Nga dội tên lửa tan nát căn cứ của khủng bố Syria
Thực hiện đúng “lời hứa” của mình, Nga đã tìm ra những kẻ khủng bố và dội tên lửa tiêu diệt.
Căn cứ của khủng bố IS trước thời điểm bị dội tên lửa.
Theo Reuters, Nga vừa công bố những bức ảnh “diệt sạch” một căn cứ trú ẩn của quân khủng bố tại Syria. Trước đó vào hôm giao thừa, căn cứ Hmeimim của Nga bị khủng bố tấn công bằng súng cối khiến 2 binh sĩ Nga thiệt mạng. Ngoài ra, 7 máy bay khác cũng bị phá hủy.
Đây được xem là tổn thất lớn nhất của Nga trong thời gian tham chiến ở Syria từ năm 2015 tới nay. Chưa đầy 2 tuần sau, Nga đã trả thù khủng bố theo đúng tuyên bố được Bộ Quốc phòng nước này đưa ra.
Bức ảnh công bố cho thấy một căn cứ kiên cố của khủng bố Syria bị dội bom tan tành. Bộ Quốc phòng Nga cho biết vụ việc xảy ra ở tỉnh biên giới Idlib.
“Lực lượng Nga ở Syria đã thực hiện một chiến dịch đặc biệt nhằm truy lùng và tiêu diệt những kẻ đã thực hiện vụ tấn công vào căn cứ Hmeimim cách đây ít tuần”, Bộ Quốc phòng Nga thông báo. Lính đặc nhiệm Nga tìm ra vị trí của bọn khủng bố rồi báo về căn cứ chỉ huy để ra lệnh tấn công. Quả tên lửa sử dụng là loại dẫn đường bằng laser, có độ chính xác cao mang tên Krasnopol.
Video đang HOT
…và nổ tan tành trong nháy mắt.
Vài ngày trước, Nga cũng công bố các thiết bị bay không người lái rất hiện đại của khủng bố Syria và nói rằng “chúng được sản xuất nhờ sự hỗ trợ của bên thứ ba”. Dù không nói ra đây là quốc gia nào nhưng các chuyên gia đều cho rằng Moscow đang ám chỉ Washington. Ở thời điểm vụ tấn công xảy ra, máy bay do thám của Mỹ xuất hiện gần căn cứ Hmeimim.
Tháng 12.2017, Tổng thống Nga Putin bất ngờ đến Syria và tuyên bố rút một phần lực lượng tại đây về nước. Khủng bố IS được cho là bị tiêu diệt gần như toàn bộ ở Syria và đang chạy trốn khắp Trung Đông.
Theo Danviet
Hủy bỏ INF: Nga-Mỹ tái hiện chạy đua vũ trang Xô-Mỹ?
Tờ The Washington Post (WP) của Mỹ cho rằng, Hoa Kỳ và Nga đang hướng tới một cuộc chạy đua vũ trang mới, giống Xô-Mỹ trước đây.
Hiệp ước về các tên lửa tầm trung và tầm ngắn INF là một bước đột phá tại thời điểm ký kết, vì nó có thể giải giáp toàn bộ kho vũ khí hạt nhân thời chiến tranh lạnh giữa Liên Xô/Nga và Mỹ. Nhưng hiện nay mối quan hệ giữa Washington và Moscow thiếu sự tin cậy lẫn nhau dẫn đến sự sụp đổ của thỏa thuận này.
Như các tác giả của bài viết lưu ý, hiệp ước này là lần đầu tiên đạt được thỏa thuận loại trừ một lớp vũ khí hạt nhân trong toàn bộ thời gian Chiến tranh Lạnh và việc nó bị hủy bỏ sẽ dẫn đến bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang mới, tờ Washington Post viết.
Theo tờ báo Mỹ, đây là "một thời kỳ tràn đầy hy vọng, khi cả hai siêu cường tin rằng một thỏa thuận hạn chế và có thể kiểm soát được sẽ làm giảm mối đe dọa của một cuộc chiến tranh hạt nhân".
Bây giờ các nước không tin tưởng lẫn nhau, tố cáo lẫn nhau vi phạm hiệp ước. Điều này cho thấy, cả Hoa Kỳ và Nga dường như đang quay trở lại cuộc chạy đua vũ trang, mà đã được thế hệ trước loại trừ; thế nhưng, cả hai bên đều tuyên bố rằng "họ không muốn điều này".
Kể từ năm 2014, Washington đã liên tục nói Moscow đang phát triển và tiến hành các cuộc thử nghiệm tên lửa bị cấm trong hiệp ước này. Tuy nhiên, theo các tác giả của bài viết thừa nhận, chi tiết của những cáo buộc này vẫn còn mơ hồ, và Nga luôn bác bỏ chúng.
Ngược lại, Moscow cũng cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ vi phạm hiệp ước và Mỹ cũng phủ nhận điều này.
Hiệp ước này cung cấp một cơ chế đặc biệt để giải quyết các tranh chấp như vậy, nhưng cho đến nay công việc không mang lại kết quả. Các tác giả nhấn mạnh rằng, tình thế đối đầu và tiêu cực dẫn đến sự sụp đổ của Hiệp ước INF và bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Chủ tịch Viện Các vấn đề địa chính trị Nga là ông Konstantin Sivkov mới đây đã cáo buộc Mỹ "đang chuẩn bị cho dư luận về việc rút khỏi Hiệp ước Hủy bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF)".
Ông cho biết ý kiến về bài báo được công bố trên tờ Financial Times trích dẫn nguồn tin tiết lộ là Mỹ đã cảnh báo Nga về kế hoạch bắt đầu phát triển tên lửa hạt nhân mới nếu Moscow không "quay trở lại tuân thủ" Hiệp ước INF. Bên cạnh đó, Mỹ sẵn sàng áp đặt các hạn chế đối với công ty chế tạo tên lửa "Novator 9M729" của Nga.
Nga và Mỹ sẽ bước vào cuộc chạy đua vũ trang mới giống như Liên Xô-Mỹ?
"Những bài viết như vậy chỉ ra rằng ở Hoa Kỳ đang khởi động một chiến dịch thông tin, chuẩn bị cho dư luận trước việc họ sẽ rút khỏi INF. Rõ ràng Hoa Kỳ đang muốn chế tạo một tên lửa tầm trung mới, thứ vũ khí cần thiết để thực hiện khái niệm "đòn chặt đầu" - ông Sivkov nói.
Ông cũng cảnh báo rằng, nếu hiệp ước INF chấm dứt hiệu lực, Nga không còn cần tập trung phát triển tên lửa tầm trung vì chúng đe dọa châu Âu chứ không phải Mỹ. Moscow sẵn sàng có phản ứng đối xứng, bởi Nga đang sở hữu những vũ khí có khả năng răn đe rất mạnh.
Ngược lại, Mỹ cũng tố cáo Nga vi phạm INF. Đại sứ Mỹ John Tefft tuyên bố rằng, phía Nga vi phạm Hiệp ước được ký kết vào năm 1987 tại Washington (mang tính chất vô thơi han). Văn kiện này cấm các bên sở hữu tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình từ khoảng 500 đến 5,5 nghìn km.
Do đó, Quôc hôi Hoa Ky đã thông qua quyết định câp kinh phí chế tao một loại tên lưa tâm trung để đáp trả việc "Nga vi pham hiêp ước hủy bỏ tên lưa tâm trung va tâm ngăn". Quyêt đinh nay đươc nêu trong ngân sach Quôc phong năm 2018 vừa được Quôc hôi Hoa Ky chấp thuận.
Theo tai liêu đươc công bô trên trang web cua Uy ban vê Lưc lương vu trang cua Quôc Hôi Hoa Ky, ngân sach tru đinh viêc cung câp 58 triêu USD cho nghiên cưu va chế tao tên lưa tâm trung. Biên phap nay đươc ap đăt vi Nga vi pham hiêp ước INF.
Nếu Hiệp ước này thực sự bị hủy bỏ, rõ ràng là việc Washington Post nhận định là hai bên sẽ leo vào một cuộc chạy đua vũ trang là điều có thể xảy ra. Tuy nhiên, bối cảnh địa-chính trị trên thế giới đã khác xa ngày xưa, và Nga cũng đã có những nhà lãnh đạo mới khôn ngoan hơn.
Nga hiện nay sẽ không chạy đua vũ trang ồ ạt với Mỹ như thời Liên Xô trước đây, mà sẽ tập trung phát triển có chọn lọc các loại vũ khí thế mạnh và có tính chất răn đe khủng khiếp của mình như tàu ngầm hạt nhân chiến lược/tấn công đa năng; tên lửa hạt nhân phóng từ đất liền, cùng với các tên lửa hành trình phóng máy bay ném bom tầm xa.
Bộ 3 vũ khí răn đe hạt nhân này sẽ là nhân tố chủ chốt trong việc răn đe những cái đầu nóng muốn gây chiến với nước Nga.
Theo Huy Bình (Báo Đất Việt)
Nga sẽ hạn chế các chuyến bay giám sát quân sự của Mỹ Bắt đầu từ năm sau, Nga sẽ hạn chế các chuyến bay giám sát của Mỹ để đáp trả động thái tương tự trước đó Ngày 27.12, hãng thông tấn RIA dẫn lời ông Georgy Borisenko, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Moscow sẽ hạn chế các chuyến bay giám sát quân sự của Mỹ trên vùng...