Nga đồng ý nối lại đàm phán về vấn đề khí đốt với Ukraine
Ngày 14/6, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Yuriy Prodan cho biết Nga đã sơ bộ đồng ý tham gia các cuộc thương lượng về vấn đề khí đốt do Liên minh châu Âu làm trung gian tại Kiev vào ngày 14/6 nhằm ngăn chặn việc ngừng cung cấp mặt hàng này
Phát biểu với AFP qua điện thoại, Bộ trưởng Yuriy Prodan cho biết: “Chúng tôi hy vọng các cuộc thương lượng tổ chức trong ngày hôm nay tại Kiev, phía Nga đã sơ bộ nhất trí tham gia.”
Cùng ngày, người phát ngôn của tập đoàn Gazprom của Nga Sergei Kupriyanov cũng cho biết nhà sản xuất khí đốt hàng đầu của Nga sẵn sàng đàm phán về khí đốt với Ukraine.
Công nhân làm việc tại trạm khí đốt Uzhgorod, phía Tây Ukraine.
Video đang HOT
Ông Sergei Kupriyanov nhấn mạnh với Reuters: “Chúng tôi sẵn sàng tìm kiếm thỏa hiệp, song việc gây áp lực là không có hữu dụng với chúng tôi.”
Ông Kupriyanov cho hay Gazprom đang chuẩn bị cho một vòng đàm phán khác tại Kiev.
Theo Vietnam
Trung Quốc muốn thỏa hiệp với Ấn Độ, ổn phía Tây để chiến phía Đông?
Người Trung Quốc đang chuẩn bị làm mới mối quan hệ của họ với Ấn Độ một cách tích cực hơn nhiều. Họ hiểu rằng quan hệ đối ngoại ở Đông Á không hề lý tưởng.
Hình minh họa:
Bưu điện Hoa Nam ngày 11/6 đưa tin, Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc trong chuyến công du Ấn Độ cuối tuần qua đã tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng giải quyết dứt điểm tranh chấp biên giới với New Delhi và chuẩn bị đầu tư vào quốc gia Nam Á này.
"Qua nhiều năm đàm phán, chúng tôi đã đi đến một thỏa thuận cơ bản về biên giới, và chúng tôi đang chuẩn bị để đạt được một giải pháp cuối cùng", Vương Nghị tuyên bố sau cuộc hội kiến với Thủ tướng nước chủ nhà Narendra Modi với vai trò đặc sứ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Narendra Modi đã nhận lời mời của Lý Khắc Cường sang thăm Trung Quốc, trong khi Tập Cận Bình đang thu xếp để thăm Ấn Độ trong năm nay. 2 bên đang tìm cách ngăn chặn tranh chấp lãnh thổ ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế.
"Người Trung Quốc đang chuẩn bị làm mới mối quan hệ của họ với Ấn Độ một cách tích cực hơn nhiều. Họ hiểu rằng quan hệ đối ngoại ở Đông Á không hề lý tưởng. Điều cuối cùng họ muốn là sườn biên giới phía Tây ổn định để tạo yên tâm cho Bắc Kinh", Hoo Tiang Boon, một học giả từ trường S Rajaratnam, Singapore bình luận.
Vương Nghị cho biết các công ty Trung Quốc sẽ đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại Ấn Độ, bao gồm cả dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc, 2 bên nới rộng các quy định hấp dẫn hơn, bao gồm cả việc giãn quy chế cấp thị thực cho công dân của nhau.
"Hợp tác Trung - Ấn giống như một kho báu khổng lồ đang chờ đợi khám phá. Tiềm năng là rất lớn", Vương Nghị khẳng định.
Bưu điện Hoa Nam bình luận, Bắc Kinh có thể được thúc đẩy để giải quyết căng thẳng trong quan hệ với Nhật Bản, Việt Nam và Philippines đang xấu đi vì tranh chấp lãnh thổ (thực tế là Trung Quốc đang xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, dùng sức mạnh quân sự để thay đổi hiện trạng ở quần đảo Trường Sa - PV).
Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc chiếm 38 ngàn km vuông lãnh thổ ở Jammu và Kashmir trong khi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với 90 ngàn km vuông tại bang Arunachal Pradesh.
Theo Giáo Dục
Đối đầu Nga-Mỹ: Bên nào sẽ xuống thang trước? Trong bối cảnh tình hình Ukraine đang vô cùng căng thẳng, nơi đây chính là cuộc đấu sinh tử của 2 "ông lớn" Nga-Mỹ. Những bước đi và hành động của họ sẽ quyết định vận mệnh của Kiev. Kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine đến nay, cộng đồng quốc tế luôn kêu gọi hai nước Nga và Mỹ thỏa...