Nga đưa pháo phản lực tới ‘gìn giữ hòa bình’ ở Nagorno-Karabakh

Theo dõi VGT trên

Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga đem theo nhiều tổ hợp pháo phản lực tới khu vực Nagorno-Karabakh để giám sát lệnh ngừng bắn giữa ArmeniaAzerbaijan.

Nga làm trung gian cho thỏa thuận đình chiến giữa các lực lượng Armenia và Azerbaijan tại Nagorno-Karabakh. Theo thỏa thuận, Nga sẽ triển khai gần 2.000 lính gìn giữ hòa bình tại khu vực để giám sát lệnh ngừng bắn cũng như tiến trình di chuyển quân nhân và khí tài đang diễn ra.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 16/11 cho biết đã thiết lập 7 trạm quan sát ở Hành lang Lachin, dải đất hẹp giữa lãnh thổ Armenia và vùng Nagorno-Karabakh, vốn được quốc tế công nhận thuộc về Azerbaijan. Các trạm kiểm soát này đảm bảo lực lượng gìn giữ hòa bình Nga di chuyển an toàn tới các khu vực do lực lượng Armenia kiểm soát ở Nagorno- Karabakh.

Bộ Quốc phòng Nga cho hay lực lượng gìn giữ hòa bình sẽ được hộ tống bằng xe thiết giáp chở quân cùng các phương tiện và khí tài khác. Ngoài ra, ít nhất hai tổ hợp pháo phản lực BM-21 Grad cũng được Nga được triển khai ở Hành lang Lachin.

Nga đưa pháo phản lực tới gìn giữ hòa bình ở Nagorno-Karabakh - Hình 1

Tổ hợp pháo phản lực BM-21 Grad của Nga tại Hành lang Lachin, gần Nagorno-Karabakh, ngày 13/11. Ảnh: Reuters .

Pháo phản lực BM-21 được chế tạo từ thời Liên Xô, có thể phóng 40 rocket 122 mm trong 20 giây và nhanh chóng hủy diệt các mục tiêu trên diện tích rộng lớn. Việc Nga triển khai các tổ hợp BM-21 tại Nagorno-Karabakh cho thấy nước này muốn đảm bảo quân nhân của mình không gặp bất cứ mối đe dọa nào ở khu vực chiến sự vừa dừng chưa lâu.

Các quân nhân vận hành hai tổ hợp BM-21 tại Hành lang Lachin xác nhận họ thuộc các lực lượng vũ trang Nga. Một chiếc xe gắn biển số quân sự Nga với mã 94 thuộc Quân khu phía Nam. Chiếc xe còn lại không mang biển số, song đi cùng với một xe tải quân sự KamAZ mang biển số Quân khu phía Nam. Một xe tăng của Nga cũng hoạt động trong khu vực.

Điện Kremlin trước đó thông báo lực lượng gìn giữ hòa bình Nga được triển khai ở Nagorno-Karabakh sẽ mang theo thiết giáp và một số khí tài khác, song không nhắc tới tổ hợp pháo phản lực BM-21. Bộ Quốc phòng Azerbaijan chưa bình luận về thông tin.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết các quân nhân của họ đang rà phá bom mìn ở Hành lang Lachin, dọn ô tô và thiết giáp hư hỏng hoặc bị bỏ lại trên tuyến đường qua đây. Nga cho biết sẽ lập tổng cộng 18 trạm quan sát tại Nagorno-Karabakh, giữ liên lạc với các lực lượng vũ trang của Armenia và Azerbaijan để ngăn chặn hiểu lầm có thể dẫn đến xung đột.

Video đang HOT

Nga đưa pháo phản lực tới gìn giữ hòa bình ở Nagorno-Karabakh - Hình 2

Vị trí Hành lang Lachin. Đồ họa: Guardian .

Armenia và Azerbaijan nhiều lần đụng độ kể từ khi lực lượng ly khai thân Armenia kiểm soát Nagorno-Karabakh sau cuộc chiến đầu những năm 1990 khiến 30.000-40.000 người thiệt mạng. Đợt giao tranh nổ ra hồi tháng 9 được nhận định là lần đụng độ đẫm máu nhất giữa Armenia và Azerbaijan sau hơn hai thập kỷ.

Azerbaijan quyết đoán hơn về dùng vũ lực để lấy lại lãnh thổ Nagorno-Karabakh

Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Azerbaijan chú trọng giải pháp vũ lực quân sự nhằm thu hồi vùng Nagorno-Karabakh đã mất vào tay người Armenia.

Bối cảnh lịch sử từ khi Liên Xô tan rã

Khu vực Nagorno-Karabakh nằm bên trong lãnh thổ Azerbaijan ở vùng Nam Kavkaz (sát Nga) là một điểm nóng thường trực giữa Azerbaijan và Armenia trong suốt 3 thập kỷ qua. Khu vực với địa hình chủ yếu núi non này được quốc tế và Liên Hợp Quốc công nhận là lãnh thổ thuộc Azerbaijan. Tuy nhiên, từ cuối năm 1991 (thời điểm Liên Xô tan rã) đến nay, nó nằm dưới sự kiểm soát trên thực tế của một nhà nước tự xưng là "Cộng hòa Nagorno-Karabakh" (còn gọi là "Cộng hòa Artsakh"). Nhà nước tự xưng này không được Azerbaijan và cộng đồng quốc tế công nhận. Thậm chí Armenia - quốc gia ủng hộ toàn diện cho "Cộng hòa Artsakh" cũng không chính thức công nhận "quốc gia này". Khu vực Nagorno-Karabakh có thành phần dân cư đa phần là người tộc Armenia, với tôn giáo chính là đạo Kitô.

Azerbaijan quyết đoán hơn về dùng vũ lực để lấy lại lãnh thổ Nagorno-Karabakh - Hình 1
Pháo binh Azerbaijan bắn vào vị trí của "quân ly khai" ở Karabakh (ảnh trích xuất từ video của Bộ Quốc phòng Azerbaijan, 28/9/2020).

Cuối thập niên 1980, căng thẳng bắt đầu gia tăng giữa khu vực tự trị Nagorno-Karabakh (thuộc Azerbaijan) với chính quyền Azerbaijan. Đến khi Liên Xô sụp đổ và Azerbaijan tuyên bố độc lập (tách ra từ Liên Xô) thì khu vực Nagorno-Karabakh cũng tuyên bố độc lập, tách ra khỏi Azerbaijan. "Cộng hòa Artsakh" nhận được sự hậu thuẫn của Armenia. Cuộc Chiến tranh Nagorno-Karabakh tàn khốc đã nổ ra với sự tham gia của nhiều phe, trong đó chủ yếu là Azerbaijan, "Cộng hòa Artsakh" tự xưng, và Armenia. Khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1994, toàn bộ vùng Nagorno-Karabakh và 7 vùng lân cận (vốn thuộc Azerbaijan) đã nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của người Armenia, cụ thể là "Cộng hòa Artsakh" (không được quốc tế công nhận).

Trước khi gia nhập Liên Xô, các nước Azerbaijan và Armenia từng nổ ra chiến tranh (vào năm 1920) để giành quyền kiểm soát đối với vùng Nagorno-Karabakh. Sau khi Azerbaijan và Armenia trở thành các nước thành viên bên trong Liên Xô, vùng Nagorno-Karabakh đã được Liên Xô và lãnh tụ Stalin giao về cho Azerbaijan quản lý (từ năm 1923). Liên Xô và Stalin làm vậy dựa trên những tính toán chính trị nhất định. Tình hình Nagorno-Karabakh tạm yên từ đó cho đến cuối thập niên 1980, khi Liên Xô bắt đầu suy yếu và khủng hoảng.

Sau khi Liên Xô tan rã, cộng đồng quốc tế tiếp tục công nhận chủ quyền của Azerbaijan đối với Nagorno-Karabakh. Vào năm 1993, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã lần lượt thông qua 4 nghị quyết (822, 853, 874, và 884) về Nagorno-Karabakh, theo đó họ yêu cầu các lực lượng vũ trang Armenia chiếm đóng vùng này phải rút ngay, hoàn toàn, và vô điều kiện khỏi đây. Tuy nhiên thực tế đã không diễn ra theo 4 nghị quyết đó của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Mối quan hệ giữa Armenia và "Cộng hòa Artsakh" là mối quan hệ hai mà một, một mà hai. Truyền thông phương Tây nhìn chung xem "Cộng hòa Artsakh" đơn thuần là tổ chức ly khai của tộc người Armenia chiếm đa số ở Nagorno-Karabakh. Nhưng Azerbaijan coi "Cộng hòa Artsakh" là "chính quyền ngụy" do Armenia lập nên ở vùng đất Nagorno-Karabakh. Azerbaijan xác định những xung đột quân sự của họ ở vùng Nagorno-Karabakh là xung đột giữa họ và nhà nước Armenia. Azerbaijan cũng tung ra bằng chứng chỉ ra rằng các quân nhân thiệt mạng khi giao tranh với quân đội Azerbaijan là những quân nhân thuộc quân đội chính quy của Armenia.

Azerbaijan bắt đầu mất kiên nhẫn, muốn thay đổi thực trạng

Sau khi không thành công lắm với giải pháp quân sự trong Cuộc chiến tranh Nagorno-Karabakh đẫm máu, Azerbaijan đã theo đuổi giải pháp ngoại giao chủ động, tích cực để khôi phục lại chủ quyền đối với vùng Nagorno-Karabakh (và cả 7 vùng cận kề khu vực này). Azerbaijan nhấn mạnh đến luật pháp quốc tế, Công ước Geneva 1949, và các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm 1993 trong xử lý vấn đề này. Họ kêu gọi quốc tế gây sức ép lên Armenia để trao trả các vùng chiếm đóng. Họ cũng sẵn sàng thương lượng để giải quyết vấn đề này. Họ hứa hẹn sẽ trao quyền tự trị ở mức độ cao cho Nagorno-Karabakh. Tuy nhiên 29 năm đã trôi qua mà tình hình vẫn không thay đổi căn bản. Và Azerbaijan bắt đầu bộc lộ sự thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận vấn đề này.

Azerbaijan quyết đoán hơn về dùng vũ lực để lấy lại lãnh thổ Nagorno-Karabakh - Hình 2
Phi cơ cảm tử không người lái Harop do Israel sản xuất, được cho là có trong kho vũ khí của quân đội Azerbaijan. Ảnh: Twitter.

Một mặt Azerbaijan vẫn kêu gọi giải pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế cho Nagorno-Karabakh, mặt khác họ bắt đầu chú trọng nhiều hơn đến phương án sử dụng vũ lực quân sự để khôi phục lại các lãnh thổ đã mất vào tay người Armenia. Học thuyết quân sự của Azerbaijan được thông qua vào năm 2010 nhấn mạnh đến quyền sử dụng sức mạnh quân sự để lấy lại Nagorno-Karabakh.

Sau gần 3 thập kỷ khá yên tĩnh, các vụ đụng độ quân sự quyết liệt đã xuất hiện trở lại ở Nagorno-Karabakh. Đợt 1 là vào tháng 4/2016, đợt 2 vào tháng 7/2020, và đợt 3 vào tháng 9/2020. Tính chất xung đột vũ trang ngày càng khốc liệt hơn. Số lượng thương vong (cả quân sự và dân sự) tăng lên. Nhiều vũ khí hạng nặng và hiện đại hơn được huy động. Như vừa qua, trong đợt giao tranh hồi tháng 7 và tháng 9/2020 ở khu vực cận kề Nagorno-Karabakh, hai phe đã sử dụng pháo, tên lửa, xe tăng, và cả phi cơ không người lái vũ trang (UAV). Hình thức tác chiến theo kiểu binh chủng hợp thành, trên quy mô lớn hơn.

Trong cả 3 đợt giao tranh nói trên, hai phía Azerbaijan và Armenia đều đổ lỗi cho nhau là bên khơi mào xung đột. Vẫn có một bức màn phủ lên sự thật bên nào nổ súng trước. Tuy nhiên, theo logic thông thường, Armenia sẽ có xu hướng duy trì hiện trạng nhiều hơn và họ ở thế thủ nhiều hơn. Nếu họ khiêu khích, họ sẽ có nguy cơ bị mất nhiều thứ.

Trong đợt xung đột tháng 4/2016, theo Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam Anar Imanov, quân đội Azerbaijan đã tái chiếm một số ngọn đồi ở rìa phía trong của khu vực chiếm đóng mà từ đó phía Armenia đã nã pháo sang vùng kiểm soát của Azerbaijan. Hồi đó, ông Imanov cho biết: Vì các điểm cao này vốn nằm trong lãnh thổ đương nhiên thuộc Azerbaijan (nhưng bị Armenia "chiếm đóng" trên thực tế), nên dù có ký thỏa thuận ngừng bắn, phía Azerbaijan cũng không quay trở lại vị trí ban đầu trước khi bùng phát đụng độ chết người. Nói cách khác, quân đội Azerbaijan sẽ "không trả lại" một số điểm cao mà họ vừa mới "lấy lại" từ tay Armenia.

Azerbaijan quyết đoán hơn về dùng vũ lực để lấy lại lãnh thổ Nagorno-Karabakh - Hình 3
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Azerbaijan tại Việt Nam Anar Imanov (ở giữa) tại buổi họp báo ở Hà Nội hôm 1/10/2020. Ảnh: Trung Hiếu/VOV.VN.

Trong các năm gần đây, quân đội Azerbaijan đã gia tăng sức mạnh đáng kể, mua sắm thêm nhiều vũ khí hiện đại không chỉ từ Nga mà còn cả từ Israel và một số nguồn khác nữa. Đã nhiều lần, lãnh đạo Azerbaijan và Đại sứ Azerbaijan Imanov khẳng định, quân đội Azerbaijan đủ sức tái chiếm Nagorno-Karabakh.

Trong năm 2020, tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ở Azerbaijan tiếp tục dâng cao trong vấn đề Nagorno-Karabakh. Tại thủ đô Baku đã nổ ra những cuộc biểu tình đòi phải lấy lại Nagorno-Karabakh. Vùng đất này được người dân và lãnh đạo Azerbaijan nhìn nhận không chỉ là chủ quyền, lãnh thổ mà còn là danh dự của họ.

Trong buổi họp báo tại Hà Nội vào ngày 15/7/2020, Đại sứ Azerbaijan Imanov cho biết, nhiều người dân Azerbaijan đã chán nản trước thực trạng đàm phán về Nagorno-Karabakh giậm chân tại chỗ và mong muốn chính quyền của họ áp dụng biện pháp cứng rắn để giải quyết mâu thuẫn.

"Không muốn ngừng bắn"

Còn trong cuộc họp báo ngày 1/10/2020 tại Hà Nội, trước các phóng viên Việt Nam, Đại sứ Azerbaijan Imanov kêu gọi các đối tác quốc tế (trong đó có Việt Nam) như sau: "Không cần kêu gọi ngừng bắn nữa, xin đừng kêu gọi ngừng bắn nữa. Chúng tôi không cần ngừng bắn vào lúc này. Đã có sự ngừng bắn đó trong suốt 3 thập kỷ và các lực lượng chiếm đóng vẫn ở trên đất của chúng tôi. Thay vào đó, quý vị hãy kêu gọi hòa bình ở khu vực của chúng tôi thông qua việc thực thi các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc yêu cầu việc rút khẩn cấp, hoàn toàn, và vô điều kiện các lực lượng chiếm đóng Armenia khỏi Nagorno-Karabakh".

Azerbaijan quyết đoán hơn về dùng vũ lực để lấy lại lãnh thổ Nagorno-Karabakh - Hình 4
Đại sứ Azerbaijan Imanov (bìa trái) giới thiệu về chiến sự tại vùng cận kề khu Nagorno-Karabakh trên bản đồ, trong cuộc họp báo tổ chức bên trong Đại sứ quán Azerbaijan ở Hà Nội vào hôm 1/10/2020. Ảnh: Trung Hiếu/VOV.VN.

Đại sứ Imanov tuyên bố tiếp: "Vấn đề này không phải ngày một ngày hai. Chịu đựng cảnh chiếm đóng trong gần 30 năm, người dân Azerbaijan mất dần hy vọng vào cộng đồng quốc tế và biện pháp đàm phán để giải quyết vấn đề này, nên đã lựa chọn hành động giải phóng vùng đất bị chiếm đóng".

Cũng trong buổi họp báo này, ông Imanov nói rằng "Azerbaijan đang hành động trên vùng đất thuộc chủ quyền của mình và thực thi các biện pháp cần thiết để đẩy lui mối đe dọa cận kề đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình".

Trong khi đó, liên quan đến vấn đề Nagorno-Karabakh, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev tuyên bố: "Chúng tôi đang chiến đấu trên các mảnh đất của chúng tôi. Tôi chắc rằng trong cuộc xung đột này, chúng tôi sẽ đạt được điều chúng tôi muốn. Azerbaijan sẽ khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của mình".

Tổng thống Ilham Aliyev hứa rằng sẽ "dừng các hành động quân sự ở khu vực Karabakh và vùng cận kề nếu lực lượng Armenia rút hoàn toàn và vô điều kiện khỏi khu vực này".

Như vậy, qua diễn biến trên thực địa chiến trường và các tuyên bố của lãnh đạo và đại diện ngoại giao của Azerbaijan, có thể thấy rõ quốc gia này đã không còn kiên nhẫn như trước đây và có nhiều điều chỉnh trong cách xử lý vấn đề Nagorno-Karabakh, theo hướng cứng rắn hơn, quyết liệt hơn, sẵn sàng chủ động sử dụng vũ lực.

Dự báo tình hình Nagorno-Karabakh sẽ còn diễn biến phức tạp hơn nữa trong các năm tới, khi hai phía Armenia và Azerbaijan đều khăng khăng bảo vệ lập trường của mình và có thông tin nói rằng trên chiến trường Nagorno-Karabakh và vùng cận kề đã xuất hiện các phần tử cực đoan đến từ vùng Trung Đông. Chiến sự Nagorno-Karabakh nếu lan rộng có thể lôi kéo sự tham gia trực tiếp của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, và Iran cùng nhiều nhân tố khó lường khác, có nguy cơ biến thành một lò lửa bạo lực mạn tính nữa của thế giới. Cộng đồng quốc tế một lần nữa cần phải chung tay một cách thiết thực và hiệu quả để ngăn chặn tình hình ở đây xấu đi./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ va chạm máy bay tại Mỹ: Tìm thấy 19 thi thể tại hiện trườngVụ va chạm máy bay tại Mỹ: Tìm thấy 19 thi thể tại hiện trường
21:36:07 30/01/2025
Nhật Bản gặp khó khi xử lý 'hố tử thần'Nhật Bản gặp khó khi xử lý 'hố tử thần'
21:34:28 30/01/2025
Lời nguyện ước cuối cùng của chàng trai chết não hiến tạng cứu 5 ngườiLời nguyện ước cuối cùng của chàng trai chết não hiến tạng cứu 5 người
17:15:34 30/01/2025
Sai lầm khiến loạt lữ đoàn Ukraine "chưa đánh đã tan" ở chảo lửa DonetskSai lầm khiến loạt lữ đoàn Ukraine "chưa đánh đã tan" ở chảo lửa Donetsk
13:07:42 30/01/2025
Thẩm phán Mỹ chặn sắc lệnh của ông TrumpThẩm phán Mỹ chặn sắc lệnh của ông Trump
09:11:05 30/01/2025
Pháp có thể triển khai quân đến GreenlandPháp có thể triển khai quân đến Greenland
13:06:41 30/01/2025
Bất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở MỹBất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở Mỹ
22:02:32 31/01/2025
Nga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở MỹNga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở Mỹ
23:22:26 31/01/2025

Tin đang nóng

Tạ Đình Phong quay lại với Trương Bá Chi, Vương Phi bất lực khóc trên sóng truyền hình vì không níu giữ được bạn trai?Tạ Đình Phong quay lại với Trương Bá Chi, Vương Phi bất lực khóc trên sóng truyền hình vì không níu giữ được bạn trai?
23:21:59 31/01/2025
Hoa hậu Việt công khai bạn trai vào mùng 3 Tết, lộ luôn chuyện chuẩn bị kết hônHoa hậu Việt công khai bạn trai vào mùng 3 Tết, lộ luôn chuyện chuẩn bị kết hôn
23:18:06 31/01/2025
Cặp sao Việt bị "bắt quả tang" phim giả tình thật không thể cãi nổi, nhà gái vô tư ngồi lên đùi nhà trai mới sốcCặp sao Việt bị "bắt quả tang" phim giả tình thật không thể cãi nổi, nhà gái vô tư ngồi lên đùi nhà trai mới sốc
23:57:25 31/01/2025
Sao Việt 31/1: Đỗ Mỹ Linh cùng chồng con đi du xuân, Mỹ Tâm đón Tết bên bố mẹSao Việt 31/1: Đỗ Mỹ Linh cùng chồng con đi du xuân, Mỹ Tâm đón Tết bên bố mẹ
22:38:39 31/01/2025
Cameo giàu nhất phim Trấn Thành là hiện tượng mạng cực hot, xuất hiện vài phút mà khiến nam chính "tàn đời"Cameo giàu nhất phim Trấn Thành là hiện tượng mạng cực hot, xuất hiện vài phút mà khiến nam chính "tàn đời"
23:59:38 31/01/2025
Xuân Son được bầu Thiện thưởng căn hộ cao cấp hơn 1 triệu USDXuân Son được bầu Thiện thưởng căn hộ cao cấp hơn 1 triệu USD
21:30:41 31/01/2025
Những nàng dâu hào môn của showbiz Việt: Từ Hoa hậu đến ngọc nữ, ai là người viên mãn nhất?Những nàng dâu hào môn của showbiz Việt: Từ Hoa hậu đến ngọc nữ, ai là người viên mãn nhất?
22:28:21 31/01/2025
Hoa hậu Khánh Vân: Tôi được chồng yêu chiều nên làm vợ cũng thoải máiHoa hậu Khánh Vân: Tôi được chồng yêu chiều nên làm vợ cũng thoải mái
23:28:44 31/01/2025

Tin mới nhất

Quan hệ Iraq-Mỹ mở rộng ra ngoài hợp tác quân sự và an ninh

Quan hệ Iraq-Mỹ mở rộng ra ngoài hợp tác quân sự và an ninh

07:23:15 01/02/2025
Bên cạnh đó, sự hiện diện của các cơ sở giáo dục Mỹ tại Iraq như Đại học Mỹ ở Baghdad, Duhok và Sulaimaniyah cũng góp phần tăng cường giao lưu văn hóa và giáo dục giữa hai nước.
Các nhà khoa học Nga tạo ra một vật liệu mới để lưu trữ dữ liệu

Các nhà khoa học Nga tạo ra một vật liệu mới để lưu trữ dữ liệu

07:07:06 01/02/2025
Dựa trên kết quả của các cuộc thử nghiệm, các nhà nghiên cứu từ FEFU đã đề xuất sử dụng các cấu trúc nano niken làm vật mang dữ liệu có sử dụng nguyên lý hoạt động của băng từ trước đây được sử dụng trong băng cassette âm thanh và video...
Nhật Bản nỗ lực giải cứu lái xe bị mắc kẹt hơn 72 giờ trong 'hố tử thần'

Nhật Bản nỗ lực giải cứu lái xe bị mắc kẹt hơn 72 giờ trong 'hố tử thần'

07:04:59 01/02/2025
Hiện chính quyền địa phương cũng đang xử lý các nguy cơ tiềm ẩn do nước sông chảy ngược vào hố tử thần từ một đường ống nước thải sinh hoạt bị vỡ.
Chuyên gia Nga đánh giá tác động từ việc Mỹ đóng băng viện trợ cho Ukraine

Chuyên gia Nga đánh giá tác động từ việc Mỹ đóng băng viện trợ cho Ukraine

06:50:59 01/02/2025
Trong bối cảnh xung đột tại Ukraine kéo dài, một diễn biến mới đang gây lo ngại khi nước này đối mặt với nguy cơ mất đi một phần đáng kể nguồn viện trợ từ phương Tây, chủ yếu do quyết định tạm dừng tài trợ từ phía Mỹ.
Myanmar lần thứ 7 gia hạn lệnh tình trạng khẩn cấp

Myanmar lần thứ 7 gia hạn lệnh tình trạng khẩn cấp

06:45:43 01/02/2025
Tại cuộc họp, NDSC đã thảo luận về các vấn đề liên quan đến công tác chuẩn bị bầu cử, tăng sản lượng nông sản và chăn nuôi, nỗ lực cải thiện chất lượng giáo dục để phát triển quốc gia và lĩnh vực y tế.
Hy vọng mới cho AI châu Âu sau thành công của DeepSeek

Hy vọng mới cho AI châu Âu sau thành công của DeepSeek

06:44:01 01/02/2025
Nathan Benaich, đối tác tại công ty đầu tư Air Street Capital, nhấn mạnh rằng điều này mở ra cơ hội cho các công ty khởi nghiệp có thể đạt được hiệu suất tốt với chi phí thấp hơn đáng kể .
Thách thức với lực lượng hàng không chiến lược của Nga

Thách thức với lực lượng hàng không chiến lược của Nga

06:39:13 01/02/2025
Thực tế cho thấy Nga hiện không có khả năng sản xuất hoàn toàn mới các máy bay ném bom Tu-160 và Tu-22M3. Thay vào đó, họ phải dựa vào việc tận dụng những khung máy bay từ thời Liên Xô đã nằm trong xưởng KAPO nhiều thập kỷ.
Hé lộ đường bay bất thường của chiếc Black Hawk trước khi va chạm máy bay chở khách

Hé lộ đường bay bất thường của chiếc Black Hawk trước khi va chạm máy bay chở khách

06:35:57 01/02/2025
Hiện nay, hoạt động tìm kiếm thi thể các nạn nhân trên vùng nước băng giá của sông Potomac vẫn đang được tiến hành và gặp khó khăn do thời tiết khắc nghiệt và bùn lầy ở đáy sông.
Đằng sau chuyến thăm Syria của phái đoàn Nga

Đằng sau chuyến thăm Syria của phái đoàn Nga

06:33:56 01/02/2025
Điều này được thể hiện rõ qua chuyến thăm mới đây của phái đoàn Nga do Thứ trưởng Ngoại giao Mikhail Bogdanov và đặc phái viên của Tổng thống Nga về Syria Alexander Lavrentyev dẫn đầu tới Damascus.
WHO triển khai nhóm y tế khẩn cấp hỗ trợ Uganda ứng phó dịch Ebola

WHO triển khai nhóm y tế khẩn cấp hỗ trợ Uganda ứng phó dịch Ebola

06:28:56 01/02/2025
Trước đó, Bộ Y tế Uganda đã tuyên bố bùng phát dịch Ebola sau khi một nam y tá 32 tuổi, làm việc tại một bệnh viện ở Kampala, tử vong vào chiều 29/1. Ban đầu, bệnh nhân có triệu chứng giống sốt và đã tìm đến nhiều cơ sở y tế.
Thụy Điển viện trợ quân sự 1,2 tỷ USD cho Ukraine

Thụy Điển viện trợ quân sự 1,2 tỷ USD cho Ukraine

06:27:23 01/02/2025
Với gói hỗ trợ mới nhất này, tổng viện trợ quân sự của Thụy Điện dành cho Ukraine từ đầu năm 2022 đến nay đã đạt mức 61,9 tỷ kronor (khoảng 5,6 tỷ USD).
Một tiểu hành tinh vừa kích hoạt kế hoạch phòng thủ toàn cầu

Một tiểu hành tinh vừa kích hoạt kế hoạch phòng thủ toàn cầu

22:02:59 31/01/2025
Lần đầu tiên các quy trình phòng thủ toàn cầu đã được kích hoạt sau khi kết quả quan sát phát hiện một tiểu hành tinh có nguy cơ tấn công trái đất vào năm 2032.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân tuổi Tỵ từ mẫu nữ kín tiếng đến dâu hào môn Sài thành: Sống vương giả trong biệt thự triệu đô, tặng ông xã 2 siêu xe hơn 57 tỷ đồng

Mỹ nhân tuổi Tỵ từ mẫu nữ kín tiếng đến dâu hào môn Sài thành: Sống vương giả trong biệt thự triệu đô, tặng ông xã 2 siêu xe hơn 57 tỷ đồng

Netizen

07:19:32 01/02/2025
Đàm Thu Trang là một trong những nàng dâu hào môn nhận được nhiều sự chú ý của cư dân mạng trong nhiều năm trở lại đây.
Nụ Hôn Bạc Tỷ: Bất ngờ lớn nhất mùa phim Tết 2025

Nụ Hôn Bạc Tỷ: Bất ngờ lớn nhất mùa phim Tết 2025

Phim việt

07:03:22 01/02/2025
Bộ phim của Thu Trang là một canh bạc khi đối đầu Trấn Thành trong dịp Tết và còn để dàn diễn viên chính là những cái tên hoàn toàn mới.
Phim Hàn gây sốc vì có rating cao nhất cả nước dịp Tết, nam chính diễn cảnh bi quá đỉnh hút gần 2 triệu view

Phim Hàn gây sốc vì có rating cao nhất cả nước dịp Tết, nam chính diễn cảnh bi quá đỉnh hút gần 2 triệu view

Phim châu á

07:00:49 01/02/2025
Giữa thời điểm hàng loạt phim Hàn đều chứng kiến sự tụt giảm về tỉ suất người xem thì bộ phim này lại thuận lợi tăng trưởng.
Tiền đạo Nguyễn Tiến Linh sẽ lần đầu giành Quả bóng vàng?

Tiền đạo Nguyễn Tiến Linh sẽ lần đầu giành Quả bóng vàng?

Sao thể thao

06:59:29 01/02/2025
Theo nhiều nguồn tin, tiền đạo Nguyễn Tiến Linh đang dẫn đầu danh sách bầu chọn Quả bóng vàng Việt Nam 2024, vượt trên các ứng viên nặng ký khác như Hoàng Đức hay Quang Hải.
Sốc: "Bạn trai tin đồn" của Jennie và Rosé (BLACKPINK) lộ ảnh khoá môi nhau!

Sốc: "Bạn trai tin đồn" của Jennie và Rosé (BLACKPINK) lộ ảnh khoá môi nhau!

Sao âu mỹ

06:49:36 01/02/2025
Nhiều netizen đùa rằng Jennie - Rosé khéo chọn bạn trai , thậm chí còn là nữ phụ đam mỹ nên fan hoàn toàn có thể yên tâm rằng 2 mỹ nhân BLACKPINK không hẹn hò với bạn diễn.
Mùng 3 Tết, Hà Anh Tuấn khiến dân mạng không kìm được nước mắt chỉ với 1 bức ảnh

Mùng 3 Tết, Hà Anh Tuấn khiến dân mạng không kìm được nước mắt chỉ với 1 bức ảnh

Sao việt

06:38:32 01/02/2025
Hà Anh Tuấn là nghệ sĩ không chỉ tài năng mà còn lan toả nguồn năng lượng tích cực thông qua những việc làm nhân văn và tử tế.
Bức ảnh chạm môi gây chấn động cõi mạng đêm mùng 3 Tết của 2 nữ diễn viên hàng đầu showbiz

Bức ảnh chạm môi gây chấn động cõi mạng đêm mùng 3 Tết của 2 nữ diễn viên hàng đầu showbiz

Sao châu á

06:32:38 01/02/2025
Ngô Tuyên Nghi đăng ảnh hôn môi đàn em Lư Dục Hiểu trên phim trường Ngũ Phúc Lâm Môn khiến MXH Weibo dậy sóng vào tối mùng 3 Tết Âm lịch
Nam ca sĩ giữ bao lì xì suốt 15 năm vì một điều nghẹn ngào

Nam ca sĩ giữ bao lì xì suốt 15 năm vì một điều nghẹn ngào

Tv show

06:26:24 01/02/2025
Ca sĩ Khắc Minh tiết lộ một kỷ vật vô cùng đặc biệt, là một phong bao lì xì cũ kỹ và được anh giữ gìn suốt hơn 15 năm.
"Ông hoàng nhạc phim" Phan Mạnh Quỳnh

"Ông hoàng nhạc phim" Phan Mạnh Quỳnh

Nhạc việt

06:19:11 01/02/2025
Được mệnh danh là ông hoàng nhạc phim , âm nhạc của Phan Mạnh Quỳnh có một dấu ấn riêng khiến người nghe không thể nhầm lẫn.
Công thức thịt viên "đỉnh của chóp" giúp bữa cơm ngày Tết thơm ngon, đậm đà, mang đãi khách ai cũng mê

Công thức thịt viên "đỉnh của chóp" giúp bữa cơm ngày Tết thơm ngon, đậm đà, mang đãi khách ai cũng mê

Ẩm thực

06:18:06 01/02/2025
Bạn có thể tự nêm theo khẩu vị hoặc tham khảo công thức gia truyền sau đây, đảm bảo cả vị chua ngọt lẫn vị đậm đà đều đốn tim người ăn.
Jennie tung bản tình ca ướt át, "đắp mộ cuộc tình" khiến dân tình há hốc vì cú lừa ngoạn mục

Jennie tung bản tình ca ướt át, "đắp mộ cuộc tình" khiến dân tình há hốc vì cú lừa ngoạn mục

Nhạc quốc tế

23:47:46 31/01/2025
Tưởng sẽ lâm li bi đát hay ngầu lòi với tuyên ngôn tình yêu, thì Love Hangover chỉ đơn giản là một tình khúc được hoạ trên MV hơi hướng tiểu phẩm.