Nga đưa 3 hệ thống radar cảnh báo sớm tiên tiến vào phục vụ chiến đấu
TASS ngày 20-12 dẫn lời Tư lệnh lực lượng vũ trụ thuộc Không quân vũ trụ Nga, Trung tướng Alexander Golovko cho hay, 3 hệ thống radar cảnh báo sớm loại Voronezh vừa được đưa vào phục vụ chiến đấu cho đất nước.
Một hệ thống radar cảnh báo sớm loại Voronezh của Nga
“Lần đầu tiên trong lịch sử lực lượng vũ trang Liên bang Nga, 3 hệ thống radar cảnh báo sớm loại Voronezh tiên tiến đã được đưa vào phục vụ hoạt động chiến đấu cùng một lúc, trong các khu vực tương ứng”, Tư lệnh lực lượng vũ trụ thuộc Không quân vũ trụ Nga, Trung tướng Alexander Golovko nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Krasnaya Zvezda.
Những radar mới này đã được triển khai tại các vùng Krasnoyarsk và Altai của Syberia và vùng Orenburg ở miền nam Urals.
Video đang HOT
Như vậy, đến nay tổng số radar Voronezh được đưa vào hoạt động là 7 hệ thống. Trước đó, có 4 chiếc radar Voronezh mới vẫn đang hoạt động ở gần St. Petersburg-thành phố lớn thứ hai của Nga, trong vùng Kaliningrad của Baltic, khu vực Irkutsk ở Đông Siberia và khu vực Krasnodar ở miền nam nước Nga.
Hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của Nga được thiết kế để nhận và cung cấp dữ liệu về những vụ phóng tên lửa cho các trạm quản lý nhà nước và quân đội để cảnh báo về một cuộc tấn công tên lửa. Thiết bị quân sự tiên tiến này cũng cung cấp dữ liệu về các vật thể không gian để kiểm soát không gian bên ngoài.
Theo Hoàng Nguyễn (ANTD)
Tàu hàng Triều Tiên "biến mất" bí ẩn
Một tàu hàng của Triều Tiên thuộc diện trừng phạt của Liên Hợp Quốc đã biến mất bí ẩn khỏi hệ thống radar khoảng 1 tháng nay, CNN cho biết.
Tàu hàng Hao Fan 6 của Triều Tiên (Ảnh: AFP)
Hãng tin AFP dẫn thông tin từ CNN cho biết, tàu hàng Hao Fan 6 của Triều Tiên xuất hiện lần cuối cùng trên radar ở ngoài khơi Hàn Quốc vào khoảng 23h17 ngày 10/10, ngày mà con tàu bắt đầu bị cấm cập tất cả các cảng trên thế giới theo lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Khoảng 1 tháng sau đó, tín hiệu của Hao Fan 6 được phát hiện ở vùng biển Hoa Đông, cách vị trí "mất tích" hàng trăm km.
Một chuyên gia cho biết, đây là sự việc thường thấy khi chỉ huy tàu tắt hệ thống phát tín hiệu để tránh bị phát hiện. Các tàu lớn bắt buộc phải bật hệ thống phát tín hiệu theo quy định của tổ chức giám sát hàng hải quốc tế. Một tàu chỉ được phép tắt hệ thống này trong trường hợp khẩn cấp.
Điều kỳ lạ là tàu Hao Fan 6 sau khi phát tín hiệu trở lại không chạy theo một lộ trình cụ thể nào, thay vào đó chạy lòng vòng hàng trăm km trong vòng 2 tuần.
George Lopez, một cựu thành viên nhóm chuyên gia về Triều Tiên thuộc Liên Hợp Quốc, nhận định đó có thể là cách để đánh lạc hướng các nhà điều tra, song ông chưa từng thấy trường hợp nào như vậy xảy ra trước đó. Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng, con tàu buộc phải chạy lòng vòng vì không thể cập cảng nào.
Hao Fan 6 là một trong 4 tàu thuộc diện không được phép cập bất cứ cảng nào trên thế giới theo lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Các lệnh trừng phạt nhằm chặn nguồn cung dầu và than đá cho Triều Tiên này được đưa ra sau khi Bình Nhưỡng tiến hành hàng loạt vụ thử hạt nhân, tên lửa.
Mỹ nhiều lần đề nghị các nước, đặc biệt là Trung Quốc cần hành động nhiều hơn nữa để cắt nguồn cung nhiên liệu cho Triều Tiên. Tuy nhiên, đến nay Bắc Kinh vẫn từ chối đề nghị này.
Minh Phương
Theo Dantri
Tướng Mỹ tiết lộ vũ khí sử dụng đầu tiên nếu chiến tranh với Triều Tiên Máy bay chiến đấu tàng hình F-16 nhiều khả năng sẽ là những máy bay đầu tiên được triển khai nhằm phá hủy hệ thống radar, hệ thống phòng thủ của đối phương trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh với Triều Tiên Các máy bay chiến đấu tối tân của Không quân Mỹ đã sẵn sàng đối phó Triều Tiên...