Nga đưa máy bay ném bom chiến lược trở lại Crimea
Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết tại căn cứ không quân Gvardeyskoe ở Crimea vào năm 2016 sẽ triển khai Trung đoàn máy bay trang bị tên lửa của Hải quân. Trong phiên chế trung đoàn này có các máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3. Để thực hiện kế hoạch trên, Nga sẽ hiện đại hóa đáng kể cơ sở hạ tầng các sân bay ở Crimea.
Nguồn tin trên được hãng tin Interfax-AVN dẫn lời nói: “Chúng tôi tính rằng trong 2 năm nữa, căn cứ không quân ở Gvardeyskoe sẽ lại triển khai Trung đoàn mang tên lửa sử dụng Tu-22M3. Tại đây sẽ xuất hiện một số lượng đủ và cần thiết các máy bay trang bị tên lửa của Hải quân. Luôn có nhu cầu về các máy bay này theo hướng Nam, song hiện đã có những điều kiện phù hợp để đưa chúng trở lại bán đảo (Crimea), vốn trước đó được xem như ‘tàu sân bay không thể đánh chìm’”.
Máy bay ném bom chiến lược của Nga.
Theo lời quan chức trên, trước khi tiếp nhận máy bay, cơ sở hạ tầng các căn cứ không quân ở Gvardeyskoe và Kacha sẽ được nâng cấp đáng kể. Tại đây sẽ chuyển đến các máy bay và trực thăng nâng cấp và cải tiến, trong đó có Su-27, máy bay đối hạm Tu-142 và IL-38 cũng như các trực thăng Ka-27 và Ka-29.
Những năm 70 thế kỷ trước, trong thành phần Hạm đội Biển Đen có Sư đoàn Cận vệ số 2 với 3 trung đoàn máy bay trang bị tên lửa đóng tại các sân bay Vesioloye, Gvardeyskoe và Oktyabskoe. Sau khi chia Hạm đội Biển Đen, Nga nhận 19 máy bay Tu-22M3, còn Ukraine nhận 20 chiếc.
Tu-22M3 là máy bay ném bom siêu âm trang bị tên lửa tầm xa có thể mang 24 tấn bom với khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Video đang HOT
Theo Duy Trinh
Baotintuc.vn
Rừng bị bán mà Giám đốc Sở Nông nghiệp không biết!
Một trong những vấn đề nóng trong phiên chất vấn ngày 13/12 của kỳ họp thứ 8 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII là việc đại biểu chất vấn rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà bị bán cho doanh nghiệp.
Tại phiên chất vấn, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Trần Thọ nêu câu hỏi của đại biểu Nguyễn Hoàng Sơn: Bà con cử tri thành phố được biết rừng phòng hộ quốc gia tại bán đảo Sơn Trà bị chặt phá và đốt cháy gần 5 ha, vi phạm luật quản lý bảo vệ rừng của nhà nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng. Cử tri thành phố yêu cầu UBND thành phố trả lời cho bà con biết, việc cắt 5ha rừng phòng hộ quốc gia để lập dự án là chủ trương của ai và đơn vị nào đã chặt phá, đốt rừng ở bán đảo Sơn Trà. Việc làm trên vi phạm quy định của pháp luật, đã được xử lý chưa và đến bao giờ thì xử lý dứt điểm?
Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng - ông Trần Đình Quỳnh trả lời về việc bán rừng Sơn Trà
Ông Trần Đình Quỳnh, Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng cho giải trình: Trên cơ sở đề nghị của Công ty Bamboo, Văn phòng UBND TP đã chuyển cho Sở Xây dựng kiểm tra. Sau khi kiểm tra Sở Xây dựng Đà Nẵng báo cáo và đề nghị UBND TP cho phép Công ty Bamboo thuê 5ha trên đường lên bán đảo Sơn Trà.
Sau khi nhận được đề nghị của Sở Xây dựng, UBND TP đã có công văn 2980 đồng ý đề xuất của Sở Xây dựng và đồng ý giao cho Viện Quy hoạch xây dựng phối hợp với Công ty Bamboo lập dự án trình UBND TP Đà Nẵng phê duyệt và triển khai. Công văn này, UBND TP cũng lưu ý Công ty Bamboo không được chặt phá cây rừng.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án chưa hoàn thành, Công ty Bamboo đã vào rừng chặt, đốt ở phạm vi 0,46 ha; ngoài ra ở một số diện tích còn lại, công ty này còn chặt phát một số dây leo dưới tán rừng.
Đại biểu Nguyễn Hoàng Sơn chất vấn Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng về việc bán rừng phòng hộ Sơn Trà
Do vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng, lực lượng kiểm lâm đình chỉ và báo cáo UBND TP. Sau đó UBND TP Đà Nẵng đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty Bamboo ở mức tối đa theo Nghị định là 50 triệu đồng. Đồng thời yêu cầu công ty này phải có biện pháp bổ sung là tiến hành thu dọn và có giải pháp trồng lại cây bản địa trên phạm vi đã chặt phá.
Ngày 28/11/2013, Công ty đã tiến hành nộp phạt, tiến hành thu dọn và tiến hành các biện pháp trồng rừng.
Chưa thỏa mãn với cách trả lời này, đại biểu Nguyễn Hoàng Sơn đặt tiếp câu hỏi: "Trước tình hình biến đổi khí hậu và gió bão ngày càng khốc liệt, tại sao rừng phòng hộ của Đà Nẵng lại đem cắt đi bán? Ai cho bán cái này? Thứ nữa là kiểm lâm ở đâu mà để người ta chặt phá rừng đặc dụng như thế ? Và trồng thì khi nào trồng lại? Đề nghị các đồng chí làm rõ vấn đề này, vì đây là rừng phòng hộ, chúng ta xem rừng trên bán đảo Sơn Trà là lá phổi xanh của Đà Nẵng mà để như thế thì không được".
Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng cho rằng diện tích 0,46ha bị Công ty Bamboo chặt phá nằm ngoài phạm vi rừng đặc dụng của bán đảo Sơn Trà nhưng do việc vi phạm và quản lý chưa chặt chẽ, tiến hành đình chỉ chậm nên Sở NN-PTNT đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tổ chức kiểm điểm các cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng Sơn Trà.
Về việc này, ông Trần Đình Quỳnh cho biết, đã có 4 cán bộ bị cắt toàn bộ thi đua, khen thưởng năm 2013; đồng thời ngày 25/11 vừa qua, UBND TP Đà Nẵng đã chỉ đạo Sở Xây dựng tìm vị trí khác để Công ty Bamboo triển khai dự án.
Sau khi nghe Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng trả lời, đại biểu Lê Văn Quang đặt tiếp câu hỏi: "Qua trình bày của ông cho thấy trong việc quản lý quy hoạch thì thuộc Sở Xây dựng nhưng với vai trò là người chủ quản lý rừng, ông Giám đốc Sở NN-PTNT có biết về việc cấp phép cho Công ty Bamboo không?".
Ông Trần Đình Quỳnh trả lời: "Khi nhận được văn bản của Công ty Bamboo thì Văn phòng UBND TP Đà Nẵng chuyển trực tiếp cho Sở Xây dựng. Rất lấy làm tiếc là khi Sở Xây dựng đi kiểm tra thì Sở NN-PTNT không tham gia".
Sau khi nghe cây trả lời của Giám đốc Sở NN-PTNT, ông Trần Thọ lên tiếng: "Đấy, Sở NN-PTNT được nhà nước giao quản lý và bảo vệ rừng nhưng cho thuê rừng thì ông Giám đốc không biết, chỉ có ông Giám đốc Sở Xây dựng biết. Như thế nó mới chứng tỏ cái điều rất là kỳ quặc. Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng nhưng cấp phép lại không biết. Ông Sở Xây dựng lại đi tham mưu cái việc này. Bây giờ cấp cho người ta thuê làm Trung tâm ứng dụng sinh học, trong văn bản cấp có cấm không được đốt phá rừng nhưng ổng vẫn tự tiện đốt. Tôi đề nghị phải chấn chỉnh lại chuyện này".
Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Trần Thọ cũng yêu cầu Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng phải phát huy vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp theo dõi công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Ông nói: "Mình phải được biết chứ không thể là mình không biết rồi đứng đó ngó. Quyền của tôi, nhiệm vụ của tôi, tôi phải được biết, được tham mưu chứ không thể tôi đứng ngoài nhìn ông Sở Xây dựng làm. Phải hết sức lưu ý cái đó, đừng để xảy ra nữa. Rừng của Đà Nẵng ít, rừng Sơn Trà là rừng đặc dụng mà để bị đốt phá, may mà phát hiện chứ không ổng đốt 5, 10ha thì sao? Phải xử lý nghiêm khắc việc đó!".
Công Bính
Theo Dantri
Chiến sỹ Điện Biên nhớ bàn tay ấm áp của Đại tướng "Đại tướng đưa tay về hướng tôi, tôi vội vàng đưa tay ra để nắm lấy bàn tay Đại tướng. Bàn tay Đại tướng mềm mại, ấm áp đến lạ thường. Tôi không nghĩ đây là bàn tay của một Đại tướng mà phải là bàn tay của một nhà giáo, một nghệ sĩ". Đó là cảm xúc không thể nào quên của...