Nga dọa trả đũa nếu Mỹ đưa 20 quả bom hạt nhân đến Đức
Truyền thông Đức đưa tin Mỹ sắp đưa 20 quả bom hạt nhân B61 mới đến căn cứ không quân Bchel của Đức. Nga tuyên bố sẽ trả đũa nếu thông tin này là thật.
Bốn quả bom hạt nhân B61 treo dưới giá lắp bom của một máy bay ném bom của Mỹ – Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Căn cứ Bchel ở bang Rhineland-Palatinate (miền tây nước Đức) là nơi bố trí các máy bay tiêm kích đa chức năng Panavia Tornado của Đức có khả năng mang bom hạt nhân B61 của Mỹ, kênh truyền hình ZDF (Đức) đưa tin ngày 22.9. Đây là căn cứ quân sự duy nhất ở Đức có vũ khí hạt nhân, và những quả bom hạt nhân của Mỹ được lưu trữ tại đây theo thỏa thuận chia sẻ vũ khí hạt nhân Mỹ – Đức.
Mỹ đang phát triển phiên bản mới của B61 mang tên Mod 12 (gọi tắt B61-12). Kênh truyền hình ZDF (Đức) cho hay vào cuối năm 2015, căn cứ Bchel sẽ nhận những quả bom hạt nhân B61-12 từ Mỹ, đồng thời được cấp ngân sách nâng cấp các máy bay Panavia Tornado.
Bom hạt nhân B61-12 có sức công phá mạnh gấp bốn lần quả bom mà Mỹ từng xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản), theo ZDF.
Bộ Quốc phòng Đức hiện vẫn chưa có bình luận gì về thông tin của ZDF. Trong khi đó, cựu Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Đức Willy Wimmer cho ZDF biết động thái nâng cấp kho vũ khí hạt nhân tại căn cứ Bchel giúp NATO mở rộng khả năng đối phó với Nga.
Nga lâu nay luôn chỉ trích chương trình chia sẻ vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và các quốc gia châu Âu, cho rằng điều này vi phạm tinh thần Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân, theo đó cấm chuyển vũ khí hạt nhân đến những quốc gia không có vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, Washington khẳng định Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân không cấm Mỹ cất giữ vũ khí hạt nhân ở châu Âu, miễn là vũ khí hạt nhân nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ.
Video đang HOT
Máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ thử nghiệm ném bom hạt nhân B61 không có đầu đạn hạt nhân – Ảnh: Không quân Mỹ
Trả lời phỏng vấn ZDF, bà Maria Zakharova, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho biết Nga quan ngại trước việc Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân ở các nước châu Âu, huấn luyện binh sĩ những nước này cách sử dụng vũ khí hạt nhân, đe dọa an ninh khu vực và đe dọa an ninh quốc gia của Nga.
Bình luận về thông tin mà ZDF đưa ra, ông Dmitry Peskov, người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putinngày 23.9 cho biết nếu thông tin trên là chính xác thì “động thái này có thể đe dọa cán cân quyền lực ở châu Âu, và buộc Nga sẽ phải có biện pháp đáp trả cần thiết để tái lập sự cân bằng và bình đẳng về mặt chiến lược”.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Lạnh người chuyện quân đội Mỹ 8 lần làm rơi bom nguyên tử
Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã làm rơi bom nguyên tử đến 8 lần trong với tổng đương lượng nổ gấp 2.200 lần quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima.
Lần đầu tiên quân Mỹ làm rơi bom nguyên tử là vào ngày 13/2/1950 khi một chiếc B-36 trên đường từ Alaska đến Texas trong một cuộc huấn luyện thì hỏng động cơ và mất độ cao. Để cứu máy bay, phi hành đoàn vứt bỏ đồ mang theo là một quả bom hạt nhân Mark 4 (Fat Man) với đương lượng nổ 30 Kiloton xuống Thái Bình Dương. Thành phần thuốc nổ thường trong quả bom đã phát nổ tạo ra ánh chớp và sóng xung kích. Rất may thành phần lõi plutonium của quả bom không có ở trong. Tuy nhiên thành phần uranium của quả bom bị mất và không bao giờ tìm thấy được. Tháng 10/1956, một chiếc B-47 mang hai lõi vũ khí hạt nhân từ căn cứ không quân MacDill ở Florida vào một căn cứ không quân ở Ma rốc. Nhưng nó đã mất tích trong một đám mây dày ở độ cao 14.500 feet trên biển Địa Trung Hải. Một phái đoàn tìm kiếm đã mất nhiều công sức nhưng không thấy gì dù là đống đổ nát. Hai lõi hạt nhâncũng bặt vô âm tín. Mặc dù loại lõi bom nguyên tử đó chưa được tiết lộ, người ta đoán rằng đó là lõi bom Mark 15 nhiệt hạch - loại thường được chở trên những chiếc B-47. Loại bom này có đương lượng nổ bằng 3,4 megaton. Trong ảnh là một quả bom Mark15. Tháng 5/1968, một chiếc B-47 rời Florida với vũ khí hạt nhân để thực hiện bài tập mô phỏng đánh một thành phố của Nga sau đó trốn tránh máy bay tiêm kích. Qua bờ biển Georgia, B-47 va chạm với chiếc tiêm kích. Phi hành cố hạ cánh nhưng không thành công nên họ đã vứt quả bom xuống biển trước khi hạ cánh an toàn. Vì là diễn tập nên quả bom không mang lõi hạt nhân. Ngày 24/1/1961, một chiếc B-52 mang theo hai quả bom hạt nhân chứa 24 megaton bị rơi trong khi cất cánh từ căn cứ không quân ở Goldsboro, North Carolina. Một trong hai quả bom đã chìm trong vùng đất nông nghiệp lầy lội và lõi uranium của nó cũng mất tích dù người ta đã đào rất sâu để tìm nó. Quả bom thứ hai may mắn hơn đã được hạ cánh an toàn vì dù của nó vướng vào cây. Ngày 5/12/1965 một chiếc A-4 Skyhawk cất cánh từ tàu sân bay USS Ticonderoga đã bị lăn xuống biển với một quả bom hạt nhân B43. Chiếc máy bay chìm nhanh vào vùng nước sâu 16.000 feet (khoảng 500m). Hiện vẫn chưa rõ quả bom đã nổ hay chưa. Theo lý thuyết, áp lực ở độ sâu 500m có thể đã đủ để kích nổ nó. Dù nó chưa nổ, người ta cũng không thể tiếp cận. Trong ảnh là một chiếc A-4. Năm 1966, một B-52 đâm vào chiếc KC-135 khiến 4 quả bom nhiệt hạch bị văng xuống Tây Ban Nha. 4 quả bom thuộc loại B28 đã rơi xuống một làng đánh cá nhỏ ở Palomares. 3 quả sau đó đã được thu hồi còn quả bom thứ 4 rơi xuống biển. Năm 1968, một chiếc B-52 bị rơi và mất vũ khí ở dưới lớp băng của đảo băng Greenland. 4 quả bom nguyên tử loại B28 được thả xuống, 3 quả bị vỡ còn quả thứ 4 mất tích. Năm 1968, một chiếc B-52 bị rơi và mất vũ khí ở dưới lớp băng của đảo băng Greenland. 4 quả bom nguyên tử loại B28 được thả xuống, 3 quả bị vỡ còn quả thứ Cũng năm 1968, tàu ngầm tấn công USS Scorpion bị chìm mang theo 2 ngư lôi hạt nhân Mark 45. Hiện con tàu này nằm dưới đáy Đại Tây Dương ở độ sâu 3000m. Các khoang chứa ngư lôi vẫn nguyên vẹn nhưng việc thu hồi ngư lôi là vô cùng khó khăn. Trong ảnh là một tàu ngầm Scorpion.
Lần đầu tiên quân Mỹ làm rơi bom nguyên tử là vào ngày 13/2/1950 khi một chiếc B-36 trên đường từ Alaska đến Texas trong một cuộc huấn luyện thì hỏng động cơ và mất độ cao. Để cứu máy bay, phi hành đoàn vứt bỏ đồ mang theo là một quả bom hạt nhân Mark 4 (Fat Man) với đương lượng nổ 30 Kiloton xuống Thái Bình Dương. Thành phần thuốc nổ thường trong quả bom đã phát nổ tạo ra ánh chớp và sóng xung kích. Rất may thành phần lõi plutonium của quả bom không có ở trong. Tuy nhiên thành phần uranium của quả bom bị mất và không bao giờ tìm thấy được.
Tháng 10/1956, một chiếc B-47 mang hai lõi vũ khí hạt nhân từ căn cứ không quân MacDill ở Florida vào một căn cứ không quân ở Ma rốc. Nhưng nó đã mất tích trong một đám mây dày ở độ cao 14.500 feet trên biển Địa Trung Hải. Một phái đoàn tìm kiếm đã mất nhiều công sức nhưng không thấy gì dù là đống đổ nát. Hai lõi hạt nhâncũng bặt vô âm tín.
Mặc dù loại lõi bom nguyên tử đó chưa được tiết lộ, người ta đoán rằng đó là lõi bom Mark 15 nhiệt hạch - loại thường được chở trên những chiếc B-47. Loại bom này có đương lượng nổ bằng 3,4 megaton. Trong ảnh là một quả bom Mark15.
Tháng 5/1968, một chiếc B-47 rời Florida với vũ khí hạt nhân để thực hiện bài tập mô phỏng đánh một thành phố của Nga sau đó trốn tránh máy bay tiêm kích. Qua bờ biển Georgia, B-47 va chạm với chiếc tiêm kích. Phi hành cố hạ cánh nhưng không thành công nên họ đã vứt quả bom xuống biển trước khi hạ cánh an toàn. Vì là diễn tập nên quả bom không mang lõi hạt nhân.
Ngày 24/1/1961, một chiếc B-52 mang theo hai quả bom hạt nhân chứa 24 megaton bị rơi trong khi cất cánh từ căn cứ không quân ở Goldsboro, North Carolina. Một trong hai quả bom đã chìm trong vùng đất nông nghiệp lầy lội và lõi uranium của nó cũng mất tích dù người ta đã đào rất sâu để tìm nó. Quả bom thứ hai may mắn hơn đã được hạ cánh an toàn vì dù của nó vướng vào cây.
Ngày 5/12/1965 một chiếc A-4 Skyhawk cất cánh từ tàu sân bay USS Ticonderoga đã bị lăn xuống biển với một quả bom hạt nhân B43. Chiếc máy bay chìm nhanh vào vùng nước sâu 16.000 feet (khoảng 500m). Hiện vẫn chưa rõ quả bom đã nổ hay chưa. Theo lý thuyết, áp lực ở độ sâu 500m có thể đã đủ để kích nổ nó. Dù nó chưa nổ, người ta cũng không thể tiếp cận. Trong ảnh là một chiếc A-4.
Năm 1966, một B-52 đâm vào chiếc KC-135 khiến 4 quả bom nhiệt hạch bị văng xuống Tây Ban Nha. 4 quả bom thuộc loại B28 đã rơi xuống một làng đánh cá nhỏ ở Palomares. 3 quả sau đó đã được thu hồi còn quả bom thứ 4 rơi xuống biển.
Năm 1968, một chiếc B-52 bị rơi và mất vũ khí ở dưới lớp băng của đảo băng Greenland. 4 quả bom nguyên tử loại B28 được thả xuống, 3 quả bị vỡ còn quả thứ 4 mất tích.
Năm 1968, một chiếc B-52 bị rơi và mất vũ khí ở dưới lớp băng của đảo băng Greenland. 4 quả bom nguyên tử loại B28 được thả xuống, 3 quả bị vỡ còn quả thứ Cũng năm 1968, tàu ngầm tấn công USS Scorpion bị chìm mang theo 2 ngư lôi hạt nhân Mark 45. Hiện con tàu này nằm dưới đáy Đại Tây Dương ở độ sâu 3000m. Các khoang chứa ngư lôi vẫn nguyên vẹn nhưng việc thu hồi ngư lôi là vô cùng khó khăn. Trong ảnh là một tàu ngầm Scorpion.
Theo_Kiến Thức
Tìm thấy xác tàu sân bay Mỹ từng thử bom hạt nhân Các nhà khoa học tìm thấy một chiếc tàu sân bay của Mỹ được dùng để thử nghiệm bom nguyên tử trong thế chiến thứ hai. Chiếc tàu đã bị đánh đắm ở một vùng biển bí mật phía Bắc California cách đây vài thập kỷ. Viện hải dương và khí quyển quốc gia (Mỹ) đã đến và ghi hình về chiếc tàu...