Nga đủ sức bắn rụng Tomahawk chỉ với hệ thống Pantsir-S1
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Soigu, Moskva đã vô hiệu hóa mối đe dọa từ các tên lửa hành trình Tomahawk Mỹ đặt tại Đông Âu.
Thông tin này được người đứng đầu quân đội Nga Sergei Soigu nói với Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc họp của Bộ Quốc phòng nước này hôm 22/12.
Ông Soigu nhấn mạnh Tổng thống Putin đã đưa ra chỉ thị và Bộ Quốc phòng đã thực hiện chỉ thị này.
Tính đa năng của hệ thống phóng MK-41 nằm trong lá chắn tên lửa của Mỹ triển khai tại Đông Âu khiến nó trở nên rất nguy hiểm. Hệ thống này có thể phóng hầu hết các loại tên lửa hiện có của Mỹ từ tên lửa phòng thủ cho đến tấn công, trong đó có “sứ giả chiến tranh” Tomahawk.
Chiến hạm Mỹ phóng tên lửa Tomahawk.
Số lượng tên lửa như vậy dọc biên giới Nga có thể lên tới 150-200 đơn vị với tầm bắn lên tới 2.400 km, thời gian bắn tới biên giới phía Tây nước Nga chưa đến 10 phút.
Tuy nhiên, ngay khi Nga tuyên bố vô hiệu được tên lửa Tomahawk, tạp chí Business Insider đã có nhận định khá bất ngờ rằng, chỉ cần hệ thống Pantsir-S1, Nga đã đủ sức khiến “sứ giả chiến tranh” Mỹ thành vô dụng.
Theo những thông tin được Nga công bố, Pantsir-S1 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên không hoặc trên mặt đất, trong khi di chuyển có khả năng bám sát tới 20 mục tiêu và thực hiện phóng cùng lúc hai tên lửa vào mục tiêu.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trên thế giới không có loại tổ hợp vũ khí nào có chức năng tương đương.
Hệ thống điều khiển hỏa lực của tổ hợp tên lửa Pantsir-S1 gồm radar phát hiện và bám mục tiêu, hệ thống quan sát quang-ảnh nhiệt (sử dụng khi bị đối kháng điện tử mạnh). Chúng cung cấp tham số bắn cho 2 pháo phòng không 2A38M 30 mm và 12 đạn tên lửa phòng không 57E6-E.
Video đang HOT
Ở tầm xa, Pantsir-S1 sử dụng tên lửa để tiêu diệt mục tiêu với tầm bắn lên tới 20km, tầm cao 16km. Theo các chuyên gia đánh giá, hệ thống Pantsir-S1 sẽ phát huy thế mạnh của mình khi tấn công những mục tiêu bay tầm thấp như trực thăng, các máy bay cường kích, tên lửa hành trình bay thấp của đối phương…
Hệ thống Pantsir-S1 khai hỏa.
Với cách đánh của Pantsir-S1, Business Insider tin rằng vũ khí này có thể dễ dàng khắc chế Tomahawk dù tên lửa này hội tụ nhiều công nghệ đỉnh cao của thế giới trong việc dẫn đường, chỉ thị và tấn công mục tiêu.
Hệ thống dẫn đường của Tomahawk có thể coi là một chuẩn mực đối với tên lửa hành trình hiện đại. Cơ chế dẫn đường của Tomahawk rất phức tạp và phối hợp nhiều công nghệ dẫn đường khác nhau, các hệ thống này bổ sung cho nhau nhằm tăng độ chính xác khi tác chiến.
Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ GPS từ vệ tinh cho phép cung cấp thông tin chính xác về vị trí của tên lửa trên quỹ đạo bay, đồng thời kết nối với nhiều phương tiện giám sát khác nhau trên mặt đất. Nôm na, Tomahawk không khác gì một chiếc UAV đầy thông minh.
Tính năng ưu việt của Tomahawk còn ở khả năng làm nhiễu radar cực tốt, và nên nhớ, đây chỉ là một quả tên lửa, có kích thước nhỏ hơn nhiều lần một chiếc tiêm kích hay cường kích.
Để thực hiện xác định, khóa mục tiêu và ngắm bắn thực sự là một điều khó khăn. Đặc biệt, tầm bay thấp của loại tên lửa này (khoảng 100m) thực sự là một thách thức với mọi hệ thống tên lửa phòng không của đối phương.
Tuy nhiên chính ưu điểm bay thấp của Tomahawk lại khiến nó có thể trở thành miếng mồi ngon cho hệ thống Pantsir-S1 bởi đánh chặn tên lửa hành trình bay tầm thấp là ưu điểm nổi bật nhất được biết đến của hệ thống này.
Vì vậy, Business Insider tin rằng, không cần viện tới S-300/400 hay bất kỳ hệ thống phòng không nào khác, chỉ cần Pantsir-S1 người Nga cũng đủ khiến Tomahawk của Mỹ rơi rụng trên hành trình bay của mình.
Theo Tuấn Hưng
Đất Việt
Nga làm gì khi vũ khí Mỹ không chỉ phòng thủ
Dù Mỹ nhiều lần khẳng định, vũ khí của họ triển khai tại Đông Âu chỉ nhằm mục đích phòng thủ nhưng chừng ấy chưa đủ khiến Nga yên lòng.
Mỹ ngụy biện
Hãng RIA Novosti dẫn nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đang cân nhắc kế hoạch tăng cường hệ thống phòng thủ và tên lửa đạn đạo trên đất liền tại một số nước Baltic.
Theo đó, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang thúc đẩy các cuộc thảo luận về khả năng triển khai tên lửa trên đất liền ở châu Âu, đồng thời xem xét việc cải thiện kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Dù nguồn tin không nêu rõ khi nào kế hoạch sẽ được thực hiện và những loại tên lửa nào sẽ được triển khai, song cho biết mục đích của kế hoạch nhằm nâng cao khả năng phòng thủ và phá hủy vũ khí của Nga khi cần.
Trước khi Mỹ công khai kế hoạch triển khai của mình, tờ Der Spiegel của Đức đưa tin các nhà lãnh đạo Ba Lan, Latvia, Lithuania, Estonia đã đề xuất Mỹ triển khai tên lửa đạn đạo nhằm đáp trả Nga khi cần. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra.
Hệ thống phòng thủ S-400.
Dù Mỹ nhiều lần khẳng định hệ thống vũ khí họ triển khai tại Baltic và châu Âu chỉ mang tính chất phòng thủ nhưng người Nga đã không tin điều đó. Bởi nòng cốt của lá chắn tên lửa Mỹ đặt tại Romania và sắp tới là Ba Lan sử dụng hệ thống phóng MK-41, đây là hệ thống có khả năng phóng hầu hết các loại tên lửa hiện có của Mỹ bao gồm cả phòng thủ lẫn tấn công.
Nga có thể làm gì?
Trước động thái của Mỹ, Nga từng bước củng cố sức mạnh quốc phòng tại Kaliningrad - nơi được coi là yết hầu của NATO đang khiến Lithuania, Estonia, Litva, Ba Lan đã và đang chịu sức ép rất lớn về mặt quân sự từ Moscow.
Ngay từ đầu năm 2015, Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov tuyên bố: "Trong năm 2015, những nỗ lực chính của Bộ Quốc phòng sẽ tập trung vào việc tăng cường khả năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang để đáp ứng với các kế hoạch xây dựng quân đội. Trong đó trọng tâm sẽ là Crimea, Kaliningrad và Bắc Cực".
Theo đó, Kaliningrad là nơi đồn trú của Hạm đội Baltic - một yếu tố cấu thành trọng yếu của Quân khu phía Tây, có Bộ tư lệnh đặt tại thành phố Baltiysk. Hạm đội này có khả năng khống chế hoàn toàn khu vực eo biển Baltic với lực lượng chủ chốt là Lữ đoàn tàu mặt nước 128, Lữ đoàn tàu đổ bộ 71, Lữ đoàn tàu tên lửa 36, Lữ đoàn tàu ngầm 123.
Lực lượng không quân Nga ở khu vực này có các căn cứ không quân Chernyakhovsk và Donskoye. Cả hai căn cứ không quân trên đều có vai trò rất quan trọng, là địa điểm xuất phát của lực lượng máy bay trinh sát, chiến đấu, ném bom, đảm nhận nhiệm vụ tuần tra chiến đấu, ngăn chặn hoạt động theo dõi trên không ở vùng Baltic của NATO.
Vào năm 2012, phương Tây đã phát hiện các tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M đã được triển khai ở Kaliningrad. Ngoài ra, có những báo cáo chưa rõ ràng về việc Nga "có thể đã triển khai vũ khí hạt nhân đến Kaliningrad", sau khi Mỹ tuyên bố về kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa tại Đông Âu.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng nổ, Mỹ và NATO tăng cường binh lực đến khu vực Baltic và Ba Lan để kiềm chế Nga. Đáp trả lại, Moscow đã đơn phương chấm dứt một thỏa thuận với Lithuania vốn cho phép cả hai nước giám sát lực lượng vũ trang của nhau vào tháng 5/2014.
Thỏa thuận này là một phần trong những nỗ lực nhằm tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau, theo đó Lithuania có thể tự do tiếp cận với tất cả các đơn vị vũ trang Nga ở Kaliningrad và ngược lại, Moscow được phép giám sát tất cả các lực lượng quân sự của Vilnius.
Như vậy, những cơ chế hợp tác và giám sát lẫn nhau giữa Nga và NATO đã bị hủy bỏ, dẫn tới những căng thẳng tiếp theo khi cả hai bên đều liên tiếp tăng cường các hoạt động diễn tập đáp trả lẫn nhau trong năm 2014.
Đặc biệt là Nga đã công khai đưa tới đây cả máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 và máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3, đồng thời tăng cường cho Hạm đội Baltic tới hơn 20 chiến hạm, lực lượng phòng không cũng được bổ sung sức mạnh với các hệ thống tên lửa tối tân S-300 và S-400 (đầu năm 2015).
Với lực lượng này, Nga có thể tung ra những cú đòn thích đáng vào đối phương trong trường hợp Nga bị đe dọa tấn công hoặc tấn công.
Theo Thùy Dung
Đất Việt
Aleppo: Đàm phán cùng Mỹ, không nói chuyện với phiến quân Phiến quân cho rằng, Nga đang thiếu nghiêm túc trong việc đàm phán hòa bình song phương. Moskva khẳng định, vấn đề này chỉ có thể được đàm phán với Mỹ. Hãng TASS ngày 3/12 cho biết, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố Moskva sẵn sàng đàm phán với Mỹ về việc rút toàn bộ lực lượng nổi dậy ra khỏi...