Nga dọa “chiến tranh hạt nhân” nếu Mỹ đưa tên lửa đến châu Âu
Nga mới đây đã đưa ra cảnh báo sắc lạnh về chiến tranh hạt nhân nếu Mỹ ráo riết đưa các tên lửa đến châu Âu.
Nga coi hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ ở châu Âu là mối đe dọa hàng đầu.
Theo Daily Star, các tên lửa Lầu Năm Góc dự định đưa đến châu Âu và tàu chiến tuần tra gần biên giới Nga có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân, quan chức quân đội Nga cảnh báo.
Tại Hội nghị Giải trừ quân bị tại Geneva (Thụy Sĩ), Trung tướng Viktor Poznikhir, Cục phó Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu Nga khẳng định, các hệ thống chống tên lửa đạn đạo (ABM) đe dọa dẫn đến “cuộc chạy đua vũ trang mới” và tác động đến khả năng tự vệ của Nga trước đòn tấn công hạt nhân.
Theo tướng Nga Poznikhir, ABM “làm hạ thấp giới hạn sử dụng vũ khí hạt nhân” và làm gia tăng nguy cơ “tấn công hạt nhân bất ngờ”.
Video đang HOT
“Hệ thống ABM là cái cớ để Mỹ sử dụng các vũ khí chiến lược dưới vỏ bọc phòng thủ tên lửa”, ông Poznikhir nói. “Lá chắn ABM chính là biểu tượng của việc phát triển lực lượng tên lửa và kích hoạt cuộc chạy đua vũ trang mới”.
Trung tướng Cục phó Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu Nga.
Tướng Poznikhir nói thêm: “Sự hiện diện của các tổ hợp ABM ở châu Âu và tàu chiến lắp đặt ABM trên biển gần Nga tạo ra mối đe dọa tiềm tàng về một cuộc tấn công hạt nhân bất ngờ nhằm vào Nga”.
Các chuyên gia quan sát quốc tế từ lâu cảnh báo rằng, các vũ khí hạt nhân mới của Mỹ có thể buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin hành động.
Theo ông Poznikhir, lá chắn tên lửa Mỹ làm “giảm cơ hội đàm phán về giải trừ vũ khí hạt nhân”. Lầu Năm Góc cũng phát triển hệ thống tên lửa đối đầu với Iran, Triều Tiên, bất chấp sự phản đối của Nga.
Theo ước tính của Nga, đến năm 2020, Mỹ sẽ sở hữu 1.000 tên lửa chiến lược, đây là mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của nước Nga.
Theo Danviet
Thượng nghị sĩ McCain kêu gọi vai trò lãnh đạo của Mỹ và châu Âu
Rất khó để thiết lập trật tự thế giới mới nếu không có sự lãnh đạo của châu Âu và Mỹ. Đây là khẳng định được Thượng nghị sĩ John McCain đưa ra hồi cuối tuần qua trong bối cảnh Washington và các đồng minh châu Âu chuẩn bị tham dự Hội nghị thượng đỉnh tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào cuối tháng 5 tới.
Thượng Nghị sĩ John McCain (Ảnh: AP)
Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Thượng Nghị sĩ John McCain, ngày 25/3 cho biết Mỹ và châu Âu đóng vai trò quan trọng trong việc thống nhất và duy trì trật tự thế giới. Ông nhấn mạnh Washington cần khôi phục hợp tác với Liên minh châu Âu (EU), đồng minh lâu năm quan trọng nhất của nước này.
"Tôi đặt niềm tin vào EU. Chúng ta (Mỹ) cần dựa vào NATO và hợp tác với tổ chức này để đối phó với các thách thức", ông McCain cho biết.
Ông McCain cũng khẳng định EU và NATO là hai tổ chức "hoạt động hiệu quả nhất trong lịch sử", góp phần duy trì hòa bình thế giới trong suốt 7 thập niên qua.
Tuyên bố của Thượng nghị sĩ John McCain đã đưa ông vào thế "đối đầu" với chủ trương của Tổng thống Donald Trump. Sau khi nhậm chức tổng thống Mỹ, ông Trump đã ca ngợi quyết định của Anh rời khỏi EU và chỉ trích NATO là một tổ chức "lỗi thời".
Ông McCain từng khẳng định ông ủng hộ quan điểm của Tổng thống Trump về việc kêu gọi EU tăng ngân sách quốc phòng cho NATO. Tuy nhiên, người đứng đầu Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ cũng cho rằng Mỹ nên "trân trọng sự ngã xuống của hơn 1.000 binh sĩ các nước châu Âu tại các chiến trường Afghanistan và Iraq".
Thượng nghĩ sĩ McCain chưa đưa ra bình luận nào về chính quyền mới sau hơn hai tháng cầm quyền của Tổng thống Trump, song ông cho rằng Nhà Trắng cần đưa ra những chính sách nhằm lấp đầy những lỗ hổng tình báo và điều tra khách quan cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ hồi tháng 11 năm ngoái.
Nhật Minh
Theo Sputnik
Kim Jong Un sẽ ấn nút thử tên lửa hạt nhân lớn chưa từng có? Triều Tiên dường như đã hoàn tất các thủ tục, sẵn sàng cho vụ thử tên lửa hạt nhân mới nhất, tất cả chỉ chờ lệnh của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, báo Anh Daily Star đưa tin. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Theo báo này, giới chức Mỹ tin rằng, Triều Tiên đã chuẩn bị sẵn sàng cho...