Nga đưa đội tàu ngầm hạt nhân hùng hậu đến Đại Tây Dương “nắn gân” Mỹ
10 tàu ngầm tối tân được Nga đưa đến vùng biển Đại Tây Dương trong một cuộc tập trận có quy mô chưa từng thấy ở khu vực kể từ Chiến tranh Lạnh.
Theo Daily Star, đây được coi là lời cảnh báo rõ ràng nhất của Nga về khả năng dùng tàu ngầm tấm công bờ đông Mỹ.
Các tàu ngầm này đã tập trung ở Đại Tây Dương trong cuộc tập trận kéo dài 60 ngày, với quy mô chưa từng có sau hàng thập kỷ.
Quan chức Điện Kremlin nói đây là lời khẳng định rằng các tàu ngầm hạt nhân Nga đủ sức đưa Mỹ vào tầm ngắm. Nguồn tin tình báo Na Uy nói động thái này của Moscow đã thể hiện thông điệp thách thức trực tiếp với Washington.
Tình báo Na Uy cho rằng Nga muốn thử phản ứng của NATO nếu như có một hạm đội tàu ngầm hùng hậu như vậy xuất hiện trong kịch bản chiến tranh.
Tàu ngầm hạt nhân Yuri Dolgorukiy của Nga.
Trong cuộc tập trận, các tàu ngầm được lệnh di chuyển xa nhất có thể ở Đại Tây Dương cho đến khi phương Tây phát hiện. Đây là các tàu ngầm thuộc hạm đội Biển Bắc, đã rời cảng hải quân từ tuần trước.
8 trong số 10 tàu ngầm trên là tàu ngầm hạt nhân, theo báo Anh. Tình báo Na Uy nói họ nắm được thông tin về vị trí của 6 trong số 10 tàu ngầm này.
Cuộc tập trận quy mô lớn trên biển của Nga diễn ra khi Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Phó Đô đốc Alexander Moiseyev đến Na Uy. Hai bên gặp gỡ và thảo luận về các vấn đề liên quan đến an ninh phía bắc châu Âu.
Nga hiện có khoảng 56 tàu ngầm quân sự. Con số này ít hơn nhiều so với mức 240 tàu ngầm vào năm 1991. Mặc dù số lượng tàu ngầm giảm mạnh nhưng chất lượng đã tăng lên đáng kể.
Hôm 30.10, Nga tiếp tục phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava từ tàu ngầm, đánh trúng mục tiêu giả định cách đó vài ngàn km, theo Bộ Quốc phòng Nga.
Các chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) từng nhận định về tàu ngầm Nga trong báo cáo năm 2016. “Các tàu ngầm Nga ngày nay có số lượng ít hơn thời Liên Xô, nhưng đều là các tàu ngầm hiện đại, sử dụng động cơ hạt nhân, lặn rất sâu, tới vài ngàn mét”.
“Ai cũng hiểu các tàu ngầm uy lực đó phù hợp với sứ mệnh gì. Điều đáng nói là các binh chủng Nga đều có khả năng hoạt động đáng kể dưới biển, không chỉ hải quân”, Andrew Metrick, tác giả báo cáo viết.
Theo danviet.vn
Nga bắt đại tá, đại úy hải quân Mỹ gần nơi xảy ra vụ nổ tên lửa hạt nhân
3 tùy viên quân sự Mỹ bị bắt ở gần khu thử nghiệm quân sự tuyệt mật, nơi xảy ra vụ nổ bí ẩn hồi tháng 8 gây rò rỉ phóng xạ.
3 tùy viên quân sự Mỹ bị bắt khi đang ngồi trên tàu đến thị trấn xảy ra rò rỉ phóng xạ ở Nga.
Theo Daily Star, 3 người này bị bắt khi đang ở trên chuyến tàu từ thị trấn Nyonoksa đến thành phố Severodvisnk cách đây 2 ngày. Phía Nga nói 3 tùy viên quân sự Mỹ đã vi phạm quy định khi ở Nga. Đó là không được phép xâm nhập vào khu vực cấm nếu không được cho phép.
Nguồn tin trên báo Nga nói các tùy viên quân sự này sau đó được trả tự do. Nga cũng công bố danh tính 3 người này bao gồm đại úy hải quân William Whitsitt Curtis, tùy viên quân sự Gerry Arriola Anthony và đại tá DS Dann.
Bộ Ngoại giao Nga nói 3 tùy viên quân sự Mỹ nói tên thành phố muốn đến là một địa điểm khác, trong khi đang trên đường tới Severodvisnk. Đây là nơi xảy ra vụ nổ tên lửa hành trình tối mật Burevestnik của Nga, gây rò rỉ phóng xạ.
"Họ nói muốn tới Arkhangelsk nhưng cuối cùng lại trên đường đến Severodvinsk", Bộ Ngoại giao Nga nói trong một thông cáo. "Có lẽ họ bị lạc. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho Đại sứ quán Mỹ bản đồ nước Nga", thông cáo nói thêm.
Tuần trước, giới chức Mỹ nói tên lửa hành trình hạt nhân Nga nằm dưới đáy biển Barrent sau vụ thử tên lửa thất bại. Phía Nga cố gắng trục vớt tên lửa và vụ nổ xảy ra vào tháng 8.
Ít nhất 5 người thiệt mạng trong sự cố trên, trong đó có một người "bị nhiễm phóng xạ gấp 1.000 lần", theo Daily Star. Quan chức Nga khẳng định vùng biển nơi xảy ra vụ nổ không bị ô nhiễm phóng xạ và an toàn.
Burevestnik là mẫu tên lửa hành trình tối mật của Nga với khả năng bay trên bầu trời không giới hạn vì sử đụng động cơ hạt nhân.
Theo danviet
4 oanh tạc cơ chiến lược uy lực nhất của Nga khiến phương Tây "khiếp oai" Đa số vũ khí Nga ngày nay kế thừa những di sản từ thời Liên Xô và các oanh tạc cơ chiến lược cũng không phải ngoại lệ. Các mẫu máy bay này luôn tạo ra mối đe dọa khiến phương Tây và Mỹ phải dè chừng. Oanh tạc cơ Tu-95 được Nga nâng cấp toàn diện. "Dù một số máy bay có...