Nga định hình trật tự mới sau trận chiến Nagorno-Karabakh
Thỏa thuận hòa bình được Tổng thống Nga bảo trợ đã giúp Moscow tiếp tục giữ tầm ảnh hưởng đến Armenia.
Xung đột giữa Armenia và Azerbaijan đã bắt đầu lắng dịu sau khi Nga đứng ra đảm bảo cho thỏa thuận giữa hai nước hôm 9/11.
Một người Armenia thu dọn đồ đạc lên xe tải sau khi phóng hỏa ngôi nhà của chính mình. Ảnh: AP
Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã ký thỏa thuận ngừng bắn tại Nagorny-Karabakh sau hơn một tháng xảy ra giao tranh đẫm máu ở khu vực này.
Theo thỏa thuận, Nga đã triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại khu vực tiền tuyến Nagorny-Karabakh và hành lang giữa khu vực này với Armenia nhằm giám sát lệnh ngừng bắn.
Cũng theo thỏa thuận vừa được ký kết, hoạt động tìm kiếm nạn nhân các bên trong cuộc xung đột cũng được triển khai đồng thời với sự tham gia của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga và Hội Chữ thập đỏ. Việc trao đổi các binh sĩ thiệt mạng giữa các bên được tổ chức theo điều 8 trong tuyên bố chung của thỏa thuận ngừng bắn trên.
Hôm 15/11, Reuters đưa tin, nhiều người Armenia theo chủ nghĩa dân tộc đã tự tay đốt đi những ngôi nhà mình ở tại ngôi làng nhỏ Charektar, huyện Kalbajar, vùng xung đột Nagorno-Karabakh, trước khi nơi này chịu sự tiếp quản của nước láng giềng Azerbaijan.
Việc phá hủy cơ sở hạ tầng tại Armenia cho thấy rõ sự không hài lòng của người dân nơi đây khi phải trao lãnh thổ về tay người Azerbaijan.
Video đang HOT
Một người tên Arsen (35 tuổi) cho biết, những người Armenia khác không muốn để lại bất cứ thứ gì hữu ích cho người Azerbaijan. Người này nói: “Họ sẽ phải tự xây nhà lại từ đầu”.
Một phụ nữ Armenia đã rơi nước mắt khi chứng kiến cảnh tượng.
Người Armenia rời bỏ ngôi làng mình từng sinh sống trong đau đớn. Ảnh: Reuters
Arsen cho biết ông đã biết được thỏa thuận hòa bình từ các chiến binh khác. “Họ gọi cho tôi và nói: Hãy về nhà và lấy tất cả những gì bạn có. Họ (người Azerbaijan) sẽ vào khu vực này trước ngày 15/11″ – ông nhớ lại.
Việc buộc phải rời khu làng trở thành sự bất bình trong lòng người dân Armenia. Cuối tuần này, một cuộc biểu tình lớn đã diễn ra ở trung tâm thủ đô Yerevan của Armenia, với những người biểu tình yêu cầu Thủ tướng Nikol Pashinyan từ chức.
Armenia bị buộc rời khỏi khu vực, Thủ tướng Armenia mô tả thỏa thuận này là một quyết định rất khó thực hiện, nhưng điều này đã không xoa dịu được những người chỉ trích trong nước.
Trong tuyên bố vào ngày 14/11, Điện Kremlin cho biết trong các cuộc trao đổi của ông Putin với lãnh đạo của Azerbaijan và Armenia, các nhà lãnh đạo đã thảo luận về những khía cạnh thiết thực của việc thực hiện các thỏa thuận ở Nagorny-Karabakh. Các bên đã thể hiện sự hài lòng về lệnh ngừng bắn mới đã được tuân thủ, tình hình đường tiếp giáp tương đối ổn định.
Ông Putin đã định hình lại tầm ảnh hưởng Armenia?
Thỏa thuận hòa bình hôm 9/11 đã cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của Nga trong cuộc xung đột. Bất chấp sự xuất hiện của các nhà ngoại giao Pháp và Mỹ tại Moscow vào ngày 12/11, Paris và Washington đã không đóng một vai trò nào trong thỏa thuận ngừng bắn.
Lính Nga và Azerbaijan tại một vị trí gần thủ phủ Stepanakert của Nagorno-Karabakh.
Pháp và Mỹ cùng với Nga đồng chủ trì Nhóm Minsk của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), được giao nhiệm vụ đảm bảo hòa bình ở Nagorno-Karabakh.
Dường như Azerbaijan và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng là một người chiến thắng lớn khác trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Nagorno-Karabakh.
Là một đồng minh thân cận của Azerbaijan, Ankara sẽ giám sát việc thực hiện lệnh ngừng bắn bằng cách sử dụng một trung tâm quan sát chung với người Nga.
Bình luận với France 24, bà Galia Ackerman, một nhà sử học ở Paris chuyên về Đông Âu và là tác giả của “Régiment Immortel: La Guerre sacrée de Poutine” (Trung đoàn bất tử: Cuộc chiến thiêng liêng của Putin), cho rằng Azerbaijan đã được hưởng sự ủng hộ “ngầm” của ông Putin:
“Việc Armenia hay Azerbaijan kiểm soát Nagorno-Karabakh không phải là ưu tiên đối với ông Putin.
Theo cách ông ta nhìn nhận, để mặc cho chiến tranh diễn ra là một dạng phương tiện trong nỗ lực loại bỏ ông Pashinyan và thay đổi tình hình chính trị ở Armenia”.
“Ông Pashinyan đã được bầu sau một cuộc nổi dậy vào năm 2018 và bắt đầu có vẻ hơi quá độc lập, theo như lo ngại của Moscow. Điều đáng chú ý, là ông ấy (Pashinyan) đã loại bỏ một số nhân vật thân Nga khỏi các cơ quan an ninh (Armenia)” – bà Ackerman nói thêm.
Bà Ackerman kết luận: “Nga giành lại quyền kiểm soát đối với Armenia và đứng chân trên mặt đất ở Nagorno-Karabakh.
Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường liên kết với Azerbaijan còn Azerbaijan thì rất vui mừng vì họ đã thu hồi được lãnh thổ mà quân ly khai đã chiếm đóng trong hơn một phần tư thế kỷ.
Trong số tất cả các “tay chơi” tham gia vào cuộc xung đột này, tất cả đều thu lợi ngoại trừ Armenia”.
Alexander Gabuev, một nhà phân tích cao cấp của Trung tâm Carnegie Moscow nói với truyền thông Pháp rằng, Điện Kremlin đang giành lại vai trò của mình tại đây.
Ông Gabuev bình luận trên mạng xã hội Twitter: “Có một trật tự khu vực mới đang được hình thành, với người Nga vẫn không thể thiếu, vai trò của người Thổ ngày càng tăng và mức độ liên quan của phương Tây đang giảm dần”.
Pháp sẵn sàng hỗ trợ giải quyết xung đột tại điểm nóng Nagorno-Karabakh
Văn phòng báo chí của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sáng sớm 13/11 ra tuyên bố nhấn mạnh, Pháp sẵn sàng hỗ trợ giải quyết xung đột tại điểm nóng tranh chấp Nagorno-Karabakh.
Theo nguồn tin kể trên, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, khẳng định Pháp sẵn sàng hỗ trợ tìm kiếm "giải pháp chính trị công bằng và lâu dài" cho vấn đề Nagorno-Karabakh mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận được.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Reuters
Ngay sau khi Armenia và Azerbaijan nhất trí với thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực từ nửa đêm 10/11, nhằm chấm dứt cuộc xung đột ác liệt, kéo dài nhiều tuần tại Nagorno-Karabakh, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng khẳng định rằng cần nỗ lực "không chậm trễ" nhằm đạt một "giải pháp chính trị lâu dài cho cuộc xung đột".
Liên quan tới tình hình tại khu vực tranh chấp này, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov hôm 12/11 thông báo rằng, lực lượng quân đội Nga đã hiện diện ở Karabakh, bắt đầu chính thức thực hiện sứ mệnh giám sát việc tuân thủ lệnh ngừng bắn tại đây.
Thỏa thuận đình chiến phơi bày thế yếu của Nga ở 'sân sau' Việc đồng minh Armernia ký "thỏa thuận đau đớn" với Azerbaijan đặt ra câu hỏi về tầm ảnh hưởng địa chính trị của Nga tại khu vực Kavkaz. Sau hơn một tháng "khoanh tay" chờ đợi, Nga cuối cùng cũng ra tay can thiệp vào cuộc giao tranh đẫm máu giữa Armenia và Azerbaijan quanh khu vực Nagorno-Karabakh. Tổng thống Nga Vladimir Putin,...