Nga dự định xây dựng nhà máy sản xuất vũ khí hạng nhẹ ở Philippines
Đại sứ Nga tại Philippines Igor Khovaev ngày 22/10 cho biết, Moskva có ý định xây dựng một nhà máy sản xuất vũ khí ở Philippines.
Tổng thống Rodrigo Roa Duterte và Đại sứ Nga tại Philippines, ông Igor Khovaev. (Nguồn: rappler.com)
Phát biểu họp báo ở Manila, ông Khovaev nêu rõ, Moskva và Manila đang tìm kiếm các cơ hội cụ thể để “cùng sản xuất các vũ khí tinh vi và vũ khí nhỏ” ở Philippines.
Ông nói: “Chúng tôi đã bắt đầu thảo luận về điều đó. Chúng tôi đã sẵn sàng cùng tiến hành sản xuất các loại súng tinh vi và vũ khí nhỏ tại Philippines. Phía Philippines sẽ sản xuất các loại súng và vũ khí của Nga. Sẽ có các sản phẩm của Philippines theo công nghệ Nga”.
Ông cũng cho hay, nếu thỏa thuận được thông qua, Philippines sẽ lần đầu tiên trong lịch sử trở thành nhà xuất khẩu súng nhỏ tối tân và các vũ khí hạng nhẹ. Tuy nhiên, ông không nêu cụ thể loại vũ khí mà Nga muốn sản xuất ở quốc gia Đông Nam Á này.
Theo baoquocte
Pháo thủ Mỹ, Philippines diệt mục tiêu tại tập trận Kamandag 3
Thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines tiến hành khóa mục bắn tỉa bằng súng hạng nặng và diệt mục tiêu với lựu pháo 155 mm tại tập trận Kamandag 3.
Video đang HOT
Trong 2 ngày cuối của cuộc tập trận chung Kamandag 3 do Philippines dẫn đầu, thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines phối hợp đã thực hành khóa mục bắn tỉa hạ, tiêu diệt mục tiêu với lựu pháo 155 và vũ khí trên xe thiết giáp. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ.
Một lính thủy quân lục chiến Philippines thực tập hạ mục tiêu bằng súng bắn tỉa hạng nặng cỡ nòng 12,7 mm. Loại súng bắn tỉa hạng nặng này được sử dụng để phá hủy phương tiện chiến đấu của đối phương ở cự ly hơn 2 km. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ.
Thủy quân lục chiến Mỹ công kích mục tiêu bằng pháo 30 trên xe chiến đấu bộ binh Stryker. Đây là một trong những phương tiện cơ động nhanh chủ lực của lực lượng này. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ.
Lính Mỹ lau nòng pháo M777 155 mm sau khi bắn. Lựu pháo M777 155 mm là vũ khí chi viện hỏa lực tầm xa chủ lực của thủy quân lục chiến, cùng với lựu pháo tự hành M109. Ảnh: DVIDS.
Thủy quân lục chiến Philippines thực hành bắn đạn thật với lựu pháo M2A1 105 mm. Tuy lựu pháo này được chế tạo từ trong Thế chiến II, nhưng vẫn là vũ khí chi viện hỏa lực hiệu quả cao và chi phí thấp trên chiến trường. Ảnh: DVIDS.
Lính Philippines đưa pháo 105 vào vị trí tác chiến. Lựu pháo M2A1 có tầm bắn khoảng 11 km. Nó vẫn được sử dụng nhiều trong quân đội các nước trên thế giới. Ảnh: DVIDS.
Binh sĩ Philippines quan sát thủy quân lục chiến Mỹ vận hành lựu pháo M777 155 mm. Quân đội Philippines không có loại lựu pháo này, nên các cuộc tập trận bắn đạn thật với Mỹ là cơ hội để họ học hỏi cách vận hành và chứng thực khả năng của lựu pháo M777. Ảnh: DVIDS.
Một binh sĩ lau muội thuốc phóng sau mỗi lần bắn. Lựu pháo M777 có tầm bắn 24 km với đạn pháo thông thường, 40 km với đạn pháo có điều khiển Excalibur. Ảnh: DVIDS.
Pháo M777 dội bão lửa vào mục tiêu giả định. Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết, tập trận Kamandag 3 nhằm tăng cường khả năng tương tác giữa quân đội Mỹ, Philippines và Nhật Bản, cải thiện khả năng hợp tác chống khủng bố, hỗ trợ nhân đạo và phòng thủ bảo vệ lãnh thổ. Ảnh: DVIDS.
Một sĩ quan quân đội Philippines hiệu chỉnh đường ngắm cho lựu pháo M2A1, trong khi một lính thủy quân lục chiến Mỹ đứng cạnh để quan sát. Tập trận Kamandag 3 có sự mở rộng về các khoa mục, đặc biệt là đổ bộ. Ảnh: DVIDS.
Sĩ quan thủy quân lục chiến Philippines trao đổi kinh nghiệm vận hành lựu pháo M2A1 105 mm với các binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh: DVIDS.
Trực thăng tấn công AH-1Z Viper phối hợp chi viện hỏa lực trên không cho các đơn vị dưới mặt đất. Ảnh: DVIDS.
Binh sĩ Mỹ bắn mục tiêu mặt đất bằng súng máy M134 Minigun từ trực thăng vận tải đa năng UH-1Y Huey. Tập trận Kamandag 3 sẽ kết thúc vào ngày 18/10. Ảnh: DVIDS.
Theo Zing.vn
Vũ khí Nga qua mặt Mỹ ở thị trường Đông Nam Á Dù kém Mỹ về thị phần toàn cầu, nhưng Nga lại là nha cung cấp vũ khí hàng đầu cho các quốc gia Đông Nam Á với giá trị 6,6 tỷ USD giai đoạn 2010-2017. Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), các quốc gia Đông Nam Á đã tăng chi tiêu mua sắm vũ khí trong giai đoạn 2010-2017....