Nga dọa cắt quan hệ với Mỹ nếu bị tịch thu 300 tỉ USD tài sản
Căng thẳng Nga – Mỹ leo thang hôm 22.12 khi Moscow cảnh báo họ có thể cắt đứt quan hệ ngoại giao với Washington nếu Mỹ và đồng minh thực sự tịch thu các tài sản Nga đang bị phong tỏa ở phương Tây.
Động thái của Moscow diễn ra sau khi truyền thông Mỹ đưa tin Nhà Trắng đã âm thầm thúc đẩy nỗ lực tịch thu các tài sản của Nga đang bị đóng băng ở phương Tây, với tổng giá trị lên tới 300 tỉ USD, nhằm duy trì sự hỗ trợ dành cho Ukraine trong xung đột đến nay đã kéo dài gần 2 năm.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hôm 22.12 đã đưa ra cảnh báo nói trên, một trong những tuyên bố cứng rắn nhất của Moscow với Washington, từ khi chiến sự Nga – Ukraine bùng nổ vào tháng 2.2022. Ông Ryabkov nói Mỹ “đừng hành động với ảo tưởng… rằng Nga đang bám chặt vào quan hệ ngoại giao với nước này bằng cả hai tay”, theo Interfax.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh TASS
Cùng ngày, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga sẽ không bao giờ để yên cho bất kỳ quốc gia nào chiếm đoạt tài sản của họ, đồng thời sẽ xem xét tịch thu các tài sản của phương Tây để trả đũa trong một tình huống như vậy, theo Reuters.
Trong một cuộc họp báo, ông Peskov nói việc tịch thu các tài sản của Nga, nếu trở thành hiện thực, sẽ giáng một đòn nghiêm trọng vào hệ thống tài chính quốc tế, và rằng Moscow sẽ bảo vệ các quyền của mình trước tòa án cũng như thông qua các biện pháp khác một khi chuyện đó xảy ra.
Điểm xung đột: 2024 có gì cho Ukraine? Nga củng cố bộ ba hạt nhân
Hôm 21.12, báo The New York Times của Mỹ dẫn lời một số quan chức giấu tên cho hay các cuộc thảo luận trong nhóm G7 về việc tịch thu các tải sản bị đóng băng của Nga đã được đẩy mạnh trong những tuần gần đây. Theo đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang thúc ép Anh, Canada, Đức, Nhật Bản, Pháp và Ý đưa ra chiến lược trước ngày 24.2.2024, ngày đánh dấu tròn 2 năm xung đột Nga – Ukraine.
Tịch thu số tiền lớn như vậy là chuyện “chưa từng có tiền lệ” và có thể dẫn đến “những hậu quả pháp lý và kinh tế khó lường”, theo The New York Times. Tờ báo cho biết các nước G7 đang đánh giá liệu họ có thể sử dụng các quyền hiện có hay nên yêu cầu quốc hội hành động để sử dụng số tiền này. Theo ước tính, hầu hết tài sản của Nga đều ở châu Âu, trong khi khoảng 5 tỉ USD nằm trong tay các tổ chức của Mỹ.
Du thuyền của một doanh nhân Nga bị tịch thu tại Pháp năm 2022. Ảnh AFP
Các cuộc thảo luận của G7 diễn ra giữa lúc ngân sách của Washington dành cho Kyiv sắp cạn kiệt vì đề xuất viện trợ mới trị giá 61 tỉ USD vẫn gặp bế tắc tại quốc hội Mỹ. Tại Liên minh châu Âu (EU), kế hoạch tài trợ cho Ukraine 50 tỉ euro cũng đang bị đình trệ vì sự phản đối của Hungary.
Tuần trước, báo Financial Times của Anh đưa tin rằng G7 đang tăng cường nỗ lực tịch thu các tài sản bị đóng băng của ngân hàng trung ương Nga vì lợi ích của Ukraine. Vài ngày sau, tờ Der Spiegel của Đức cho hay cơ quan công tố liên bang Đức đã nộp giấy tờ để tịch thu 720 triệu euro tiền của Nga hiện đang bị đóng băng ở Đức.
Vào tháng 10, các nhà lãnh đạo EU đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất sử dụng hàng tỉ euro tiền thuế thu được từ tài sản của Nga ở phương Tây để tái thiết Ukraine.
'Người ăn xin giàu nhất thế giới' có tài sản trị giá hơn 1 triệu USD
Dành cả ngày để xin tiền lẻ trên đường phố ở Mumbai, một người đàn ông Ấn Độ đã được truyền thông gọi là "người ăn xin giàu nhất thế giới" sau khi tuyên bố sở hữu khối tài sản trị giá hơn 1 triệu USD.
Theo trang Oddity Central (Anh), trong khi nhiều người dân ở Ấn Độ đang phải vất vả làm việc suốt nhiều giờ mỗi ngày để kiếm vài trăm rupee, thì ông Bharat Jain, người được mệnh danh là "người ăn xin giàu nhất thế giới", kiếm được từ 25 USD đến 30 USD/ngày bằng cách xin người hảo tâm bố thí.
Suốt nhiều năm qua, ông Jain thường đến các địa điểm đắc địa đông người, sầm uất ở Mumbai - như nhà ga Chhatrapati Shivaji Maharaj Terminus hay Azad Maidan - để ăn xin. Và sau một thời gian dài, ông đã tích lũy được một khối tài sản khá lớn.
Giá trị tài sản ròng của ông Jain hiện khoảng 1 triệu USD, bao gồm một căn hộ 2 phòng ngủ ở Mumbai và hai cửa hàng cho thuê với giá 365 USD mỗi tháng ở Thane. Thu nhập bình quân mỗi tháng của người đàn ông này dao động trong khoảng 730 USD - 850 USD. Con số này rõ ràng nhiều hơn so với thu nhập của hầu hết những người lao động Ấn Độ.
Theo tờ Economic Times, vì không đủ khả năng theo học chương trình giáo dục chính thức nào, nên ông Jain phải đi ăn xin để kiếm sống. Tuy nhiên, ông đã cho hai con trai học hành chu đáo. Các con của ông đều đã hoàn thành chương trình giáo dục và đã có việc làm.
Gia đình của Jain nhiều lần khuyên ông ngừng đi ăn xin vì họ có thể sống thoải mái mà không cần phải làm việc đó, nhưng ông không bị thuyết phục và vẫn ngồi trên phố ăn xin hầu như mỗi ngày.
Mỹ đang hướng tới "lệnh ngừng bắn chính trị" với Iran? Mỹ đang đàm phán với Iran để đưa ra các bước có thể hạn chế chương trình hạt nhân của Tehran, trả tự do cho một số công dân Mỹ bị giam giữ và dỡ bỏ phong tỏa một số tài sản của Iran ở nước ngoài. Các bước này sẽ mang ý nghĩa về "nhận thức" chứ không phải là một thỏa...