Nga đóng tàu ngầm mang vũ khí siêu vượt âm
Tập đoàn Sevmash khởi đóng tàu ngầm Voronezh và Vladivostok, hai chiến hạm được kỳ vọng sẽ tăng cường sức mạnh chiến lược của hải quân Nga.
“Các chiến hạm mới sẽ được trang bị vũ khí hiện đại, cùng hệ thống chỉ huy và thông tin liên lạc tầm xa. Chúng sẽ tăng cường đáng kể năng lực tác chiến và sức mạnh chiến lược của hải quân Nga. Chúng ta sẽ tiếp tục phát triển hạm đội hiện đại với sức chiến đấu cao”, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu hôm nay.
Tổng giám đốc nhà máy đóng tàu Sevmash Mikhail Budnichenko trước đó thông báo cơ sở này đang khởi đóng tàu ngầm hạt nhân Voronezh và Vladivostok thuộc Đề án 855M “Yasen-M”, khẳng định chúng sẽ có khả năng vũ khí siêu vượt âm tương tự tàu hộ vệ tên lửa lớp Đô đốc Gorshkov.
Video đang HOT
Tàu ngầm Novosibirsk lớp Yasen-M được hạ thủy cuối năm 2019. Ảnh: RT.
Các nhà máy đóng tàu Nga hôm nay cũng bắt đầu chế tạo hai tàu đổ bộ đa năng Đề án 23900 với lượng giãn nước 25.000 tấn và hai tàu hộ vệ tên lửa Đề án 22350M có lượng giãn nước 7.000 tấn, đánh dấu lần đầu tiên nước này cùng lúc khởi đóng 6 chiến hạm xa bờ trong vòng 300 năm qua.
“Trong 8 năm qua, đã có hơn 200 tàu chiến các loại được bàn giao cho hải quân Nga. Tỷ lệ chiến hạm hiện đại trong biên chế có thể tăng đến 70% vào năm 2027 nếu duy trì tiến độ theo chương trình mua sắm trang bị quân sự quốc gia”, ông chủ Điện Kremlin nói thêm.
Vũ khí siêu vượt âm là khí tài đạt tốc độ trên 6.000 km/h, có tầm bắn và khả năng cơ động cao hơn so với tên lửa đạn đạo, cho phép chúng xuyên thủng mọi lớp phòng thủ tên lửa hiện nay. Hải quân Nga đầu năm nay thử thành công tên lửa siêu vượt âm Zircon từ tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov. Quả đạn bay hơn 500 km, đạt tốc độ gần 10.000 km/h và đánh trúng mục tiêu trên đất liền.
Mỗi tàu ngầm lớp Yasen-M và tàu hộ vệ Đề án 22350M được trang bị 24 ống phóng thẳng đứng mang được tên lửa diệt hạm siêu thanh Oniks, tên lửa hành trình đa năng Kalibr hoặc vũ khí siêu vượt âm Zircon.
Chiến hạm tàng hình Nga vượt qua thử nghiệm cuối cùng
Tàu hộ vệ tên lửa Đô đốc Kasatonov hoàn tất đợt thử nghiệm cấp nhà nước, sẵn sàng bàn giao cho hải quân Nga.
"Tàu hộ vệ tên lửa Đề án 22350 mang tên Đô đốc Kasatonov đã hoàn tất đợt thử nghiệm cấp nhà nước trên biển và trở về nhà máy đóng tàu. Nó sẽ được điều chỉnh trong tháng 6 và bàn giao cho hải quân Nga", nhà máy đóng tàu Phương Bắc của Nga hôm qua ra thông cáo cho biết.
Nhà sản xuất cho biết đợt thử nghiệm diễn ra trên biển Baltic, trong đó mọi đặc tính kỹ chiến thuật đều được kiểm tra, bao gồm cả hoạt động của các hệ thống vũ khí. Tàu hộ vệ Đô đốc Kasatonov cũng thử nghiệm tương tác với tàu ngầm và máy bay, diễn tập tìm kiếm cứu hộ và sơ tán.
Đô đốc Kasatonov trong đợt thử nghiệm cấp nhà máy cuối năm 2018. Ảnh: Russian Arms.
"Con tàu đã vượt qua thử nghiệm ở Hạm đội Phương Bắc và Hạm đội Baltic, vận hành trong nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đô đốc Kasatonov là chiến hạm hiện đại, uy lực và sẽ tăng cường sức mạnh cho hải quân Nga", giám đốc nhà máy Phương Bắc Igor Ponomarev nói, thêm rằng chiến hạm này sẽ được biên chế cho Hạm đội Phương Bắc bên cạnh chiếc Đô đốc Gorshkov.
Đề án 22350 là lớp tàu hộ vệ tàng hình hạng nặng đầu tiên do Nga chế tạo sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cũng là mẫu chiến hạm hiện đại nhất trong biên chế nước này. Ngoài Đô đốc Gorshkov và Đô đốc Kasatonov, Nga đang chế tạo 4 tàu chiến Đề án 22350 và dự kiến biên chế trong giai đoạn 2022-2025.
Các chiến hạm Đề án 22350 có lượng giãn nước 5.400 tấn, đảm nhận nhiều nhiệm vụ như tấn công tầm xa, săn ngầm và phòng không, được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực tác chiến biển xa của hải quân Nga trong thế kỷ 21. Tàu được trang bị nhiều vũ khí hiện đại, trong đó có 16 ống phóng thẳng đứng cho tên lửa chống hạm siêu thanh P-800 Oniks hoặc tổ hợp tên lửa đa năng Kalibr.
Cục Thiết kế Phương Bắc Nga hồi tháng 3 hoàn thiện thiết kế biến thể nâng cấp sâu mang tên Đề án 22350M, mỗi chiếc sẽ có lượng giãn nước 7.000 tấn, mang được 48 tên lửa Kalibr, Oniks và siêu vượt âm Zircon. Nga dự kiến đóng 12 chiếc thuộc phiên bản này.
Tuyên bố mạnh mẽ của Putin về năng lực vũ khí siêu thanh Nga biết các quốc gia khác trên thế giới cũng đang phát triển vũ khí siêu thanh và các nước này sẽ phải bất ngờ với năng lực đối phó vũ khí siêu thanh của Nga, ông Putin nói. Một đợt phóng thử tên lửa đạn đạo của Nga. Theo RT, ngoài Nga Trung Quốc và Mỹ là hai quốc gia đang phát...