Nga dọa đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ
Điện Kremlin hôm 22-12 thông báo Nga có thể đưa ra các biện pháp đáp trả sau khi Mỹ mở rộng danh sách áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moscow.
Theo Reuters, hôm 22-12, nhằm gây áp lực thêm cho Moscow, Bộ Tài chính Mỹ cho biết Washington đã trừng phạt thêm 34 cá nhân và tổ chức ủng hộ phe ly khai ở Ukraine. Theo đó, Washington sẽ đóng băng tài sản của những tổ chức có tên trong danh sách, cấm họ kinh doanh với các công ty và cá nhân Mỹ.
Bộ Tài chính cho biết Mỹ sẽ tìm kiếm nghị quyết ngoại giao duy trì cấm vận với Nga khi khủng hoảng Ukraine vẫn còn đó. Theo đó, Mỹ kiên quyết không nhân nhượng cho đến khi Nga chịu thực hiện đúng như những gì đã cam kết trong hòa ước Minsk, tức gồm cả việc trao quyền tự quyết cho Ukraine trên lãnh thổ của họ.
Chính sách cấm vận của Mỹ được công bố sau những quyết định cứng rắn về kinh tế của Liên minh châu Âu nhằm vào Nga. Các quyết định này được đưa ra sau khi Nga gia tăng căng thẳng tại Ukraine hồi cuối tháng 7.
Phía Bộ Tài chính cũng chỉ đích danh các công ty con tại Mỹ thuộc ngân hàng nhà nước Nga là Sberbank, VTB và công ty quốc phòng Rostec sẽ chịu cấm vận. VTB vừa qua quan ngại họ sẽ không thể tiếp cận thị trường Mỹ và danh sách mới nhất này còn liệt kê nhiều doanh nghiệp, tổ chức khác. VTB dự báo các biện pháp khắt khe của Mỹ sẽ không ảnh hưởng đến khách hàng của mình.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Video đang HOT
Khi hay tin về thông cáo của Mỹ, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay các biện pháp này chỉ là sự tiếp diễn “các quan điểm không mấy thiện cảm” với Nga.
“Đây là hành động leo thang của một lập trường không thân thiện đối với Nga”, hãng thông tấn TASS dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov, nói. Người này còn nhấn mạnh rằng hành động này sẽ phá hủy quan hệ song phương Nga-Mỹ.
“Phía Nga trước tiên sẽ xem xét những quyết định này từ phía Mỹ, sau đó sẽ đưa ra các biện pháp đáp trả phù hợp” – ông Peskov nói. “Chúng tôi chỉ thấy hối tiếc rằng Washington đã đưa ra lựa chọn trái với lẽ thường, trái với yêu cầu của sự tương tác và tăng cường sự hợp tác và nhiều điều khác nữa”.
Tân Hoa Xã dẫn lời John Smith, quyền giám đốc Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài cho biết động thái này của Mỹ cho thấy quyết tâm không lay chuyển của Mỹ trong việc thúc đẩy Nga tôn trọng an ninh và chủ quyền.
Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo quyết định mở rộng danh sách trừng phạt đối với Moscow đã đưa quan hệ Nga-Mỹ vào “ngõ cụt” và Bộ Phát triển Kinh tế Nga gọi động thái này là “không mang tính xây dựng và thiển cận”.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, đồng thời bị cáo buộc có những hành động liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.
Ngọc Như – Hồng Phạm
Theo_PLO
EU gia hạn trừng phạt kinh tế Nga thêm 6 tháng: Con dao hai lưỡi
Các nhà lãnh đạo EU ngày 21/12, đã nhất trí gia hạn thêm 6 tháng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, liên quan khủng hoảng Ukraine.
Lệnh trừng phạt mới sẽ được áp dụng sau khi các lệnh trừng phạt hiện hành hết hiệu lực vào cuối tháng 1/2016. Động thái trên của Liên minh châu Âu đã ngay lập tức vấp phải sự phản ứng mạnh từ phía Nga.
Thông báo của Liên minh châu Âu cho biết, 28 quốc gia thành viên của khối này đưa ra quyết định trên sau khi nhận thấy Thỏa thuận hòa bình Minsk nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine chưa được thực thi một cách toàn diện trước cuối năm 2015 như yêu cầu.
Hình minh họa: KT.
Thông báo nêu rõ, lệnh trừng phạt Nga sẽ kéo dài thêm 6 tháng cho đến ngày 31/7/2016 và chủ yếu nhằm vào các lĩnh vực như tài chính, dầu mỏ và các lĩnh vực quân sự cũng như các cá nhân cụ thể. Trong thời gian áp dụng lệnh trừng phạt này, Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục đánh giá sát sao tình hình thực hiện thỏa thuận Minsk.
Phản ứng trước quyết định trên của Liên minh châu Âu, Bộ Ngoại giao Nga cùng ngày tuyên bố, việc Liên minh châu Âu gắn các biện pháp trừng phạt Nga với việc giải quyết cuộc xung đột ở Đông Nam Ukraine là gượng ép, không có cơ sở và thiếu logic.
Bộ Ngoại giao Nga cũng nhấn mạnh, việc kéo dài trừng phạt chống Nga sẽ càng khuyến khích Ukraine vi phạm các điều khoản trong Thỏa thuận Minsk. Theo quan điểm của Bộ Ngoại giao Nga, quyết định của Liên minh châu Âu cho thấy, khối này không thực sự muốn cải thiện quan hệ với Nga trong việc chống lại những thách thức nghiêm trọng của thời đại chúng ta, chẳng hạn như chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Điều này đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin đề cập trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình RTR mới đây: "Liên minh châu Âu sẽ được lợi nếu hợp tác với Nga trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và trong cuộc chiến chống khủng bố, trong cuộc chiến nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và chống các hoạt động tội phạm có tổ chức. Chúng tôi đã sẵn sàng để hợp tác với Liên minh châu Âu".
Các biện pháp trừng phạt kinh tế của Liên minh châu Âu đối với Nga bắt đầu được áp dụng ngày 31/7/2014 với thời hạn hiệu lực một năm.
Mùa Hè vừa qua, Liên minh châu Âu đã quyết định gia hạn trừng phạt đến ngày 31/1/2016, đồng thời quyết định có thể xem xét dỡ bỏ những chế tài về thương mại và đầu tư nếu Thỏa thuận Minsk nhằm tháo gỡ khủng hoảng Ukraine được thực thi một cách toàn diện. Các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu nhằm vào Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến quan hệ giữa Nga và phương Tây trở nên rất căng thẳng.
Theo ước tính sơ bộ của các chuyên gia kinh tế, các lệnh trừng phạt đã khiến Nga thiệt hại hàng trăm tỷ USD, đồng thời cũng gây tổn thất không nhỏ cho Liên minh châu Âu. Trước thực tế này, giới truyền thông đã từng ví von rằng Liên minh châu Âu đang tự dồn mình vào chân tường./.
Theo_VOV
Nga trút giận dữ vào Ukraine khi dính đòn đau của EU Sau cuộc đàm phán thất bại với EU, Nga giận dự tung đòn với Ukraine bằng cách thắt chặt lệnh trừng phạt thương mại đối với nước này. Nga giáng đòn trừng phạt với Ukraine sau đàm phán thất bại với EU Ngày 21/12, Bà Cecilia Malmstrom, Ủy viên châu Âu phụ trách Thương mại cho biết, cuộc đàm phán thương mại giữa...