Nga đưa vũ khí bí mật tới Syria, ném thách thức vào phương Tây
Nga đã hoàn thành việc tạo “vòng cung sắt” trải từ Bắc Cực qua Biển Baltic và Crimea đến Địa Trung Hải, ném sự thách thức nghiêm trọng về phía phương Tây.
Nga có khả năng đã sử dụng một “sức mạnh bí mật” ở Syria để ném những thách thức về phía phương Tây, Micah Halpern bình luận trên tờ The Observer sau khi Đô đốc Alexander Vitko, Tư lệnh Hạm đội Biển Đen cho biết, Hạm đội Địa Trung Hải đang tham gia chiến dịch ở Syria sẽ được bổ sung các tàu ngầm hiện đại trang bị tổ hợp tên lửa Kalibr.
Tàu ngầm Rostov-na-Donu của Nga có khả năng lặn liên tục 45 ngày. Chúng gọn nhẹ, cho phép thực hiện những thao tác phức tạp và tăng tốc độ di chuyển dưới nước lên 40 km/h. Ảnh The Observer
“Đó không chỉ là các tàu ngầm. Chúng còn là những chiếc tàu ngầm ít tiếng ồn và khó phát hiện nhất trên thế giới. Vì thế, NATO gọi chúng là những “Hố đen”, The Observer dẫn bình luận của tác giả Micah Halpern cho hay.
Tàu ngầm Rostov-na-Donu của Nga có khả năng không nổi lên bề mặt nước suốt 45 ngày. Chúng gọn nhẹ, cho phép thực hiện những thao tác phức tạp và tăng tốc độ di chuyển dưới nước lên 40 km/h.
Video đang HOT
Nhờ kích thước không lớn các tàu ngầm này có thể di chuyển tự do trong vùng nước nông, còn độ ồn thấp làm cho chúng trở nên vô hình trước các đối phương.
Tác giả bài viết tin rằng hiện “Hố đen” đã hiện diện ở ngoài khơi bờ biển của Syria, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.
Hạm đội tàu ngầm luôn là một trong những vũ khí bí mật của các cường quốc. Do đó, không ai có thể biết Nga đã có bao nhiêu chiếc “Hố đen”. Nhưng nhiều chuyên gia tin rằng Moscow có 20 chiếc tàu ngầm này và khoảng 6-7 chiếc đang ở trong biển Địa Trung Hải.
Hiện nay bầu trời Syria rất đông đúc với sự hiện diện của không quân đến từ 14 quốc gia. Nga đã triển khai tới khu vực chính phủ Syria kiểm soát các hệ thống phòng thủ tên lửa để kiểm soát không phận của mình, tránh các va chạm.
Tác giả bài viết cho rằng việc Nga triển khai “Hố đen” là để tăng cường sự kiểm soát Địa Trung Hải, nơi cũng đang có rất nhiều tàu ngầm của Mỹ, Anh, Đức, Pháp và Israel đang hoạt động giống như đối với không phận Syria.
Hiện nay Nga có khả năng kiểm soát không chỉ vùng trời mà cả vùng biển Syria. Sau khi điều một hạm đội tàu ngầm mạnh đến đông Địa Trung Hải, Nga đã hoàn thành việc tạo “vòng cung sắt” trải từ Bắc Cực qua Biển Baltic và Crimea đến Địa Trung Hải, ném sự thách thức nghiêm trọng về phía phương Tây, Halpern nhấn mạnh.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Nga "thay máu" hàng loạt máy bay ném bom
Nga sẽ thay thế tất cả máy bay ném bom Su-24 trên Bán đảo Crimea bằng chiến đấu cơ đa năng Su-30SM, có khả năng tấn công các mục tiêu trên không, trên đất liền cũng như bề mặt biển.
Theo người đứng đầu Đơn vị Hải Không quân của Hạm đội Biển Đen của Nga thiếu tá Gennady Zagonov, Nga sẽ thay thế tất cả máy bay ném bom Su-24 đang triển khai cho hạm đội này tại Bán đảo Crimea bởi chiến đấu cơ đa năng Su-30SM Flanker trước năm 2020.
"Việc thay thế hoàn toàn máy bay ném bom Su-24 bằng Su-30SM có khả năng tấn công cả các mục tiêu trên không, trên đất liền lẫn trên biển sẽ được tiến hành", ông cho hay.
Là một chiếc tiêm kích đa dụng, ngoài khả năng cơ động và không chiến linh hoạt, Su-30SM còn có thể thực hiện các cuộc tấn công trên đất liền và trên biển, cũng có thể thực hiện các sứ mệnh chống tác chiến điện tử và cảnh báo sớm, thậm chí có thể là một máy bay kiểm soát và chỉ huy trong phi đội máy bay chiến đấu thực hiện nhiệm vụ chung.
Su-30SM được trang bị radar mảng pha Doppler NIIP N011M BARS, có thể theo dõi tới 15 mục tiêu đồng thời, đồng thời được gắn một radar ở phía sau đuôi để theo dõi, phát hiện các mối đe dọa đến từ phía sau như tên lửa, máy bay đối phương.
Để thực hiện nhiệm vụ hộ tống các máy bay ném bom khác và sẵn sàng không chiến, SU-30SM được trang bị pháo 30 mm GSh-301 với cơ số đạn 150 viên. Máy bay có 12 giá treo vũ khí bên ngoài, có thể mang theo nhiều loại vũ khí khác nhau, trong đó có các loại tên lửa dẫn đường tầm nhiệt hoặc laser. Với những giá vũ khí này, Su-30SM có thể gắn 6 tên lửa không đối không tầm trung R-27RE, R-27TE hoặc Vympel RVV-AE hay tên lửa tầm gần R-73. Những loại tên lửa này sẽ giúp Su-30SM đối phó với hai mục tiêu trên không cùng một lúc.
Su-30SM không chỉ có thể "làm tăng sức mạnh chiến đấu của Không quân Nga", mà còn có khả năng thực hiện các nhiệm vụ một cách vô cùng nhanh chóng.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Tham vọng vũ khí hạt nhân của Kim Jong-un Triều Tiên đã tự tuyên bố là một cường quốc hạt nhân và quốc gia này vẫn đang liên tục nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. (Nhấp chuột vào ảnh để xem kích thước chuẩn) Triều Tiên đã tự tuyên bố là một cường quốc hạt nhân. Trong khi các...