Nga “dọa” phạt nặng Pháp nếu dừng cung cấp tàu đổ bộ Mistral
Hãng tin Itar-tass hôm 28.4 cho hay, Nga dự định sẽ đưa ra hình phạt nặng đối với Pháp nếu nước này từ chối xây dựng các tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral cho Hải quân Nga.
“Họ nợ các tàu đổ bộ của chúng tôi tới cuối năm. Tuy không phủ nhận chính thức là không cung cấp nhưng nếu có bất kỳ sự từ chối chính thức nào, chúng tôi sẽ đưa ra những hình phạt đáng kể”, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Nga Denis Manturov nói.
Trong khi đó, vào đầu tháng Ba, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết, mặc dù có các hành động của Nga ở Ukraine nhưng các thỏa thuận về việc cung cấp trực thăng Mistral vẫn sẽ tiếp tục. Hợp đồng cung cấp hai tàu đổ bộ lớp Mistral Pháp cho Hải quân Nga đã được ký kết vào năm 2011, với số tiền hơn 1 tỷ USD. Dự kiến chiếc tàu đầu tiên sẽ đi vào hoạt động trong tháng 10.2014.
Mô hình tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral. Ảnh: Defenseindustrydaily.com
Video đang HOT
Theo Defenseindustrydaily.com đánh giá, việc Nga đặt mua tàu đổ bộ lớp Mistral của Pháp là một sự thay đổi trong chiến thuật của Nga để tăng cường kiểm soát các khu vực ven biển, như biển Baltic, các vùng biển Đen, vốn phụ thuộc vào máy bay trực thăng và máy bay không người lái (UAV). Trong khi đó cuộc xung đột với Georgia đã cho thấy Nga thất bại trong kiểm soát bờ biển Georgia.
Việc thiết kế tàu đổ bộ lớp Mistral sẽ đóng vai trò kép vừa đổ bộ, hỗ trợ quân đội vừa chở trực thăng, từ đó sẽ tiết kiệm một chặng đường dài phải di chuyển quân và tăng cường khả năng chiến đấu cho quân đội Nga. Các máy bay trực thăng trinh sát/tấn công như Ka-52 Alligator sẽ có thêm sức mạnh tấn công đáng kể khi có sự hỗ trợ của tàu đổ bộ.
Cũng theo Defenseindustrydaily.com thông tin, có thể tàu Mistral sẽ dùng để chở các loại trực thăng của Nga như trực thăng hải quân Ka-27K Helix, trực thăng Ka-29K, trực thăng trinh sát/tấn công Ka-52k Alligator và có thể xem xét cả loại UAV theo mô hình của Israel là Searcher II để phục vụ với vai trò trinh sát.
Động thái trên của Nga diễn ra trong bối cảnh các nước phương Tây dự kiến gia tăng trừng phạt Nga. Vào ngày 28.4, Mỹ, Canada và Liên minh Châu Âu đã công bố mở rộng danh sách trừng phạt Nga trong bối cảnh tình hình khủng hoảng ở Ukraine. Trong đó, Canada tuyên bố trừng phạt hai công ty của Nga cùng 9 quan chức của nước này. Mỹ cấm vận 17 công ty và một số cán bộ Nga. Còn EU dự kiến sẽ đưa ra danh sách trừng phạt Nga vào hôm 29.4. Một số nguồn tin tiết lộ, có khoảng 15 công dân Nga có thể sẽ bị EU cấm nhập cảnh và bị đóng băng tài khoản.
Theo VNE
"Chế độ Kiev" đang đẩy Ukraine tới thảm họa
Trong phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) tổ chức ngày 30-4 liên quan tới tình hình Ukraine theo đề xuất của Anh, Đại sứ Nga tại LHQ, Vitaly Churkin tuyên bố: "Chế độ ở Kiev do phương Tây hậu thuẫn với "mong muốn tốt đẹp" đang dần đẩy đất nước Ukraine tới thảm hoạ". Tuyên bố trên của ông V. Churkin phản bác lại cáo buộc của phương Tây với câu hỏi: Nga có trách nhiệm gì khi.
Kiev đang tìm cách thực hiện thỏa thuận ký tại Geneva.
Ngay khi phát biểu khai mạc phiên họp của HĐBA, Phó tổng thư ký LHQ phụ trách các vấn đề chính trị, Jeffrey Feldman, đã khẳng định, việc thực hiện thỏa thuận 4 bên ký tại Geneva đang bị trì hoãn. Ông này kêu gọi các nước có ảnh hưởng ở miền Đông Ukraine cần khẩn trương thúc đẩy việc thực hiện thỏa thuận.
Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin.
Trong khi đó, Đại sứ Anh tại LHQ, Mark Lyall Grant, tuyên bố, tình hình ở miền ĐôngUkraine xấu đi là do Nga. Theo lời ông này, trong khi Kiev cố gắng thực hiện thỏa thuậnGeneva, thì Moscow sau khi có được Crưm lại đang "nhòm ngó" miền Đông Ukraine. Còn Đại sứ Pháp tại LHQ tuyên bố, Nga có thể hứng chịu thêm các lệnh trừng phạt mới, nhưng đó là điều "không ai muốn".
"Đây không phải là mùa xuân miền Đông Ukraine, mà nó là một chiến dịch được lên kế hoạch từ trước", Đại diện thường trực của Mỹ tại LHQ, Samantha Power, tuyên bố, khi đánh giá về tình hình Ukraine hiện tại. Theo lời bà này, Nga sẽ không bao giờ "lùi một bước" để giải quyết dứt điểm khủng hoảng ở quốc gia Đông Âu này. Còn Đại sứ Trung Quốc thể hiện quan điểm trung lập và kêu gọi các bên cố gắng giải quyết xung đột thông qua đàm phán.
Về phần mình, ông V. Churkin tuyên bố, Kiev đang vi phạm thỏa thuận Geneva khi bắt đầu hoạt động quân sự chống lại người dân miền Đông Ukraine. "Thật khó có thể tin tưởng vào chính phủ tạm quyền Ukraine khi các cơ quan sức mạnh lại nằm trong tay Đảng Svaboda (thiên hướng cực hữu)", ông V. Churkin cho biết.
"Làm sao có thể thuyết phục người tự vệ địa phương miền Đông hạ vũ khí, khi họ bị bao vây bởi quân đội, an ninh và phong trào The Right Sector", Đại sứ Nga bổ sung. Cùng với đó, các lãnh đạo người biểu tình, trong đó có "thống đốc nhân dân Donetsk" Pavel Gubarev đang bị bắt giữ.
Khi nói về việc lực lượng quân sự Nga, ông V. Churkin nhấn mạnh, họ đang ở trên lãnh thổ Nga và thực hiện các cuộc tập trận đã lên kế hoạch từ trước. "Trong khi đó, lực lượng quân sự Mỹ đâu có ngồi ở nhà!", Đại sứ Nga nhấn mạnh, khi nói về các hoạt động quân sự của Mỹ tại Đông Âu và Hắc Hải. Thậm chí, ông V. Churkin không loại trừ khả năng việc xuất hiện các tay súng tấn công khi Ủy ban quan sát viên quốc tế OSCE tới Slavyansk là hành động khiêu khích của Kiev.
Theo VNE
Miền Đông U-crai-na chìm trong bất ổn Theo AP, quyền Tổng thống U-crai-na Ô. Tu-rơ-tri-nốp (O.Turchynov) ngày 30-4 đã thừa nhận, cảnh sát và lực lượng an ninh nước này "bất lực" trong việc giải quyết tình trạng bất ổn tại khu vực miền Đông giáp Nga. Lực lượng tự vệ địa phương đang chiếm giữ hàng chục tòa nhà chính quyền. Phát biểu tại một cuộc họp với các...