Nga đưa nhà máy vũ khí Đức ở Ukraine vào tầm ngắm
Điện Kremlin tuyên bố, nhà máy chế tạo vũ khí ở Ukraine của công ty Đức Rheinmetall là “mục tiêu tấ.n côn.g hợp pháp” của Moscow.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov (Ảnh: AFP).
Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 29/10, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, nhà máy của Rheinmetall – công ty chế tạo vũ khí lớn của Đức – mới đi vào hoạt động ở Ukraine chắc chắn là mục tiêu tấ.n côn.g hợp pháp của quân đội Nga.
Rheinmetall cho biết đây không phải là lần đầu tiên Nga đưa ra cảnh báo như vậy, đồng thời khẳng định hoạt động của họ ở Ukraine được bảo vệ rất tốt.
Video đang HOT
Hồi tháng 7 năm nay, Rheinmetall thông báo sẽ mở 4 nhà máy ở Ukraine. Lãnh đạo Rheinmetall, ông Armin Papperger, nói với truyền thông Ukraine rằng nhà máy đầu tiên dự định sản xuất một loạt xe chiến đấu bộ binh Lynx vào cuối năm nay.
Theo ông Papperger, Rheinmetall dự định mở nhà máy thứ hai trong tương lai gần. Rheinmetall cũng có kế hoạch mở một nhà máy sản xuất thuố.c súng ở Ukraine, một nhà máy sản xuất đạn cho xe tăng cũng như cơ sở sản xuất hệ thống phòng không.
Hồi cuối tháng 7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Andrei Nastasin đã cảnh báo, nếu Rheinmetall xây dựng các nhà máy này, chúng sẽ trở thành mục tiêu tấ.n côn.g hợp pháp của Moscow.
Moscow đã nhiều lần chỉ trích sự can dự của phương Tây vào cuộc xung đột, cho rằng những nỗ lực hỗ trợ Kiev chỉ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp công nghiệp – quân sự trong khi gây tổn thất cho những người đóng thuế ở Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Sự thay đổi trong lập trường hỗ trợ quân sự của Đức cho Ukraine
Đức không tin rằng Ukraine sẽ có thể tiến hành một cuộc phản công thành công trong tương lai gần, bất chấp những nỗ lực của ông Zelensky nhằm tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến chống lại các lực lượng Nga.
Đức đã quyết định ngừng cung cấp cho Ukraine các loại xe chiến đấu hạng nặng, bao gồm xe tăng MBT Leopard 2, xe chiến đấu bộ binh (IFV) Marder và lựu pháo Panzerhaubitze 2000 (PzH 2000), truyền thông địa phương đưa tin gần đây, trích dẫn một tài liệu nội bộ từ Bộ Quốc phòng Đức.
Việc chuyển giao các thiết bị hạng nặng được cho là đã hoàn tất. Sau khi Berlin đã chuyển giao 18 xe tăng Leopard 2 cho Kiev, sẽ không có đợt giao hàng nào nữa, mặc dù Bundeswehr (Quân đội Đức) có khoảng 300 xe tăng như vậy trong kho.
Điều này cũng áp dụng cho xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân, lựu pháo tự hành và các thiết bị tương tự khác, theo tờ Bild của Đức - tờ báo bán chạy nhất ở châu Âu. Tiết lộ của tờ báo Đức có thể gây ra sự thất vọng ở Kiev, nơi các quan chức vẫn đang kiên trì tìm kiếm thêm càng nhiều càng tốt hỗ trợ quân sự từ các đồng minh phương Tây để duy trì động lực trên chiến trường.
Đức được cho là đã quyết định ngừng cung cấp các loại xe chiến đấu hạng nặng, như xe xe chiến đấu bộ binh (IFV) Marder, cho Ukraine. Ảnh: DW
Tờ Bild cho biết, lý do cho động thái này của Berlin có thể là do Bộ Quốc phòng Đức không tin rằng Ukraine sẽ có thể tiến hành một cuộc phản công thành công trong tương lai gần, bất chấp những nỗ lực của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhằm tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến chống lại các lực lượng Nga.
Quan điểm này xuất hiện vào thời điểm quan trọng, với thực tế là cuộc phản công của Ukraine, bắt đầu từ mùa hè năm ngoái, đã không đạt được kết quả mong đợi.
Vào mùa thu năm ngoái, ông Zelensky đã thừa nhận những khó khăn của cuộc phản công, và các quan chức Nga tuyên bố đó là một thất bại.
Quyết định từ Berlin không cung cấp thêm thiết bị hạng nặng, bao gồm cả xe tăng Leopard 2 rất cần thiết cho tiề.n tuyến, cho thấy sự thay đổi trong chính sách quốc phòng của Đức đối với cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Thay vì các phương tiện hạng nặng, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tuyên bố ý định cung cấp cho Ukraine một gói viện trợ quân sự mới trị giá 1,4 tỷ Euro vào cuối năm nay, và gói này chủ yếu sẽ bao gồm các hệ thống phòng không.
Trong chuyến thăm Berlin gần đây nhất của ông Zelensky, ông Scholz đã không thể đưa ra phản hồi tích cực đối với yêu cầu cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga, cũng như yêu cầu cung cấp tên lửa tầm xa Taurus. Ngoài ra, không có tiến triển nào được thực hiện trong việc đẩy nhanh quá trình gia nhập NATO của Ukraine. Tuy nhiên, ông Scholz đã không từ chối thẳng thừng những yêu cầu này.
Sự thay đổi trong lập trường hỗ trợ quân sự của Đức có thể có tác động rộng hơn đến sự hỗ trợ rộng lớn hơn của NATO đối với Ukraine.
Các công ty quốc phòng châu Âu kiếm 'bộn tiề.n' nhờ bất ổn địa chính trị Trước tình hình bất ổn địa chính trị gia tăng, đặc biệt là cuộc xung đột Nga-Ukraine và Israel-Hamas, các công ty quốc phòng hàng đầu châu Âu như Thales, Rheinmetall, BAE Systems và Saab đã ghi nhận sự bùng nổ trong đơn đặt hàng và lợi nhuận. Nhu cầu vũ khí gia tăng trên toàn cầu giúp các nhà thầu quốc phòng...