Nga đưa tên lửa “nỗi kinh hoàng của phương Tây” vào trực chiến
Nga đã bắn thử thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Topol-M từ trung tâm không gian vũ trụ Plesetsk ở miền Bắc.
Phá hủy chính xác mục tiêu giả định kẻ thù ở Kamchatka thuộc vùng lãnh thổ Viễn Đông, Cục báo chí truyền thông Bộ quốc phòng Nga đưa tin hôm 30/9.
“Một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M hoạt động bằng nhiên liệu rắn đã được bắn thử từ Trung tâm không gian vũ trụ Plesetsk vào ngày 30/9/2019,” Cục báo chí Truyền thông Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố.
Vụ phóng thử nhằm mục đích xác nhận tính năng bay của hệ thống tên lửa, theo Bộ quốc phòng Nga.
“Nhiệm vụ phân cấp cho vụ phóng đã được hoàn thiện đầy đủ. Đầu đạn phá hủy chính xác mục tiêu chỉ định sẵn trên đảo Kamchatka,” Bộ quốc phòng Nga cho biết.
Vụ phóng một lần nữa xác định độ chính xác công nghệ của ICBM Topol-M sẽ phục vụ chiến đấu trong Lực lượng Tên lửa Chiến thuật Nga, Bộ Quốc phòng nước này cho biết thêm.
Hệ thống tên lửa ICBM Topol-M của Quân đội Nga. Ảnh: TASS
Video đang HOT
Tên lửa Topol-M có chiều dài 22,7m, đường kính 1,95m, trọng lượng 47,2 tấn và tầm bắn 11.000 km. Là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn 3 tầng đẩy, hiện đang được phát triển như một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân riêng rẽ với sức công phá tương đương 500.000 tấn thuốc nổ TNT.
Tổ hợp tên lửa này có kích thước và hình dạng gần như tên lửa đạn đạo chiến lược liên lục địa ICBM Minuteman của Mỹ.
Loại tên lửa này được trang bị động cơ đẩy chạy bằng nhiên liệu rắn cho phép nó bay cực nhanh lên không trung và vô hiệu hóa mọi sự can thiệp bằng tên lửa khác đặt ngay cạnh bệ phóng.
Ngoài ra, Topol-M còn được gia cố các trang thiết bị có khả năng chống được các loại vũ khí bằng laze và còn được trang bị một phương tiện vận hành cực kỳ dễ dàng khi quả tên lửa quay trở lại khí quyển trái đất.
Tên lửa Topol M được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính kỹ thuật số, kết hợp với hệ thống định vị toàn cầu GLONASS, cho phép tên lửa tấn công mục tiêu với phạm vi sai số rất nhỏ chỉ khoảng 350 m.
Topol-M gồm 2 phiên bản: Loại thứ nhất bắn từ hầm phóng, bắt đầu được triển khai từ năm 1997, cho đến nay đã có 48 quả trong biên chế của Lực lượng Tên lửa chiến lược (SMF) Nga. Loại thứ hai được bắn từ xe cơ động chuyên dụng, bắt đầu gia nhập SMF từ năm 2006.
So với các loại tên lửa mà Nga đã nghiên cứu trước đây, Topol-M có những đặc điểm hết sức ưu việt là thời gian tác chiến ngắn, độ chính xác cao và có thể bảo quản, sử dụng trong thời gian dài.
Tên lửa Topol-M sẽ đóng vai trò chủ chốt trong lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga trong thế kỷ 21 và khiến cho giới quân sự phương Tây phải “dè chừng.”
Trúc Phạm
Theo baovephapluat
Trung Quốc hé lộ đánh giá về sức mạnh không tưởng của tên lửa Nga S-500
S-500 được cho là "vượt qua rất xa so với bất kỳ hệ thống phòng thủ nào đang hoạt động trên thế giới".
Đầu năm nay, Nga đã bắt đầu sản xuất thử hệ thống phòng thủ di động thế hệ tiếp theo, đồng thời lên kế hoạch sản xuất hàng loạt từ cuối năm sau. Theo trang tin Trung Quốc Sina, tính hiệu quả vận hành của hệ thống tên lửa phòng thủ S-500 "vượt qua rất xa so với bất kỳ hệ thống phòng thủ nào đang hoạt động trên thế giới".
Hệ thống phòng thủ S-500 của Nga nhận được đánh giá cao cho dù chưa đi vào sản xuất hàng loạt (ảnh: getty)
Trong một bài phân tích có nhắc tới những thông số chưa được kiểm chứng bao gồm tầm bay tối đa 500km cũng như khả năng theo dõi và nhắm trúng mục tiêu lên tới 10 tên lửa đạn đạo đang di chuyển với vận tốc đạt Mach 20, trang Sina chỉ ra, hệ thống S-500 "phòng thủ chống lại mọi loại máy bay, kể cảm phi cơ không người lái và tên lửa hành trình bay tầm thấp".
"So sánh với S-400, hệ thống S-500 được trang bị radar mới siêu mạnh và khoảng cách giữa hệ thống với mục tiêu đối thủ có thể tăng lên từ 150 - 200km", Sina phân tích. Ngoài ra, trang này cũng dự đoán, "S-500 sẽ sử dụng một hệ thống phóng tên lửa mới, hỗ trợ thêm hai ống so với bệ phóng bốn ống thông thường, từ đó trở thành hệ thống phóng sáu ống".
Tăng sức ép trước nguy cơ Nga, Mỹ "ngó lơ" nghịch lí ngân sách quốc phòng Na Uy
Theo Sina, những nỗ lực ngăn cản đồng minh mua S-400 của Mỹ, tình cờ lại giúp hệ thống này trở nên... bán chạy hơn. Với hệ thống phóng bốn ống, S-400 có khả năng đánh chặn lên tới 6 mục tiêu cùng tốc độ di chuyển nhanh gấp 6 lần vận tốc âm thanh và tầm bắn đạt hơn 400km.
Về phần S-500, hệ thống được kỳ vọng là có thể chống lại các cuộc tấn công từ không gian. Đầu năm nay, quá trình sản xuất đã đi vào hoạt động và S-500 giờ đây đang được quân đội Nga thử nghiệm.
Tuần trước, ông Sergei Chemezov, CEO của tập đoàn vũ khí Nga Rostec cho hay, một khi quá trình sản xuất hàng loạt S-500 bắt đầu, ưu tiên đầu tiên sẽ là trang bị cho quân đội Nga. Khả năng xuất khẩu S-500 tới các quốc gia khác cũng đã bị loại bỏ trong ít nhất "năm năm tới". Trong lúc đó, S-400 vẫn tiếp tục thu hút sự chú ý của nhiều nước.
Minh Đức
Theo toquoc
Sau phi vụ rồng lửa S-400 với Nga,Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ lấp lửng với Mỹ Tổng thốngThổ Nhĩ Kỳ Erdogan nói với các phóng viên rằng vấn đề mua vũ khí từ Mỹ vẫn còn mang tính thời sự. Hệ thống phòng không Patriott của Mỹ. "Nếu các điều kiện của chúng tôi được đáp ứng thì chúng tôi có thể xem xét khả năng mua hệ thống này", ông Erdogan nói. Tổng thống Erdogan không cho biết...