Nga đốt bỏ khí tự nhiên, quyết không bán cho châu Âu?
Hình ảnh vệ tinh châu Âu cho thấy những cột lửa lớn bất thường ở một nhà máy LNG mới của Nga nằm gần biên giới với Phần Lan.
Lượng khí bị đốt tại đây ước tính chiếm khoảng 0,5% nhu cầu hằng ngày của châu Âu.
Hình ảnh cột lửa do đốt khí đốt tại cơ sở khí đốt hóa lỏng (LNG) mới của Nga đặt tại Portovaya – Ảnh: REUTERS
Nga đã cắt giảm khí tự nhiên cung cấp qua đường ống Nord Stream 1 xuống mức 20% công suất và có kế hoạch ngừng hoàn toàn trong 3 ngày vào tuần tới với lý do bảo trì.
Liên minh châu Âu (EU), vốn phụ thuộc nhiều vào khí đốt Nga, cáo buộc Matxcơva sử dụng khí đốt như một vũ khí để chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào nước này.
Theo Hãng tin Reuters, những tháp đốt lửa là điều bình thường ở các nơi khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên.
Tuy nhiên các cột lửa ở nhà máy LNG đặt tại Portovaya lại lớn bất thường và gây chú ý trong bối cảnh Nga giảm khí đốt cung cấp cho châu Âu. Nhà máy này nằm gần một trạm nén khí cho đường ống dẫn khí Nord Stream 1 cung cấp khí đốt từ Nga cho châu Âu.
Portovaya nằm gần biên giới Phần Lan, quốc gia đã từ bỏ tình trạng trung lập và đang trong quá trình gia nhập NATO.
Các nhà phân tích thuộc Rystad, một công ty tư vấn năng lượng có trụ sở tại Na Uy, ước tính có khoảng 4,34 triệu m 3 khí đốt đang bị đốt mỗi ngày ở Portovaya. Con số này tương đương khoảng 1,6 tỉ m 3 mỗi năm.
Video đang HOT
Cột lửa ở cơ sở LNG có thể nhìn thấy từ rất xa – Ảnh chụp màn hình Telegraph
Giáo sư Esa Vakkilainen tại Đại học LUT (Phần Lan) cho biết Gazprom có thể đã đốt một lượng khí trị giá 1.000 euro mỗi giờ trong 2 tháng qua. Hành động này cũng gây hại cho môi trường, Rystad ước tính khoảng 9.000 tấn CO 2 đã bị thải vào bầu khí quyển.
“Các cột lửa bùng lên rất dễ nhìn thấy, như thể muốn nói khí đốt đã sẵn sàng chỉ chờ chảy sang châu Âu nếu các mối quan hệ chính trị hữu nghị được nối lại”, Rystad nêu nhận định.
Tiến sĩ Jessica McCarty, một chuyên gia phân tích hình ảnh vệ tinh, cho biết bản thân chưa bao giờ thấy một cột lửa lớn như vậy trong hoạt động khai thác dầu khí.
Gazprom đã cắt giảm sản lượng khí đốt tự nhiên hơn 13% từ đầu năm đến giữa tháng 8 này. Xuất khẩu khí đốt của nước này bên ngoài các nước từng thuộc Liên Xô cũng giảm hơn 36%.
Hiện Gazprom chưa lên tiếng bình luận về thông tin trên Reuters. Tập đoàn này trước đó thông báo các kho dự trữ khí đốt của Nga hiện đã đầy khoảng 91,4% tính đến ngày 24-8.
Dự trữ khí đốt của Nga trước mùa đông được các nước châu Âu theo dõi sát sao vì trước đó Matxcơva tuyên bố sẽ ưu tiên nhu cầu trong nước trước khi xuất khẩu.
Các nước chạy đua tích trữ LNG, khiến nhiều quốc gia nghèo thiếu khí đốt
Khi thị trường năng lượng bị ảnh hưởng bởi xung đột ở Ukraine, Nhật Bản và Hàn Quốc sẵn sàng chi trả nhiều nhất để đảm bảo nguồn cung LNG từ Mỹ và Trung Đông.
Một tàu chở LNG được kéo về phía nhà máy nhiệt điện ở Futtsu, Nhật Bản. Ảnh: Reuters
Theo các nhà phân tích, người tiêu dùng ở các quốc gia châu Á đang phát triển nên chuẩn bị để đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên thêm 4 năm nữa. Bởi lẽ, những nền kinh tế giàu có hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã rút cạn thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu.
Cơ quan định giá S&P Global Platts cho hay giá thị trường của LNG hôm 17/8 đã tăng lên mức cao nhất kể từ khi Nga phát động chiến dịch đặc biệt tại Ukraine vào cuối tháng 2.
Hai nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới là Korea Gas của Hàn Quốc và Jera của Nhật Bản tuần trước đều đấu thầu số lượng lớn LNG trên thị trường giao ngay để dự trữ cho mùa đông sắp tới và đảm bảo an ninh năng lượng đến năm 2024.
Giới quan sát cho rằng Nhật Bản và Hàn Quốc sẵn sàng trả phí bảo hiểm cao để đảm bảo LNG từ Mỹ và Trung Đông, nếu không chúng sẽ được chuyển đến EU.
EU đang nỗ lực tìm kiếm nguồn cung cấp khí đốt thay thế cho Nga, nhưng gần đây đã thừa nhận khả năng thiếu hụt không thể tránh khỏi trong mùa đông này.
Ông Sam Reynolds, nhà phân tích tại Viện Phân tích Tài chính và Kinh tế Năng lượng (IEEFA) cho biết trong cuộc chiến đấu thầu giữa châu Âu và Đông Bắc Á, người chiến thắng sẽ là khách hàng có thể trả giá cao nhất. Ông nói thêm: "Những nước thua cuộc sẽ là các quốc gia vừa phụ thuộc vào LNG nhập khẩu, vừa thiếu sức mạnh tài chính để mua nhiên liệu với giá cao hơn bằng đô la Mỹ".
Một nhà máy LNG nổi ở ngoài khơi Rotterdam, Hà Lan. Ảnh: EPA-EFE
Trước năm 2022, các báo cáo chính thống dự kiến rằng hơn một nửa mức tăng nhu cầu LNG toàn cầu đến năm 2025 sẽ bắt nguồn từ các nền kinh tế đang phát triển ở Nam Á và Đông Nam Á.
Tuy vậy, những dự đoán đó đã bị phá vỡ bởi tác động hỗn loạn từ chính sách cấm vận khí đốt Nga của EU.
IEEFA cho biết: "Giá liên tục tăng cao và cạnh tranh về nguồn cung vốn hạn chế đã làm suy yếu tình hình kinh tế đối với LNG và cắt giảm doanh số bán LNG ở châu Á".
Theo dữ liệu gần đây của Bloomberg, nhập khẩu của Ấn Độ đã giảm 10% trong bảy tháng đầu năm 2022, trong khi lượng nhập khẩu của Pakistan giảm 6% và Bangladesh giảm 4%.
Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh đều được dự báo sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt đáng kể cho đến năm 2026 - thời điểm mà một số dự án LNG mới ở Qatar và Mỹ dự kiến bắt đầu đi vào sản xuất.
Trung Quốc đã cắt giảm 20% lượng mua trên thị trường giao ngay so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng các nhà phân tích cho biết họ đang ở vị thế tốt hơn, do sở hữu nhiều đơn hàng nhập khẩu LNG dài hạn từ những năm đầu của đại dịch COVID-19 khi giá khí đốt ở mức mức thấp lịch sử.
Tỷ lệ nhập khẩu LNG của châu Á trong 7 tháng đầu năm nay đã giảm hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một nhà máy điện ở Dabhol, Ấn Độ. Ảnh: AP
Nhà phân tích Sam Reynolds cho biết Bangladesh, Pakistan và Ấn Độ đã cắt giảm nhập khẩu LNG vì giá cao. Cụ thể, Bangladesh đã hoàn toàn rút khỏi thị trường giao ngay, trong khi nhà nhập khẩu hàng đầu của Ấn Độ là Petronet LNG vào tuần trước đã hủy bỏ đấu thầu hợp đồng 10 năm.
Chuyên gia tại IEEFA này cho biết: "Thiếu nhiên liệu đã dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng và điện trầm trọng ở cả ba thị trường, đồng thời khiến hoạt động kinh tế của các lĩnh vực chính bị đình trệ".
Nhiều nhà nhập khẩu LNG châu Á đã gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung cấp trong những tháng gần đây, khiến các cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD không thể hoạt động.
Tập đoàn Gazprom của Nga được cho là đã không thể hoàn thành một hợp đồng dài hạn với Gail, nhà phân phối khí đốt lớn nhất của Ấn Độ, sau khi chi nhánh thương mại của Gazprom tại Singapore bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây vào tháng 6.
Ông Toby Copson, trưởng bộ phận kinh doanh và tư vấn toàn cầu tại công ty kinh doanh và vận chuyển khí đốt Trident LNG, nhận xét rằng không phải tất cả các quốc gia đều có khả năng nhập khẩu LNG vì cần đầu tư hàng trăm triệu USD để xây dựng cơ sở hạ tầng trong hàng năm trời.
Các nhà phân tích cho biết các nước châu Á đang phát triển sẽ phải tăng phụ thuộc vào các sản phẩm năng lượng rẻ hơn, bẩn hơn như than đá và dầu nhiên liệu. Điều này sẽ tác động đến tốc độ chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo.
Ông Copson nói thêm rằng cuộc chiến đấu thầu LNG giữa khối EU giàu có và các quốc gia Đông Bắc Á đang khiến các nước châu Á đang phát triển phụ thuộc lâu dài hơn vào than đá và các lựa chọn thay thế ít xanh hơn.
Bulgaria vẫn âm thầm đàm phán với Gazprom dù Nga cắt khí đốt Bulgargaz, nhà cung cấp khí đốt lớn nhất ở Bulgaria, không loại trừ việc nối lại nguồn cung cấp nhiên liệu từ Nga cho nước này. Một phần của đường ống liên kết giữa Bulgaria và Hy Lạp gần làng Malko Kadievo. Ảnh: AFP Theo hãng thông tấn Sofia (Bulgaria), phát biểu trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình NOVA mới đây,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh

Nhân viên tiệm bánh và cảnh sát - Những công việc mơ ước với trẻ em Nhật Bản

Mỹ không kích các mục tiêu của Houthi

Nga hủy cuộc duyệt binh kỉ niệm Ngày Chiến thắng tại thành phố lớn nhất ở Crimea

Nội các Israel thông qua kế hoạch quân sự mới tại Dải Gaza

Cảnh báo gia tăng tình trạng 'hạn hán tuyết'

Quân đội Campuchia vinh dự và tự hào tham gia diễu binh ở Việt Nam

Lào cảnh giác trước nguy cơ bùng phát bệnh than

Tổng thống Trump thúc đẩy 'xóa bỏ hoàn toàn' chương trình hạt nhân của Iran

Cựu quan chức CIA: Mỹ chỉ viện trợ cho Ukraine 'đủ để chiến đấu'

Trung Quốc 'khát' nhân lực cổ cồn xanh lá

Hiệu ứng Boomerang từ chính sách thuế quan của Tổng thống Trump
Có thể bạn quan tâm

Không thể nhận ra Triệu Lệ Dĩnh hiện tại, nhan sắc chưa bao giờ sốc đến thế
Hậu trường phim
23:26:38 05/05/2025
"Người miền núi chất" mới làm răng sứ, còn diện vest đen như "tổng tài" - màn lột xác ngoạn mục chưa từng thấy của Quán quân Rap Việt
Nhạc việt
23:23:56 05/05/2025
Nghệ sĩ sở hữu biệt phủ 100 tỷ ở Đồng Nai, resort 10.000 m2 ở Di Linh: "Bị soi quá thì tôi trốn"
Sao việt
23:20:44 05/05/2025
Hà Giang lọt top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới
Du lịch
22:33:00 05/05/2025
Tom Cruise và Ana de Armas dành thời gian bên nhau
Sao âu mỹ
22:27:21 05/05/2025
Sỹ Luân thay đổi ra sao sau vụ tai nạn kinh hoàng?
Tv show
22:24:57 05/05/2025
Khâu Thục Trinh: Được khao khát nhất Cbiz, 1 idol Kpop mê, Thư Kỳ hại giải nghệ?
Sao châu á
22:14:15 05/05/2025
Loạt bom tấn ngoại đổ bộ rạp Việt tháng 5
Phim âu mỹ
22:07:00 05/05/2025
Đại uý Lào nói tiếng Việt "như gió", vlog tường thuật diễu binh hút 6 triệu view
Netizen
21:33:49 05/05/2025