Đức thời kỳ đó như radar quét tàu ngầm, ngư lôi bay... nhưng các vũ khí đã không cần sử dụng khi chính quyền thành phố đã nghĩ ra cách đơn giản hơn rất nhiều để giảm thiểu thương vong và thiệt hại.
Trong khi nhiều thành phố hứng chịu hậu quả nặng nề từ cuộc chiến thảm khốc, Konstanz vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp cùng nhiều công trình kiến trúc quan trọng sau cuộc chiến.
Biên giới này phát huy công dụng hơn bao giờ hết khi trở thành vật ngụy trang hiệu quả cho cả thành phố, che mắt đối phương dễ dàng. Khi máy bay của quân Đồng minh bay qua Đức vào ban đêm để tìm kiếm mục tiêu tấn công, chính quyền thành phố Konstanz cho tắt toàn bộ các thiết bị đèn gần biên giới. Nhờ vậy, khi quan sát từ trên cao, thành phố sẽ trông giống một phần của đất nước Thụy Sĩ - một lãnh thổ trung lập.
Do đó, người dân Konstanz đã may mắn không phải hứng chịu các đợt tấn công của phe Đồng minh và tính mạng vẫn an toàn sau cuộc chiến.
Cách thức này đã đánh lừa thành công các máy bay chiến đấu của kẻ địch. Một mục tiêu tấn công quan trọng của lực lượng quân Đồng minh đã bị bỏ qua một cách dễ dàng.
Một con phố cổ nằm trong thành phố Konstanz (Đức) hiện nay.
Kết quả, sau khi chiến tranh kết thúc, cơ sở hạ tầng cùng nhiều công trình kiến trúc quan trọng trong thành phố vẫn ở trong tình trạng nguyên vẹn. Nhiều kiến trúc của Konstanz đến tận ngày nay hầu như không thay đổi qua nhiều thế kỷ.
Đến tận ngày nay, sự liên hệ mật thiết giữa hai thành phố vẫn tiếp tục duy trì dù những năm tháng chiến tranh lửa đạn đã lùi xa. Mối quan hệ về hợp tác thương mại giữa Đức và Thụy Sĩ và vùng giáp ranh giữa Konstanz và Kreuzlingen phát triển tốt đẹp chính là minh chứng rõ nhất.
Theo Danviet
Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya kêu gọi hợp tác chống khủng bố Ngày 17/02, Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA), được Liên hợp quốc hậu thuẫn, đã kêu gọi hợp tác an ninh và quân sự để chống khủng bố và tội phạm, trong bối cảnh quân đội của Tướng Khalifa Haftar tại miền Đông nước này đang tiếp tục thực thi chiến dịch chống khủng bố ở miền Nam. Hiện trường một...