Nga đóng tàu sân bay hạt nhân mới vượt trội USS Nimitz
Nga sẽ gây dựng lại vị trí của ngành công nghiệp đóng tàu sân bay bằng cách bắt đầu sản xuất tàu hạt nhân mới.
Tàu sân bay tương lai chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga sẽ được bắt đầu khởi động trong năm tới, theo nguồn tin trong ngành công nghiệp đóng tàu Nga.
Một chiếc tàu sân bay Nga / Ảnh Lev Phedoseev
“Hiện nay các công việc đang được tiến hành và từ năm 2020 sẽ tiến hành cụ thể các bước theo kế hoạch. Tàu sân bay sẽ được ra mắt trước năm 2030″, người phát ngôn của ngành đóng tàu khẳng định.
“Đây là điều hợp lý, nếu chúng ta phân tích ngành đóng tàu quân sự trong vòng 20 năm qua. Tất cả mọi thứ phù hợp với nguyên tắc thiết kế tàu từ nhỏ đến lớn, bởi vì trong hai thập kỷ này năng lực sản xuất được đổi mới và hiện đại hóa hơn và đến năm 2030 cho phép tiến tới sản xuất các tàu lớn”.
Trước đó, Hải quân Nga tuyên bố rằng, họ tính nhận tàu sân bay mới chạy bằng năng lượng điện hạt nhân vào trước năm 2030. Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Yuri Borisov, hợp đồng chế tạo tàu sân bay này có thể được ký kết vào cuối năm 2025.
Trung tâm nghiên cứu quốc gia Krylov (tham gia vào nghiên cứu trong lĩnh vực đóng tàu) trước đó đã công bố sớm nghiên cứu phát triển tàu sân bay hạng nặng của dự án 23000E “Shtorm” có lượng giãn nước lên đến 100.000 tấn, chạy bằng năng lượng hạt nhân và có thể mang theo 80-90 máy bay.
Theo báo cáo, chiều dài của tàu 330m, chiều rộng 40m, phần chìm khoảng 11m và tốc độ lên tới 30 nút.
Video đang HOT
Mô hình tàu sân bay mới của Nga.
Tàu sân bay mới này theo thiết kế có cấu trúc thượng tầng với tháp điều khiển. Khi nhìn vào mô hình tàu sân bay có thể thấy tàu được trang bị máy bay chiến đấu hiện đại T-50, máy bay MiG-29K/KUB AWACS, có thể có thêm Yak-44E và máy bay trực thăng chống tàu ngầm Ka-32.
Đặc biệt vỏ của tàu đã được tối ưu hóa làm giảm 20% sức cản của nước và tiết kiệm năng lượng đáng kể, khả năng tăng vận tốc nhanh. Trên tàu sân bay sẽ được bố trí trang bị hệ thống tên lửa và hệ thống vô tuyến điện tử hiện đại.
Như chúng ta đã biết hiện tại Nga đang sử dụng tàu sân bay “Đô đốc Hạm đội Liên Xô Kuznetsov” nhưng con tàu này lại do công ty đóng tàu Nikolayev của Ukraine đóng. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Nga không được quyền tiếp cận các cơ sở đóng tàu này. Vì lý do đó, Nga phải tìm cách để gây dựng lại ngành công nghiệp đóng tàu sân bay của mình.
Sau nhiều thập kỷ nỗ lực tái xây dựng ngành công nghiệp đóng tàu, Nga sắp thu về trái ngọt khi Moscow được dự báo có thể chế tạo thành công tàu sân bay trong thập niên thứ 3 của thế kỷ 21.
Như vậy có thể thấy quy mô của siêu tàu sân bay Nga sẽ là đối thủ của hạm đội tàu sân bay của Mỹ.
Sau khi hoàn thành, tàu sân bay này có thể chưa được lớn về kích thước như tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ nhưng khả năng mang theo máy bay vượt trội hơn rất nhiều.
Theo Minh Tú
Đất Việt
Hai hạm đội Mỹ dồn sức đối phó Trung Quốc
Hạm đội 3 đang gia tăng hiện diện trên địa bàn hoạt động của Hạm đội 7 ở châu Á trước những hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc.
Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương. Ảnh: Nikkei
Ngày 14/6, một quan chức cấp cao hải quân Mỹ tiết lộ với tờ Nikkei Asian Review rằng hải quân nước này đang sử dụng kết hợp sức mạnh của cả Hạm đội 7 và Hạm đội 3 để đối phó với nguy cơ bất ổn ngày càng gia tăng ở châu Á sau những hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc.
"Điều đó là có thật. Việc Hạm đội 3 được triển khai đến châu Á là có thật", Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương trả lời phỏng vấn trong chuyến thăm đến Nhật Bản.
Hiện tại, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ gồm có Hạm đội 7 đóng quân ở Yokosuka, Nhật Bản, và Hạm đội 3 đóng tại thành phố San Diego, Mỹ. Địa bàn hoạt động của hai hạm đội này được ngăn cách bằng đường đổi ngày quốc tế gần Hawaii. Nhiệm vụ chủ yếu của Hạm đội 3 là bảo vệ nước Mỹ, trong khi Hạm đội 7 được giao đảm trách mọi vấn đề từ quần đảo Hawaii đến biên giới Ấn Độ - Pakistan, trong đó có khu vực Biển Đông.
"Tôi không biết tại sao lại có sự phân chia nhiệm vụ theo đường đổi ngày quốc tế như vậy. Đây là một sự mù mờ của việc phân chia địa bàn hoạt động", Swift nói, đồng thời cho rằng hải quân Mỹ cần huy động "sức mạnh tổng hợp" với 140.000 thủy thủ, hơn 200 tàu chiến và 1.200 máy bay thuộc Hạm đội Thái Bình Dương để đối phó với những bất trắc có thể xảy ra ở khu vực châu Á.
Tuyên bố trên của Đô đốc Swift được đưa ra trong bối cảnh một tàu chiến Trung Quốc vừa tiến vào khu vực gần nhóm đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát trên biển Hoa Đông. Đây là lần đầu tiên một chiến hạm của hải quân Trung Quốc đến gần nhóm đảo này như vậy.
Đô đốc Swift nói rằng ông nhận thấy "diễn biến chung" đang xảy ra trên Biển Đông và biển Hoa Đông, nơi "tình trạng không chắc chắn và bất an trong khu vực đã tạo nên sự thiếu minh bạch".
Phân chia địa bàn hoạt động của Hạm đội 7 và Hạm đội 3. Đồ họa: Nikkei
Ông nói rằng Mỹ và Trung Quốc đã xây dựng những cơ chế để quân đội hai nước đối thoại, nhưng cần phải làm nhiều hơn nữa để hai bên có thể hiểu biết lẫn nhau. "Chúng tôi vẫn phải chờ đợi, dò xét vì hiện nay đối thoại chưa đủ để tạo nên sự minh bạch hơn".
Đô đốc này cũng bày tỏ sự lo ngại đối với những tuyên bố gần đây của Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông. "Tôi thấy choáng với những tuyên bố được đưa ra, kể cả những yêu sách bên ngoài cái mà Trung Quốc gọi là đường 9 đoạn. Họ đề cập đến một khái niệm mới là ngư trường truyền thống, và điều đó làm dấy lên lo ngại", Swift nói.
Việc kết hợp sức mạnh của hai hạm đội đồng nghĩa với việc các tàu chiến của Hạm đội 3 sẽ được điều tới hoạt động ở tây Thái Bình Dương, địa bàn truyền thống của Hạm đội 7. Mới đây, một cụm tàu chiến gồm ba khu trục hạm của Hạm đội 3 đã được điều đến châu Á để thực hiện nhiệm vụ trong 7 tháng.
Phó đô đốc Nora Tyson, tư lệnh Hạm đội 3, cũng được ông Swift cử đến tham dự các sự kiện ở tây Thái Bình Dương trong những tháng gần đây để thể hiện sự gia tăng can dự của hạm đội này ở khu vực.
"Đây là sự thừa nhận rằng chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động khắp thế giới phù hợp với các quy tắc và luật pháp quốc tế bằng sức mạnh tổng hợp của toàn Hạm đội Thái Bình Dương", Đô đốc Swift nhấn mạnh.
Việt Dũng
Theo VNE
Nga phát triển tàu sân bay hạt nhân tối tân cho hải quân Một hợp đồng chế tạo tàu sân bay cho Hải quân Nga có thể sẽ được ký kết vào cuối năm 2025. Đó là thông tin vừa được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga - ông Yuri Borisov đưa ra hôm qua (19/5). "Tôi tin rằng hợp đồng nhiều khả năng sẽ được ký kết vào cuối năm 2025. Trung tâm Krylov đã...