Nga dọa tấn công hạt nhân nếu Đan Mạch tham gia lá chắn tên lửa NATO
Đại sứ Nga tại Đan Mạch ngày 21/3 tuyên bố hải quân Đan Mạch có thể bị tấn công bằng tên lửa hạt nhân nếu nước này tham gia lá chắn tên lửa của NATO. Đan Mạch đã phản ứng giận dữ trước bình luận này.
Một tàu chiến của Đan Mạch (Ảnh: AFP)
Ông Mikhail Vanin đưa ra bình luận trên trong một bài viết trên nhật báo Đan Mạch Jyllands-Poste, gây ra phản ứng giận dữ trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây ngày càng leo thang.
“Tôi không nghĩ rằng người Đan Mạch hiểu rõ các hậu quả của những gì xảy ra nếu Đan Mạch tham gia lá chắn tên lửa do Mỹ đứng đầu” .
“Nếu điều đó xảy ra, các tàu chiến của Đan Mạch sẽ trở thành mục tiêu của các tên lửa hạt nhân Nga”, ông Vanin viết.
Video đang HOT
Nga từ lâu đã phản đối lá chắn tên lửa của NATO, trong đó các quốc gia thành viên đóng góp radar và vũ khí để bảo vệ châu Âu khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa. Dự án khởi động vào năm 2010 và dự kiến sẽ đi vào hoạt động đầy đủ năm 2025.
Đan Mạch đã cam kết cung cấp 1 hoặc nhiều hơn các tàu khu trục được trang bị radar tiên tiến để theo dõi các tên lửa đang tiến lại gần.
Phản ứng trước bình luận của Đại sứ Nga, Chủ tịch phụ trách các vấn đề đối ngoại của quốc hội Đan Mạch, bà Mette Gjerskov, cho hay tuyên bố của ông Vanin “mang tính đe dọa và không cần thiết” vì lá chắn tên lửa chỉ đơn giản là một “cảnh báo xâm nhập” và không gây nguy hiểm đối với Nga.
Ngoại trưởng Đan Mạch Martin Lidegaard nói các bình của ông ông Vanin “không thể chấp nhận được” và “hoàn toàn không thích hợp”.
Căng thẳng giữa Nga và các quốc gia bắc Âu đã gia tăng trong những năm gần đây do báo cáo về sự gia tăng các vụ xâm nhập của không quân Nga trong khu vực Baltic.
Hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu của NATO đặt trụ sở ở Ramstein, Đức kể từ năm 2012.
Hệ thống bao gồm tàu chiến phá hủy tên lửa của Mỹ tại Tây Ban Nha, các hệ thống phủ thủ tên lửa Patriot tại Thổ Nhĩ Kỹ, các hệ thống radar đặt trên tàu do vài quốc gia thành viên đảm nhiệm và các tên lửa đánh chặn được lên kế hoạch ở Romania.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Mỹ bác quan ngại của Trung Quốc về hệ thống tên lửa THAAD
Theo AFP/THX, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 17/3 đã gạt bỏ quan ngại của Bắc Kinh về khả năng Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc...
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao (THAAD) ở Hàn Quốc (Nguồn: stripes.com)
... Ông Daniel Russel cho rằng: chương trình hạt nhân của Triều Tiên đang tạo ra một "mối đe dọa đáng kể."
Trả lời báo giới sau cuộc gặp Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Lee Kyung-Soo, ông Russel nói: "Tôi lấy làm lạ là tại sao một nước thứ 3 lại phản ứng mạnh mẽ như vậy về một hệ thống an ninh thậm chí còn chưa được triển khai và vẫn còn trên lý thuyết."
Bình luận của ông Russel, người đang ở thăm Seoul, được đưa ra sau khi Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Kiến Siêu bày tỏ quan ngại về ý tưởng triển khai THAAD trên đất Hàn Quốc.
Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cũng có bình luận tương tự trong chuyến thăm Seoul. Bắc Kinh cho rằng hệ thống tên lửa của Mỹ được thiết kế nhằm ngăn chặn sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cùng ngày tuyên bố sẽ tự đưa ra quyết định về việc có triển khai THAAD trên bán đảo Triều Tiên hay không.
Người phát ngôn bộ trên Kim Min-seok cũng nhấn mạnh rằng mặc dù các nước láng giềng có thể có những lập trường riêng về việc Mỹ triển khai THAAD, song họ "không nên tìm cách gây ảnh hưởng đối với chính sách an ninh và quốc phòng" của Hàn Quốc.
Mỹ trước đó đã bày tỏ hy vọng có thể triển khai THAAD trên Bán đảo Triều Tiên để đối phó hiệu quả hơn với các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa từ Triều Tiên./.
Theo (Vietnam )
Mỹ đưa hệ thống phòng thủ tên lửa tới sát Nga tập trận Lầu Năm Góc ngày 13/3 thông báo sẽ đưa một khẩu đội tên lửa phòng không Patriot tham gia cuộc tập trận chung với Ba Lan, một động thái nhằm trấn an các nước đồng minh NATO trong bối cảnh căng thẳng với Nga. Trong khi đó, Mỹ và Bulgaria ngày mai sẽ bắt đầu tập trận chung. Các binh lính Mỹ đứng...