Nga đối mặt với áp lực sau bản danh sách đen
Phương Tây tiếp tục gia tăng sức ép nhằm vào Nga sau khi Moscow thông qua một danh sách đen bao gồm 89 chính trị gia EU bị cấm vào nước này.
Nga hứng đòn trả đũa
Theo hãng thông tấn AP, Nghị viện của Liên minh châu Âu (EP) sẽ tiến hành 3 biện pháp nhằm vào các quan chức Nga trong động thái trả đũa việc Moskva công bố bản danh sách cấm 89 chính trị gia của 17 nước châu Âu nhập cảnh Nga.
Ngày 2/6, Chủ tịch EP Martin Schulz tuyên bố trong khi chờ Nga dỡ bỏ bản danh sách này, EP sẽ hạn chế việc lui tới các cơ sở của tổ chức này đối với 2 quan chức ngoại giao hàng đầu của Nga, đánh giá quyền tiếp cơ quan lập pháp này của các thành viên thuộc Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) và Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) dựa trên cơ sở từng trường hợp cụ thể và đình chỉ hợp tác với Ủy ban Nga – Liên minh châu Âu (EU).
Không chỉ bị EP gia tăng sức ép, Nga còn đang sức ép lớn khi Kiev cáo buộc Moscow phá hoại các cuộc đàm phán về cuộc khủng hoảng ở Ukraine sau khi một cuộc họp ở Minsk (Belarus) nhằm giải quyết cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine đã bị hoãn.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (bên phải) và người đồng cấp Mỹ John Kerry.
Phát biểu trước truyền thông, Đại diện của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) Heidi Tagliavini cho biết các quan chức đến từ Ukraine, Nga và nhóm trung gian hòa giải của OSCE đã quyết định hoãn cuộc họp với các đại diện của lực lượng ly khai.
Hãng thông tấn Interfax của Ukraine, được xem là thân cận với nhà thương thuyết của Chính phủ Ukraine Leonid Kuchma, dẫn một nguồn tin Ukraine cáo buộc đại diện Nga phải chịu trách nhiệm vì sự đổ vỡ của các cuộc đàm phán trên.
Video đang HOT
Nguồn tin trên nói: “Đại diện của Nga, ông Azamat Kulmukhametov đã rời phòng họp. Như vậy, trên thực tế Nga đã phá hoại cuộc họp của nhóm này.”
Trong khi đó, hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti của Nga dẫn một nguồn tin gần gũi với các cuộc đàm phán ở thủ đô của Belarus cho biết các bên có thể tổ chức một cuộc họp mới vào ngày 16/6.
Nga bảo vệ quyết định của mình
Sau khi Liên minh châu Âu (EU) có phản ứng mạnh về danh sách đen gồm 89 công dân châu Âu bị cấm vào Nga và cho rằng đây là động thái “hoàn toàn độc đoán và vô lý” của Moskva, Nga đã lên tiếng bảo vệ cho quyết định của mình.
Phát biểu trước truyền thông hôm 1/6, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định tuyên bố của EU là hoàn toàn “vô lý.” Ông nêu rõ Moskva đã kiềm chế quá lâu và bản danh sách trên là nhằm đáp trả bước đi đơn phương không thân thiện của EU chứ không phải là hành động khiêu khích.
Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh, trước đó, phương Tây đã áp đặt trừng phạt đối với các quan chức Nga khi họ thông qua các quyết định về các vấn đề cấp thiết của nước Nga, trong đó có vấn đề sáp nhập trở lại Bán đảo Crimea theo ý nguyện của người dân vùng lãnh thổ này, do đó lệnh trừng phạt của EU và Mỹ là vô lý.
Quan chức ngoại giao hàng đầu của Nga đồng thời cho biết các chính khách EU có tên trong danh sách cấm nhập cảnh vào Nga là những người đã “ủng hộ mạnh mẽ cuộc đảo chính” tại Ukraine hồi năm ngoái, lật đổ chính quyền hợp pháp của Tổng thống khi đó là ông Viktor Yanukovych.
Trước đó, ngày 28/5, Nga đã thông qua một danh sách đen gồm 89 chính trị gia EU bị cấm vào Nga để đáp trả các lệnh trừng phạt mà EU áp đặt lên Nga liên quan vấn đề Crimea và Ukraine.
Ngọc Hòa (tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nga thản nhiên: EU trừng phạt trước, cớ gì phản đối "danh sách đen"?
Vừa qua bản danh sách cấm vận đáp trả lại lệnh trừng phạt tương tự của Mỹ và EU, do Nga đưa ra đã khiến các nước châu Âu nổi giận.
Các quan chức chính quyền Nga cho rằng, bản "danh sách đen" mà Moscow đưa ra chỉ thuần túy là đáp trả lại hành động tương tự mà Mỹ và châu Âu đã áp đặt đối với Nga từ rất lâu rồi, vậy mà không hiểu sao phương Tây lại tức tối đến vậy đối với bản danh sách này.
Phản ứng trước động thái trên của Nga, một phát ngôn viên của EU cho biết, lệnh cấm của Nga không hề có lời giải thích nào và điều đó là hoàn toàn "tùy tiện" và "phi lý", các nước Thụy Điển, Hà Lan, Đức cùng lên tiếng phản đối bản "danh sách đen" của Nga
"Moscow khẳng định đã gửi tới các nước EU bản danh sách những nhân vật bị cấm nhập cảnh vào Nga, tuy nhiên nước này cũng không muốn bình phẩm về những người bị cấm nhập cảnh, việc họ làm như thế nào thì tự họ biết" - tuyên bố Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ.
Bộ này cũng nhắc lại rằng, Điện Kremlin lâu nay đã khuyến cáo rằng đại diện của những nước áp đặt trừng phạt chống lại nước Nga, trước các chuyến đi đến Nga nên liên hệ với tòa lãnh sự của nước này để xác minh xem mình có được nhập cảnh vào Liên bang Nga hay không.
"Tuy nhiên, các đối tác của chúng tôi không làm như vậy mà yêu cầu thông báo qua kênh ngoại giao. Trong bối cảnh đó, Nga đã gửi danh sách trên cho Liên minh châu Âu" - một vị quan chức giấu tên thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Ông này cũng nói thêm rằng qui định hạn chế nhập cảnh vào Nga đối với đại diện một số nước EU được áp dụng thuần túy là một phản ứng đáp trả của Moscow đối với các lệnh trừng phạt tương ứng mà Liên minh châu Âu đã áp đặt đối với Nga, sau khi cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine nổ ra.
Từ khi cuộc khủng hoảng chính trị Ukraine nổ ra, Nga và Mỹ-EU đã đưa ra nhiều lệnh trừng phạt lẫn nhau
Được biết, Moscow đã chuyển tới đại sứ quán các nước EU danh sách những nhân vật bị cấm nhập cảnh vào Liên bang Nga. Bản sao tài liệu đã được công bố trên trang web của công ty phát thanh truyền hình quốc gia Phần Lan và một số phương tiện truyền thông châu Âu.
Danh sách bao gồm 89 nhân vật, trong đó có các thành viên Nghị viện châu Âu, quan chức cao cấp quân sự, an ninh và tình báo, các nhân vật hoạt động xã hội. Đa số những người được "danh sách đen" của Nga đề cập là công dân các nước Baltic, Ba Lan, Thụy Điển và Vương quốc Anh.
Danh sách này có một số nhân vật tầm cỡ như Tổng thư ký Hội đồng Liên minh châu Âu Uwe Corsepius, lãnh đạo đảng Xã hội Pháp Bruno Le Roux, cựu Phó Thủ tướng Anh Nick Clegg, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Malcolm Rifkind, cựu Thủ tướng Bỉ Guy Verhofstadt...
Ba Lan là đất nước có nhiều chính trị gia lên tiếng chỉ trích "chính sách" của Nga đối với Ukraine, có 18 cái tên trong danh sách đen cấm nhập cảnh, ví dụ như Thứ trưởng Bộ Tư pháp Ba Lan Robert Kupiecki...
Trên thực tế, phía Nga vẫn chưa công khai bản "danh sách đen" mà chỉ chuyển cho đại diện Liên minh châu Âu tại Moscow và một số đại sứ quán châu Âu vào ngày 27 tháng 5, nhưng sau đó nó đã được chính các nước EU công khai trước truyền thông thế giới.
Theo các phương tiện truyền thông Đức và Phần Lan, danh sách đã được Bộ Ngoại giao Nga đưa ra, đáp ứng đề nghị từ các nước châu Âu là những quan chức chính phủ, chính khách của họ không hiểu sao lại bị từ chối nhập cảnh vào Nga.
Theo_An ninh thủ đô
Nga khiến phương Tây "lạnh sống lưng" vì cảnh báo mới Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hôm qua (2/6) đã gửi lời cảnh báo sắc lạnh đến giới chức Liên minh Châu Âu (EU) rằng, nếu họ quyết định thắt chặt chế độ trừng phạt nhằm vào Nga thì Châu Âu sẽ không tránh khỏi việc phải hứng chịu đòn đáp trả thích đáng. Thủ tướng Nga Medvedev "Các đối tác đến từ Liên...