Nga dọa giáng cho Ukraine một đòn kinh tế
Tổng thống Nga Putin hôm qua đe dọa thu tiền trước khi bán gas cho Ukraine, hành động có thể khiến kinh tế của nước láng giềng, vốn đang bên bờ phá sản, suy sụp.
Đây có thể sẽ là đòn kinh tế mới nhất mà Moscow dành cho chính quyền mới ở Ukraine kể từ khi tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych bị lật đổ, theo Fox News.
Tổng thống Nga Putin. Ảnh: AP
Phát biểu trong một cuộc họp với các bộ trưởng hôm qua, Putin cho rằng việc thu tiền trước bán khí đốt sau là “phù hợp với các điều khoản của hợp đồng” giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng tập đoàn năng lượng Nga Gazprom có thể chưa cần thực hiện các biện pháp mạnh trước khi có các kết quả tham vấn bổ sung giữa hai nước.
Nga đã loại bỏ cơ chế giảm giá gas bán cho Ukraine bởi cơ chế này gắn liền với việc Nga thuê quân cảng ở bán đảo Crimea, nay đã được Nga sáp nhập. Ukraine cũng đã cam kết với IMF về việc xóa bỏ trợ giá khí đốt trong nước để đổi lấy khoản vay 14 tỷ USD cứu nền kinh tế.
Trước đó, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Yuri Prodan nói nước này sẽ chỉ trả tiền khí đốt tháng ba sau khi hai nước thỏa thuận xong về giá. Kiev không đồng ý mức giá mới cao hơn hẳn mà Gazprom đưa ra.
Video đang HOT
Tổng thống Putin cho biết cho dù Nga không công nhận chính phủ ở Kiev, nước này vẫn tiếp tục viện trợ kinh tế cho nước láng giềng, tuy nhiên việc viện trợ không kéo dài mãi mãi, mà phải tùy thuộc vào các diễn biến ở Ukraine, theo Ria Novosti.
Nga đã ngừng nhập khẩu sữa của 6 công ty sữa Ukraine với các lý do kỹ thuật, sau khi Kiev tuyên bố không cho phép nhiều công ty lương thực của Nga bán hàng vào Ukraine. Kiev và Moscow cũng ngừng một số hợp đồng về khí tài quân sự. Ukraine là nhà cung cấp phụ tùng kỹ thuật quân sự lớn của Nga.
Theo VNE
Nga sẽ đàm phán với Ukraine và phương Tây
Lần đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng chính trị giữa Nga và Ukraine nổ ra, Mátxcơva hôm qua 8/4 đã chấp nhận sẽ đàm phán với quốc gia láng giềng, cùng với sự tham dự của Mỹ và EU. Dự kiến cuộc họp sẽ diễn ra trong tuần tới.
Người biểu tình thân Nga xuống đường tại Donetsk
Cuộc họp sẽ có sự tham dự của bà Catherine Ashton, người phụ trách đối ngoại của EU, ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp phía Ukraine Andriy Deshchytsia.
Đây là lần đầu tiên cuộc họp 4 bên được tổ chức sau khi Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ nước mình hồi tháng 2 vừa qua, đồng thời bị cho là huy động nhiều binh sỹ đóng quân dọc biên giới với Ukraine.
Kiev và Washington cáo buộc Mátxcơva kích động bạo loạn tại khu vực phía Đông Ukraine, vốn có nhiều người nói tiếng Nga sinh sống, nhằm tạo đà cho khả năng chiếm đóng thêm nhiều lãnh thổ của Ukraine. Tuy nhiên Nga đã bác bỏ cáo buộc này một cách mạnh mẽ.
Đến nay Mátxcơva vẫn từ chối công nhận chính quyền mới tại Kiev sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych thân Nga bị lật đổ cách đây 2 tháng.
Thời gian và địa điểm chính xác cho cuộc gặp chưa được công bố, mặc dù một quan chức châu Âu xác nhận cuộc họp sẽ diễn ra tại châu Âu.
Một người phát ngôn của bà Ashton cho biết bà "sẽ tiếp tục các nỗ lực ngoại giao nhằm hạ nhiệt căng thẳng tại Ukraine. Trong bối cảnh đó, bà sẽ gặp Bộ trưởng ngoại giao các nước Mỹ, Nga và Ukraine trong tuần tới".
Trong ngày thứ Ba, NATO cảnh báo Nga rằng việc can thiệp sâu hơn vào Ukraine sẽ là một "sai lầm lịch sử" với hậu quả xấu.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen khẳng định Mátxcơva phải rút quân đang đồn trú tại biên giới phía Đông của Ukraine. "Tôi hối thúc Nga rút lui và không leo thang tình hình tại Đông Ukraine", ông Rasmussen nói.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố không có ý định xâm chiếm Ukraine nhưng ông bảo lưu quyền bảo vệ các lợi ích của Nga tại đây.
Ông kêu gọi nước Nga "tham gia vào một cuộc đối thoại thực chất với giới chức Ukraine".
Căng thẳng đã leo thang từ cuối tuần qua, khi những người biểu tình thân Nga chiếm tòa nhà chính quyền địa phương tại Donetsk, Luhansk và Kharkiv, ở phía Đông Ukraine. Họ dựng rào chắn và cắm cờ Nga tại những địa điểm này.
Trong ngày hôm qua, giới chức Ukraine cho biết đã giành lại quyền kiểm soát tòa trụ sở tại Kharkiv, bắt giữ khoảng 70 người.
Còn tại Luhansk, các quan chức cáo buộc "những kẻ cực đoan" đang chiếm giữ tòa nhà an ninh quốc gia đã đặt thuốc nổ và bắt giữ khoảng 60 người.
Người biểu tình bác bỏ việc đặt thuốc nổ hay bắt giữ con tin, nhưng họ khẳng định đã thu giữ một kho vũ khí đầy súng trường tự động.
Tại Donetsk, người biểu tình vẫn còn chiếm đóng tòa nhà chính quyền vùng và kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý để tách khỏi Ukraine.
Theo Dantri
Tổng thống Yanukovych bị lật đổ vì bán tàu sân bay cho Trung Quốc? Một nguồn tin trên truyền thông Nga cho biết Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị lật đổ vì bán tàu sân bay cho Trung Quốc. Tổng thống Ukraine bị lật đổ Viktor Yanukovych. Kể từ khi ông Yanukovych bị lật đổ hồi tháng 2, thông tin về vụ phế truất ông này đã bắt đầu xuất hiện. Một bài báo trên trang web...