Nga dự kiến lợi nhuận tăng mạnh từ xuất khẩu năng lượng
Ngày 4/6, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của nước này và dự đoán lợi nhuận từ xuất khẩu năng lượng của Nga sẽ tăng vọt trong năm nay.
Toàn cảnh giếng khí đốt Bovanenkovo thuộc sở hữu của Tập đoàn Gazprom (Nga) ở bán đảo Yamal. Ảnh: Reuters/TTXVN
Bộ Ngoại giao Nga dẫn phát biểu của ông Lavrov với một đài truyền hình của Bosnia cho biết: “Xem xét mức giá đã được thiết lập do các chính sách của phương Tây, chúng tôi không bị thiệt hại về ngân sách. Ngược lại, năm nay chúng tôi sẽ tăng đáng kể lợi nhuận từ xuất khẩu các nguồn năng lượng”. Ngoại trưởng Nga nêu rõ: “Nói chung dầu mỏ không bị ảnh hưởng bởi chính trị, có nhu cầu đối với mặt hàng này… chúng tôi có các thị trường thay thế để bán hàng và chúng tôi đã tăng doanh số tại các thị trường đó”.
Ngày 3/6 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 6 áp đặt với Nga, trong đó có giảm dần lượng dầu nhập khẩu từ Nga và loại thêm một số ngân hàng nước này ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Gói trừng phạt mới nhất này bao gồm lệnh cấm “mua, nhập khẩu hoặc chuyển dầu thô và một số sản phẩm dầu mỏ từ Nga vào EU”, với thời hạn áp dụng “từ 6 tháng đối với dầu thô cho tới 8 tháng đối với các sản phẩm dầu mỏ tinh chế khác”.
Các lệnh trừng phạt ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Nga, song các nước EU cũng thiệt hại hàng chục tỷ USD do áp đặt các biện pháp cấm vận Nga.
Lựa chọn cho Ba Lan và Bulgaria sau khi bị Nga ngừng bán khí đốt
Sau khi bị tập đoàn Gazprom của Nga đã ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên do không đồng ý trả tiền bằng đồng rúp, Ba Lan và Bulgaria phải tính tới một số lựa chọn.
Video đang HOT
Cơ sở khai thác khí đốt Bovanenkovo của Nga trên bán đảo Yamal, Bắc Cực. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, Gazprom cung cấp gần một nửa nhu cầu hàng năm của Ba Lan: 10 tỷ mét khối khí đốt so với tổng lượng tiêu thụ trên 20 tỷ mét khối.
Các công ty tiêu thụ khí đốt công nghiệp hàng đầu Ba Lan không bị ảnh hưởng khi bị Nga cắt nguồn cung. Thủ tướng Ba Lan cho biết ông hy vọng không phải sử dụng đến các biện pháp dự phòng.
Các nhu cầu còn lại của Ba Lan được đáp ứng bằng 6,2 tỷ mét khối khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) được vận chuyển đến Swinoujscie, khoảng 4 tỷ mét khối được sản xuất trong nước và 3 tỷ mét khối được bơm từ Cộng hòa Séc và Đức.
Về phần mình, Bulgaria tiêu thụ khoảng 3 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm và khoảng 90% trong số đó đến từ Gazprom, được nhập khẩu qua Thổ Nhĩ Kỳ. Nước này cũng nhận được một lượng nhỏ khí đốt từ Azerbaijan.
Dữ liệu cho thấy kho chứa 3,5 tỷ mét khối khí của Ba Lan đã đầy 76%, tạo cho nước này một vùng đệm thoải mái để tiếp tục cung cấp cho khách hàng theo yêu cầu khi mùa đông kết thúc và mức tiêu thụ thường giảm xuống khoảng 1 tỷ mét khối khí mỗi tháng trong mùa ấm.
Trong khi đó, kho chứa 550 triệu mét khối khí đốt của Bulgaria chỉ đầy 17,6%.
Ba Lan có thể lấy khí đốt thông qua hai đường liên kết với Đức bao gồm các dòng chảy dọc theo đường ống Yamal-châu Âu, trong khi một đường liên kết với Cộng hòa Séc có thể cung cấp tới 1,5 tỷ mét khối khí hàng năm.
Ba đường liên kết tiếp theo sẽ được mở trong năm nay, trong đó có một liên kết với Litva với công suất hàng năm 2,5 tỷ mét khối vào ngày 1/5, một liên kết với Slovakia với công suất 5-6 tỷ mét khối vào cuối năm và một đường ống 10 tỷ mét khối với Na Uy vào tháng 10.
Bulgaria sẽ chọn nhập khẩu khí đốt từ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, có thể được tăng cường bằng lượng nhập khẩu từ các kho LNG ở các nước này. Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria cho biết họ cũng sẽ tìm kiếm một lựa chọn để mua chung khí đốt với EU.
Bulgaria có kế hoạch hoàn thành một thiết bị kết nối với Hy Lạp vào tháng 6, cho phép họ nhập khẩu 1 tỷ mét khối khí từ Azerbaijan mỗi năm. Hiện tại, Bulgaria nhập khẩu khoảng một phần ba số lượng được cung cấp theo hợp đồng mua khí đốt của Azerbaijan.
Bộ trưởng phụ trách an ninh năng lượng Piotr Naimski cho biết các tuyến đường cung cấp thay thế hiện tại và đang chờ hoàn thành của Ba Lan cho thấy nước này vẫn an toàn nếu không có nguồn cung từ Gazprom trong vài tháng.
Chính phủ Bulgaria cho biết việc cung cấp khí đốt cho người tiêu dùng đã được đảm bảo trong ít nhất một tháng trước và họ không có kế hoạch hạn chế nguồn cung trong thời điểm hiện tại.
Các nhà phân tích cho rằng Bulgaria nên khẩn trương ký kết các thỏa thuận với các nhà cung cấp LNG như Qatar, Algeria và Mỹ cũng như nỗ lực tăng cường mua khí đốt từ Azerbaijan.
Các nhà phân tích cho biết Bulgaria cũng nên tìm cách ký các thỏa thuận với Romania và Hy Lạp để đảm bảo nước này có thể sử dụng khí đốt dư mà họ có.
Trước đó, phát biểu ngày 27/4, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nói rằng thông báo của Gazprom về việc đơn phương dừng cấp khí đốt cho khách hàng châu Âu một lần nữa cho thấy Nga sử dụng mặt hàng này như là một công cụ để đe dọa các nước. "Đây là điều bất hợp lý và không thể chấp nhận được. Nó một lần nữa cho thấy Nga không phải là nhà cung ứng khí đốt đáng tin cậy", bà von der Leyen bày tỏ quan điểm.
Trước đó, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria, bắt đầu từ ngày 26/4, với lý do Nga không nhận được khoản thanh toán bằng đồng rúp từ hai nước này.
Trong tuyên bố ngày 27/4, Gazprom cho biết đã gửi thông báo tới hai công ty năng lượng nhà nước Bulgargaz (Bulgaria) và PGNiG (Ba Lan) về việc ngừng cung cấp khí đốt. Thông báo nêu rõ quyết định sẽ có hiệu lực cho đến khi các khoản thanh toán được trả bằng đồng rúp theo đúng sắc lệnh Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố hồi tháng trước.
Phản ứng trước quyết định của Gazprom, Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria Alexander Nikolov khẳng định nước này đã hoàn tất thanh toán cho lượng khí đốt vận chuyển trong tháng 4, do đó, quyết định này của Gazprom đã vi phạm hợp đồng mua bán giữa hai bên.
Cùng ngày, phát biểu trên đài Phát thanh RMF, ông Petr Naimsky, quan chức trong chính phủ Ba Lan phụ trách lĩnh vực hạ tầng năng lượng chiến lược cho biết Warsaw sẽ không mua khí đốt của Nga nữa.
Tập đoàn điện lực lớn nhất của Đức chấp thuận thanh toán khí đốt Nga bằng đồng rúp RWE, tập đoàn cung ứng điện lớn nhất của Đức, đã mở tài khoản để thực hiện cơ chế thanh toán mua khí đốt bằng đồng rúp theo yêu cầu phía Nga đặt ra. Cơ sở khai thác khí đốt Bovanenkovo của Nga trên bán đảo Yamal, Bắc Cực. Ảnh: AFP/TTXVN Theo đó, RWE mở tài khoản bằng đồng euro, sau đó sẽ...