Nga dỡ bỏ lệnh cấm bán hệ thống phòng không S-300 cho Iran
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua đã ký sắc lệnh dỡ bỏ lệnh cấm bán hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran, một động thái bị cả Mỹ và Israel chỉ trích.
Nga là nước đầu tiên dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Iran sau khi Tehran và nhóm P5 1 đạt được thỏa thuận khung hôm 2/4 vừa qua (Ảnh: Geofinancial)
Thông báo của Điện Kremlin cho biết sắc lệnh có hiệu lực ngay sau khi được ký.
“Sắc lệnh dỡ bỏ lệnh cấm trung chuyển qua lãnh thổ Nga, vận chuyển từ lãnh thổ Nga vào Iran, cũng như chuyển giao cho Iran các hệ thống tên lửa phòng không S-300″, thông báo của Điện Kremlin nêu rõ.
Ngoài việc dỡ bỏ lệnh cấm trên, Mátxcơva cũng đã khởi động chương trình đổi dầu lấy lương thực với Nhà nước Hồi giáo trong động thái muốn tận dụng những lợi thế từ việc Iran sẽ dần được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Video đang HOT
“Về chương trình đổi dầu lấy lương thực, hiện chúng ta đang cung cấp cho Iran một số mặt hàng. Hành động này hoàn toàn không bị cấm hay bị giới hạn theo cơ chế hiện hành”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov khẳng định.
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma quốc gia (Hạ viện) Nga Vladimir Komoedov nhận định đây là những quyết định kịp thời của Điện Kremlin, mở đường cho Nga có thể cung cấp các thiết bị quốc phòng khác cho Iran sau khi Tehran và nhóm P5 1 đạt được thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân.
Trước đó, vào năm 2007, Nga ký hợp đồng bán 5 khẩu đội S-300 cho Iran với tổng trị giá 800 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó Mátxcơva đã phải hủy hợp đồng bán hệ thống phòng không tân tiến này cho Tehran do sức ép từ phương Tây sau khi Nhà nước Hồi giáo bị Liên hợp quốc ra nghị quyết áp đặt các biện pháp trừng phạt liên quan tới chương trình hạt nhân.
Mỹ và Israel đã lập tức chỉ trích quyết định này của Nga, cho rằng Iran đang lợi dụng thỏa thuận hạt nhân để bổ sung thêm năng lực quân sự.
“Quyết định của Nga đang gây nên những quan ngại cho cộng đồng quốc tế”, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest nhấn mạnh.
“Đây là hệ quả trực tiếp của sự chính danh mà Iran được hưởng từ thỏa thuận hạt nhân sắp hình thành, và là bằng chứng cho thấy tăng trưởng kinh tế của Iran nhờ việc dỡ bỏ cấm vận sẽ được tận dụng để vũ trang cho chính nước này, chứ không phải là đem lại sự thịnh vượng cho người dân”, Bộ trưởng Tình báo Israel Yuval Steinitz phát biểu gay gắt hơn.
Giới chuyên gia nhận định việc Nga dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Iran sẽ tạo ra sự khởi đầu thuận lợi cho Mátxcơva trong cuộc đua giành lấy những lợi ích từ việc quốc tế sẽ phải dần dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Tehran theo thỏa thuận đạt được giữa Iran và nhóm P5 1.
Vũ Anh
Theo Dantri
Mỹ đồng ý bán tên lửa cho Ai Cập
Bộ Ngoại giao Mỹ đã đồng ý bán đợt vũ khí đầu tiên cho Ai Cập kể từ khi Washington dỡ bỏ lệnh cấm buôn bán khí tài quân sự với Cairo, theo hãng tin Al Jazeera ngày 10.4.
Tên lửa Hellfire II - Ảnh: AFP
Phía Ai Cập đã hỏi mua 356 tên lửa AGM-114K/R3 Hellfire II, giá trị được ước tính là 57 triệu USD. Đây là hợp đồng mua bán vũ khí đầu tiên kể từ khi chính quyền Tổng thống Obama chấm dứt lệnh cấm buôn bán khí tài quân sự lên Ai Cập vào hôm 31.3.
Việc Mỹ đồng ý bán tên lửa Hellfire II cho Ai Cập đến vào thời điểm quốc gia châu Phi tham gia chiến dịch không kích nhóm phiến quân Houthi tại Yemen.
Hiện tại, Mỹ đang cung cấp các trang thiết bị hậu cần cho chiến dịch không kích này. Ngày 7.4 vừa qua, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Mỹ sẽ xúc tiến việc chuyển giao vũ khí cho liên minh do Ả Rập Xê Út dẫn đầu.
Thông báo phê chuẩn việc bán vũ khí cho Ai Cập được đăng tải trên trang web của Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ (DSCA), cho biết việc đề xuất bán vũ khí lần này sẽ đóng góp cho chính sách ngoại giao và an ninh quốc gia của Mỹ, đồng thời cải thiện tình hình an ninh của Ai Cập.
Mỹ đã ra lệnh cấm buôn bán vũ khí cho Ai Cập sau khi chính quyền tổng thống Mohamed Morsi bị lật đổ vào năm 2013.
Thực tế, lệnh cấm đó chỉ áp dụng đối với những vũ khí hạng nặng như xe tăng và máy bay, còn hầu hết các trang thiết bị phụ kiện vẫn được chuyển đến Ai Cập dưới thời tổng thống Abdel Fattah al-Sisi, theo Al Jazeera.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Ngay cả khi dỡ bỏ cấm vận, doanh nghiệp Mỹ vẫn không được ưu đãi ở Cuba Trong bối cảnh vừa bình thường hóa quan hệ với Mỹ, Cuba cho biết các công ty Mỹ vẫn chưa thể có một sự ưu đãi đặc biệt nào khi thâm nhập vào thị trường Cuba, theo Reuters. Vẫn còn nhiều hạn chế trong giao dịch và đầu tư giữa Mỹ và Cuba - Ảnh: Reuters "Doanh nhân Mỹ sẽ được đối đãi...