Nga đưa các quan chức Mỹ vào danh sách đen
Nga đã lập danh sách đen các quan chức Mỹ bị cấm nhập cảnh vào Nga, 3 tháng sau khi Washington có một động thái tương tự nhằm các quan chức Nga bị cáo cáo buộc có liên quan tới cái chết của một luật sư nổi tiếng.
Luật sư Sergei Magnitsky chết trong tù hồi năm 2009.
Hồi tháng 7, Mỹ đã ban hành lệnh cấm nhập cảnh đối với 60 quan chức Nga bị cáo buộc tội đồng loã trong cái chết của luật sư Sergei Magnitsky.
Video đang HOT
Một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Nga cho hay Mátxcơva coi động thái của Mỹ là “một sức ép trực tiếp nhằm vào các thể chế nhà nước Nga” và một hành động “khiêu khích chính trị”.
Cuộc tranh cãi đe doạ làm tổn hại “việc khởi động lại” mối quan hệ Nga-Mỹ được Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev ủng hộ.
Tên các công dân Mỹ trong danh sách đen của Nga không được công bố, nhưng một phát ngôn viên từ Bộ Ngoại giao Nga cho hay họ bao gồm các viên chức cấp cao của Washington “liên quan tới các tội ác nhân quyền”.
Theo phát ngôn viên trên, các quan chức Mỹ trong danh sách đen có liên quan tới “các vụ giam giữ không rõ ràng các tù nhân tại Vịnh Guantanamo và cái chết chưa được điều tra của những người vô tội ở Iraq và Afghanistan”.
Nhiều khả năng danh sách cũng bao gồm các quan chức Mỹ có liên quan tới đường dây chìm trong đó công dân Nga Victor Bout bị dẫn độ sang Mỹ hồi năm ngoái với các cáo buộc âm mưu bán vũ khí cho lực lượng nổi dậy Farc của Colombia.
Phản ứng của Mátxcơva là nhằm trả đũa việc Washington công bố lệnh giới hạn đi lại và phong toả tại sản tại Mỹ của 60 quan chức Nga với cáo buộc liên quan tới cái chết của luật sư Sergei Magnitsky.
Magnitsky, 37 tuổi, người từng làm việc cho ông dy đầu tư Hermitage của Mỹ, đã cáo buộc các quan chức Bộ Nội vụ Nga sử dụng các tài liệu bị đánh cắp từ công ty của ông để trốn thuế 230 triệu USD.
Magnitsky bị bắt giữ hồi năm 2008 về tội trốn thuế và chết do bị bệnh nặng trong nhà tù 11 tháng sau đó. Cái chết của Magnitsky gây nhiều tranh cãi và khiến giới chức Nga phải vào cuộc để điều tra.
Theo Dân Trí
Pakistan "đuổi" 250 quan chức Mỹ
Chính phủ Pakistan đã yêu cầu Đại sứ quán Mỹ ở Islamabad đưa 250 quan chức Mỹ rời khỏi Pakistan trong vòng 30-40 ngày - tờ The Nation của Pakistan đưa tin ngày 25.8.
Raymond David của CIA (giữa), người bị kết tội giết hai người ở Lahore, được trả tự do hôm 16.3.2011 sau khi đền bù cho gia đình hai nạn nhân.
Các quan chức này làm các nhiệm vụ từ hỗ trợ hậu cần, kiểm toán, giám sát kế toán, theo dõi việc sử dụng Quỹ Hỗ trợ đồng minh (CSF) của Mỹ để giúp Islamabad thực hiện các chiến dịch chống Taliban... Pakistan cáo buộc họ liên quan tới các hành vi do thám và chống nhà nước. Động thái trên cho thấy quan hệ giữa Mỹ và Pakistan - vốn đã xấu đi sau vụ tiêu diệt Bin Laden - đang trở nên khó cải thiện.
Tin cho biết, Đại sứ Mỹ tại Pakistan Cameron Munter đã cắt ngắn kỳ nghỉ của mình ở Mỹ để trở lại Islamabad nhằm giải quyết vấn đề này. Hãng tin AP ngày 25.8 dẫn lời một quan chức Sứ quán Mỹ bác bỏ việc Mỹ nhận được yêu cầu trên từ Chính phủ Pakistan. Quan chức này cho biết, thông tin đó là "không đúng".
Pakistan và Mỹ đang tồn tại những bất đồng liên quan tới việc cử các quan chức Mỹ làm theo hợp đồng tới Pakistan và việc Islamabad cắt giảm tối đa thời hạn thị thực cấp cho các quan chức này. Pakistan cũng hạn chế phạm vi đi lại của các nhà ngoại giao Mỹ kể từ sau vụ tiêu diệt Bin Laden. Sau khi Mỹ cắt giảm khoản viện trợ quân sự trị giá 800 triệu USD cho Pakistan, Tổng thống Asif Ali Zardari cho rằng đó là "tín hiệu tiêu cực".
Theo Lao Động
Kẻ đứng đầu "danh sách đen" của Apple Hacker có biệt danh Comex này tên thật là Nicholas Allegra. Cậu sống cùng bố mẹ ở Chappaqua, New York. Chàng trai đeo kính, tóc xù và cao ráo này học ở Đại học Brown và hiện đang tìm việc thực tập. Hiện nay, cậu vẫn đang tập trung vào thú vui: Tìm kiếm mã crack iPhone của Apple - thiết bị còn...