Nga định hất cẳng Hạm đội 6, độc bá Địa Trung Hải?

Theo dõi VGT trên

Căn cứ quân sự ở Syria và đảo Síp, cùng với quan hệ tốt đẹp với Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, Nga có thể khống chế hoàn toàn Địa Trung Hải.

Nga sẽ mở nhiều căn cứ quân sự tại Địa Trung Hải?

Trong thời gian qua, Moscow đã tăng cường quan hệ với một số nước nước thành viên Liên minh châu Âu, trong đó có Cộng hòa Síp, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp sau khi EU cùng với Mỹ gia tăng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga do vai trò của nước này trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Ngày 27-3, một thông tin không vui cho Mỹ và NATO được Tổng thống nước Syria Bashar al-Assad công bố tại Damascus. Trong cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình “Zvezda”, ông Assad tuyên bố sẵn sàng cho phép Nga xây dựng một căn cứ quân sự lớn ở Syria.

Theo lời vị nguyên thủ quốc gia Syria, trước đây Nga đã nhiều lần bày tỏ nguyện vọng như vậy và sau những gì Moscow đã làm cho Damascus, phía Syria đang chờ đợi một đề xuất như vậy và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu đó.

Ông Assad cho rằng, sự hiện diện của Nga tại những khu vực khác nhau trên thế giới, kể cả ở miền Đông Địa Trung Hải, tại cảng Tartus của Syria là điều cần thiết để duy trì trạng thái cân bằng đã bị phương hại sau sự sụp đổ của Liên Xô hơn 20 năm trước đây.

Nhà lãnh đạo Syria đã từng nhận định, sự hiện diện của Nga trong khu vực càng được củng cố thì sẽ càng ổn định hơn, bởi Nga đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường sự bình ổn trên thế giới. Điều này đã được chứng minh qua tiến trình tìm kiếm hòa bình cho Syria hồi cuối năm 2013.

Liên hệ tình hình Syria nói riêng và Trung Đông nói chung với Ukraine hiện nay, giới chức lãnh đạo Damascus ngày càng nhận thấy vai trò quan trọng của Nga ở đất nước mình và rất hoan nghênh việc mở rộng hiện diện của Nga ở Đông Địa Trung Hải, đặc biệt là trên bờ biển và tại các hải cảng nước mình.

Nga định hất cẳng Hạm đội 6, độc bá Địa Trung Hải? - Hình 1

Chiến hạm của Nga hành quân trên biển

“… thực tế là có mối liên hệ giữa cuộc khủng hoảng Syria và những gì đang xảy ra ở Ukraine. Thứ nhất, vì cả hai nước đều có ý nghĩa quan trọng đối với Nga, và thứ hai là trong cả hai trường hợp, mục tiêu gây bất ổn đều là nhằm làm suy yếu Nga và tạo những quốc gia bù nhìn tay sai” – ông Assad nhận định khi trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình “Zvezda”.

Việc Moscow có thể xây dựng căn cứ quân sự ở Tartus thay vì một căn cứ hậu cần bảo đảm trước đây là sự nối tiếp cho nỗi lo lắng của Mỹ và NATO khi vào cuối tháng 2, chính quyền Cộng hòa Síp (Cyprus) đã cho phép hải quân Nga sử dụng các cảng biển của nước này.

Thỏa thuận giữa Nga và Cộng hòa Síp được ký kết vào ngày 25-2 vừa qua, sau các cuộc thảo luận thân mật giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và ông Nicos Anastasiades, trong khuôn khổ chuyến thăm Moscow của vị Tổng thống nước Cộng hòa này.

Thỏa thuận đạt được trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Nga và các nước phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng tại Ukraine, đồng thời Nga đang ra sức lôi kéo Huy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ – 2 nước nằm ở của ngõ eo biển Bosphorus – lối ra Địa Trung Hải của Hạm đội Biển Đen.

Video đang HOT

Thỏa thuận này được đánh giá là chính thức hóa tình trạng hải quân Nga sử dụng các hải cảng tại đất nước này trước đây. Theo 2 vị Tổng thống Nga và Síp, các nước khác không nên lo ngại bởi mục đích chính của thỏa thuận là “phục vụ cho cuộc chiến chống khủng bố và hải tặc”.

Ngoài ra, Tổng thống Cộng hòa Síp Anastasiades cũng tiết lộ là hai nước đã thảo luận về khả năng Nga có thể sử dụng một căn cứ không quân trên lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, cũng như đối với các quân cảng, việc không quân Nga muốn hiện diện ở Síp – đảo quốc lớn thứ 3 ở Địa Trủng Hải – là nhằm phục vụ các sứ mệnh nhân đạo.

Nga định hất cẳng Hạm đội 6, độc bá Địa Trung Hải? - Hình 2

Biên đội tàu sân bay Mỹ

Đảo Síp là một quốc đảo nằm ở phía Nam châu Âu, có vị trí chiến lược ở Địa Trung Hải khi vây quanh hòn đảo lớn này là Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Ai Cập, Iran, Hy Lạp… Síp nằm đối diện với cảng Tartus của Syria, cách cảng nằm bên bờ Địa Trung Hải này vẻn vẹn chưa đầy 200km.

Hiện tại, Anh cũng đang có một căn cứ quân sự tại đảo quốc này. Việc thỏa thuận giữa Nga và đảo Síp cho thấy Nga đang tìm cách thắt chặt quan hệ với từng thành viên riêng rẽ trong EU, nhằm khoét sâu vào những bất ổn tiềm tàng trong liên minh này và gia tăng những ảnh hưởng địa chính trị của mình.

Thậm chí, việc tìm kiếm liên kết với một quốc gia đã có căn cứ quân sự của phương Tây (nước Anh có căn cứ tại đảo Síp) khiến bất cứ hành động quân sự nào của phương Tây cũng không thể thoát khỏi mắt của Nga. Tuy nhiên, Síp cũng chỉ là một nước cờ trong bàn cơ Nga bày ở Địa Trung Hải.

Nga và chiến lược khống chế Địa Trung Hải

Trên thực tế, trong thời gian qua Nga đã tiến hành hàng loạt động thái nhằm không chế hoàn toàn Địa Trung Hải, biến lực lượng hải quân Hạm đội 6 của Mỹ thành “bù nhìn”. Khống chế được vùng biển này, Nga có thể đạt được những mục đích sau:

Thứ nhất: Bảo vệ Syria

Việc ký kết thỏa thuận tự do hải/không quân với đảo Síp và xây dựng căn cứ tác chiến hải quân ở Syria trước hết là nhằm mục đích bảo vệ chính căn cứ duy nhất của Nga ở nước ngoài này, lập chỗ đứng chân chắc chắn ở Địa Trủng Hải, sau nữa là bảo vệ Syria – đồng minh duy nhất ở khu vực này

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Xô đã duy trì Liên đội Địa Trung Hải số 5 tại vùng biển này từ năm 1967 đến 1992 để đối phó với Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ. Liên đội này bao gồm từ 30-50 tàu chiến, lúc cao điểm lên tới gần 100 chiếc trong “Cuộc chiến Yom Kippur” tháng 10-1973.

Nga định hất cẳng Hạm đội 6, độc bá Địa Trung Hải? - Hình 3

Vị thế quan trọng của các căn cứ quân sự Nga ở Địa Trung Hải

Hơn 20 năm qua, sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, người Nga đau lòng nhìn Mỹ và NATO “làm cỏ” dần đồng minh hoặc các nước có thiện cảm với Liên Xô cũ. Lần lượt Nam Tư, Apganixtan, Iraq, Lybia… bị Mỹ và NATO tiêu diệt; hiện giờ Syria, Iran… cũng đang nằm trong tầm ngắm trực tiếp.

Hiện nay, Nga chỉ có đồng minh duy nhất là Syria, và cũng là nước duy nhất mà Nga có căn cứ quân sự ở khu vực Trung Đông. Sự tồn tại của Syria và căn cứ Tartus là điều mang tính biểu tượng đối với Moscow. Một khi đã mất chỗ đứng chân cuối cùng, đến bao giờ Nga mới lại khôi phục được địa vị của mình ở đây?

Sự tồn tại của căn cứ Tartus là vấn đề quan trọng trong chiến lược quân sự của Moscow, còn căn cứ tức là còn sự hiện diện quân sự, mất căn cứ Nga sẽ bị hất cẳng của Nga tại Địa Trung Hải. Đồng thời, hải quân Nga muốn hoạt động được ở khu vực này thì phải có căn cứ bảo đảm. Vì vậy, Nga phải giữ vững Syria.

Và để giữ vững nó, trước hết Nga phải khôi phục sự hiện diện đầy đủ và mạnh mẽ ở đây. Điểm gần nhất của Síp cách Latkatia-Syria chỉ hơn 110km, điểm gần nhất cách Tartus vẻn vẹn chưa đầy 200km. Bởi vậy những căn cứ không quân và hải quân ở đây chính là điểm tựa tiền tiêu của Nga bảo vệ Damascus.

Thứ 2: Bảo vệ lối ra vào biển Đen và Địa Trung Hải

Hạm đội biển Đen của Nga ra vào Địa Trung Hải đều phải thông qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ – một quốc gia thuộc NATO. Nếu một khi có biến, điểm nút này bị chặn thì Nga như con cá lớn loanh quanh trong cái ao nhỏ. Bởi vậy, có một lực lượng không/hải quân đồn trú bên ngoài là điều rất quan trọng.

Thời gian qua, Mỹ và NATO liên tiếp phái tàu chiến ra vào biển Đen tập trận như vào “chỗ không người”. Do quy định tàu thuyền các nước không thuộc vùng biển Đen không được lưu trú quá 21 ngày nên chiếc này ra thì chiếc khác vào hoặc ra cho lấy lệ rồi lại vào. Đây là điều khiến Moscow rất khó chịu.

Nga định hất cẳng Hạm đội 6, độc bá Địa Trung Hải? - Hình 4

Đảo Síp cách quân cảng Tartus của Syria chưa đầy 200km

Hơn nữa, nếu không có căn cứ quân sự trên vùng biển này thì Nga không thể nắm được hoạt động và không đủ lực lượng đối phó với Hạm đội 6 của Mỹ, ví dụ như trong thời gian cuộc khủng hoảng ở Syria cuối năm 2013, chiến hạm Nga phải hành quân rất xa đến thành lập Đội đặc nhiệm Địa Trung Hải.

Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi trong thời gian qua Nga đã nỗ lực xây dựng quan hệ rất tốt với Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ – 2 quốc gia nằm nên eo biển Bosphorus. Tuyến đường ống dẫn khí “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” và quan hệ rất tốt chính quyền mới ở Hy Lạp là minh chứng cho điều này.

Việc nắn dòng chảy qua lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ tương tự như một món quà rất lớn mà Nga mang đến tặng quốc gia nằm giữa 2 lục địa Á – Âu này. Còn kho chứa khí đốt và đề nghị đầu tư hỗ trợ trang thiết bị quân sự cho Hy Lạp là điều Athens luôn mong đợi.

Việc xây dựng căn cứ quân sự ở Syria và đảo Síp cùng mối quan hệ tốt đẹp với Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp sẽ giúp hải quân Nga khống chế hoàn toàn vùng biển này, bảo vệ đồng minh Syria và huyết mạch chiến lược của Hạm đội Biển Đen ra Địa Trung Hải.

Ngoài ra, khống chế được Địa Trung Hải cũng có vai trò rất trong trọng giúp Nga có thể ngăn chặn tàu chiến của Hạm đội 5 Mỹ và chiến hạm NATO từ biển Đỏ lên chi viện cho Hạm đội 6 ở Địa Trung Hải thông qua kênh đào Suez của Ai Cập một khi xung đột nổ ra.

Trong cuộc khủng hoảng Syria cuối năm 2013, tàu vận tải đổ bộ USS San Antonio và tàu sân bay hạt nhân USS Nimitz, cùng biên đội tàu khu trục và tuần dương hạm mang Tomahawk đã từ vùng Vịnh xuyên qua vịnh Aden lên biển Đỏ, sẵn sàng cho cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình vào Syria.

Theo Đất Việt

Vũ khí Nga: Trung-Ấn là đối tác chính, hợp tác với Việt Nam phát triển mạnh

"Các đối tác chính của chúng tôi có Ấn Độ và Trung Quốc. Hợp tác mạnh mẽ cũng đang tiếp tục rất tốt với Việt Nam, Malaysia và Myanmar", ông Fomin cho biết.

Vũ khí Nga: Trung-Ấn là đối tác chính, hợp tác với Việt Nam phát triển mạnh - Hình 1

Hình minh họa, nguồn: asia.rbth.com.

Hãng thông tấn Nga Interfax và Tân Hoa Xã của Trung Quốc hôm 27/3 đưa tin, xuất khẩu vũ khí của Nga đã tăng gấp 3 lần trong 10 năm qua, từ 5 tỉ USD lên 15,3 tỉ USD trong năm 2014, Giám đốc Liên bang về hợp tác quân sự - kỹ thuật Alexander Fomin cho biết hôm Thứ Sáu. Các danh mục đầu tư để xuất khẩu của ngành quốc phòng Nga đạt mức 48 tỉ USD.

Kim ngạch xuất khẩu vũ khí Nga năm 2014 đã đạt 99,5%, theo dự kiến ban đầu Nga sẽ cung cấp số vũ khí tổng giá trị 15,59 tỉ USD, nhưng thực tế giao hàng chỉ đạt 15,3 tỉ USD, doanh thu ngoại tệ vượt 14 tỉ USD, ông Fomin lưu ý.

Tập đoàn nhà nước Rosoboronexport chiếm 85% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí Na. Thị phần các đơn vị khác tham gia các dự án hợp tác quân sự, kỹ thuật là 15% còn lại, hoặc 2,3 tỉ USD.

Những chiến dịch tiếp thị mạnh mẽ của các tổ chức khác nhau của Nga cho phép Moscow duy trì vị trí của mình trên thị trường vũ khí toàn cầu. Các hợp đồng trị giá hơn 15 tỉ USD được ký kết năm ngoái.

Về cơ cấu vũ khí Nga xuất khẩu Fomin cho biết, máy bay chiếm 44%, vũ khí lục quân 26%, hệ thống phòng không 15% và vũ khí hải quân 12%, các hệ thống khác 3%.

Châu Á vẫn là thị trường lớn nhất của vũ khí, khí tài quân sự Nga, chiếm 60% tổng số vũ khí xuất khẩu của Nga. "Các đối tác chính của chúng tôi có Ấn Độ và Trung Quốc. Hợp tác mạnh mẽ cũng đang tiếp tục rất tốt với Việt Nam, Malaysia và Myanmar", ông Fomin cho biết.

Tổng giám đốc tập đoàn Rosoboronexport, Alexander Brindikov hôm qua nói rằng: "Chúng tôi đang có một sự cạnh tranh rất nghiêm trọng với Trung Quốc, và một cách tự nhiên với Đức. Ukraine cũng đã thách thức chúng tôi", Bindikov cho biết Ukraine trở thành đối thủ mạnh hơn trong thị trường xe bọc thép.

Theo Giáo Dục

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ va chạm máy bay tại Mỹ: Tìm thấy 19 thi thể tại hiện trườngVụ va chạm máy bay tại Mỹ: Tìm thấy 19 thi thể tại hiện trường
21:36:07 30/01/2025
Nhật Bản gặp khó khi xử lý 'hố tử thần'Nhật Bản gặp khó khi xử lý 'hố tử thần'
21:34:28 30/01/2025
Lời nguyện ước cuối cùng của chàng trai chết não hiến tạng cứu 5 ngườiLời nguyện ước cuối cùng của chàng trai chết não hiến tạng cứu 5 người
17:15:34 30/01/2025
Sai lầm khiến loạt lữ đoàn Ukraine "chưa đánh đã tan" ở chảo lửa DonetskSai lầm khiến loạt lữ đoàn Ukraine "chưa đánh đã tan" ở chảo lửa Donetsk
13:07:42 30/01/2025
Thẩm phán Mỹ chặn sắc lệnh của ông TrumpThẩm phán Mỹ chặn sắc lệnh của ông Trump
09:11:05 30/01/2025
Pháp có thể triển khai quân đến GreenlandPháp có thể triển khai quân đến Greenland
13:06:41 30/01/2025
Bất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở MỹBất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở Mỹ
22:02:32 31/01/2025
Nga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở MỹNga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở Mỹ
23:22:26 31/01/2025

Tin đang nóng

Cường Đô La khoe đã được nhờ Subeo, đi đâu cũng lo cho em gái từ A đến ZCường Đô La khoe đã được nhờ Subeo, đi đâu cũng lo cho em gái từ A đến Z
06:22:56 01/02/2025
Mùng 3 Tết, Hà Anh Tuấn khiến dân mạng không kìm được nước mắt chỉ với 1 bức ảnhMùng 3 Tết, Hà Anh Tuấn khiến dân mạng không kìm được nước mắt chỉ với 1 bức ảnh
06:38:32 01/02/2025
Phim Tết gây bão toàn cõi mạng với doanh thu 4.100 tỷ sau 2 ngày, đẹp đến từng khung hình nhờ kỹ xảo quá đỉnhPhim Tết gây bão toàn cõi mạng với doanh thu 4.100 tỷ sau 2 ngày, đẹp đến từng khung hình nhờ kỹ xảo quá đỉnh
06:19:40 01/02/2025
Phim Hàn gây sốc vì có rating cao nhất cả nước dịp Tết, nam chính diễn cảnh bi quá đỉnh hút gần 2 triệu viewPhim Hàn gây sốc vì có rating cao nhất cả nước dịp Tết, nam chính diễn cảnh bi quá đỉnh hút gần 2 triệu view
07:00:49 01/02/2025
Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!
07:12:04 01/02/2025
Dũng Agus - người đứng sau thành công của Dược sĩ Tiến debut làm ca sĩ: "Cái bóng của anh Tiến quá lớn"Dũng Agus - người đứng sau thành công của Dược sĩ Tiến debut làm ca sĩ: "Cái bóng của anh Tiến quá lớn"
06:29:37 01/02/2025
Song Ngư buôn bán phát tài, Cự Giải tình cảm khắng khít ngày 1/2Song Ngư buôn bán phát tài, Cự Giải tình cảm khắng khít ngày 1/2
07:55:43 01/02/2025
Đằng sau chuyến thăm Syria của phái đoàn NgaĐằng sau chuyến thăm Syria của phái đoàn Nga
06:33:56 01/02/2025

Tin mới nhất

Trung Quốc xây trung tâm chỉ huy quân sự lớn nhất thế giới?

Trung Quốc xây trung tâm chỉ huy quân sự lớn nhất thế giới?

08:46:33 01/02/2025
Quân đội Trung Quốc được cho là đang xây dựng một khu phức hợp khổng lồ ở phía tây Bắc Kinh mà tình báo Mỹ tin rằng sẽ đóng vai trò là trung tâm chỉ huy thời chiến và lớn hơn nhiều so với Lầu Năm Góc.
Ông Trump cảnh báo BRICS

Ông Trump cảnh báo BRICS

08:44:37 01/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo khối BRICS sẽ phải đối mặt với biện pháp trừng phạt thuế quan nếu quay lưng với đồng USD.
Ngoại trưởng Mỹ: Chiến sự với Nga kéo Ukraine tụt lại 100 năm

Ngoại trưởng Mỹ: Chiến sự với Nga kéo Ukraine tụt lại 100 năm

08:43:00 01/02/2025
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cho rằng Ukraine đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề sau gần 3 năm nổ ra chiến sự với Nga.
Pháp hiện đại hóa pháo phòng không: Bài học từ Ukraine trong cuộc chiến chống UAV

Pháp hiện đại hóa pháo phòng không: Bài học từ Ukraine trong cuộc chiến chống UAV

08:04:51 01/02/2025
Dự kiến, phiên bản nâng cấp này sẽ hoàn thành vào mùa hè 2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc kết hợp AI vào hệ thống vũ khí phòng không.
Nga tiếp cận thành phố then chốt của Ukraine, chuẩn bị cho đà tiến tương lai

Nga tiếp cận thành phố then chốt của Ukraine, chuẩn bị cho đà tiến tương lai

07:50:39 01/02/2025
Lực lượng Nga đang siết dần gọng kìm xung quanh thành phố miền đông của Ukraine là Pokrovsk, nơi đóng vai trò là trung tâm hậu cần then chốt của quân đội chính quyền Kyiv.
Na Uy bắt tàu nghi phá hoại cáp ngầm tại biển Baltic

Na Uy bắt tàu nghi phá hoại cáp ngầm tại biển Baltic

07:50:34 01/02/2025
Cảnh sát Na Uy đã bắt một tàu có toàn bộ thủy thủ đoàn là người Nga vì nghi liên quan vụ làm hư tuyến cáp quang tại biển Baltic.
Quan hệ Iraq-Mỹ mở rộng ra ngoài hợp tác quân sự và an ninh

Quan hệ Iraq-Mỹ mở rộng ra ngoài hợp tác quân sự và an ninh

07:23:15 01/02/2025
Bên cạnh đó, sự hiện diện của các cơ sở giáo dục Mỹ tại Iraq như Đại học Mỹ ở Baghdad, Duhok và Sulaimaniyah cũng góp phần tăng cường giao lưu văn hóa và giáo dục giữa hai nước.
Các nhà khoa học Nga tạo ra một vật liệu mới để lưu trữ dữ liệu

Các nhà khoa học Nga tạo ra một vật liệu mới để lưu trữ dữ liệu

07:07:06 01/02/2025
Dựa trên kết quả của các cuộc thử nghiệm, các nhà nghiên cứu từ FEFU đã đề xuất sử dụng các cấu trúc nano niken làm vật mang dữ liệu có sử dụng nguyên lý hoạt động của băng từ trước đây được sử dụng trong băng cassette âm thanh và video...
Nhật Bản nỗ lực giải cứu lái xe bị mắc kẹt hơn 72 giờ trong 'hố tử thần'

Nhật Bản nỗ lực giải cứu lái xe bị mắc kẹt hơn 72 giờ trong 'hố tử thần'

07:04:59 01/02/2025
Hiện chính quyền địa phương cũng đang xử lý các nguy cơ tiềm ẩn do nước sông chảy ngược vào hố tử thần từ một đường ống nước thải sinh hoạt bị vỡ.
Chuyên gia Nga đánh giá tác động từ việc Mỹ đóng băng viện trợ cho Ukraine

Chuyên gia Nga đánh giá tác động từ việc Mỹ đóng băng viện trợ cho Ukraine

06:50:59 01/02/2025
Trong bối cảnh xung đột tại Ukraine kéo dài, một diễn biến mới đang gây lo ngại khi nước này đối mặt với nguy cơ mất đi một phần đáng kể nguồn viện trợ từ phương Tây, chủ yếu do quyết định tạm dừng tài trợ từ phía Mỹ.
Myanmar lần thứ 7 gia hạn lệnh tình trạng khẩn cấp

Myanmar lần thứ 7 gia hạn lệnh tình trạng khẩn cấp

06:45:43 01/02/2025
Tại cuộc họp, NDSC đã thảo luận về các vấn đề liên quan đến công tác chuẩn bị bầu cử, tăng sản lượng nông sản và chăn nuôi, nỗ lực cải thiện chất lượng giáo dục để phát triển quốc gia và lĩnh vực y tế.
Hy vọng mới cho AI châu Âu sau thành công của DeepSeek

Hy vọng mới cho AI châu Âu sau thành công của DeepSeek

06:44:01 01/02/2025
Nathan Benaich, đối tác tại công ty đầu tư Air Street Capital, nhấn mạnh rằng điều này mở ra cơ hội cho các công ty khởi nghiệp có thể đạt được hiệu suất tốt với chi phí thấp hơn đáng kể .

Có thể bạn quan tâm

Độc lạ lối ăn Tết Nguyên Đán của người trẻ Hàn Quốc, nghe xong phải tranh cãi

Độc lạ lối ăn Tết Nguyên Đán của người trẻ Hàn Quốc, nghe xong phải tranh cãi

Netizen

08:52:38 01/02/2025
Dịp Tết Nguyên Đán, thay vì quây quần bên gia đình, ngày càng nhiều người trẻ Hàn Quốc chọn ở lại thành phố, sống một mình và đón lễ theo cách riêng.
Thanh Sơn độc thân ở tuổi 34, khẳng định thích một người và cố né vẫn thị phi

Thanh Sơn độc thân ở tuổi 34, khẳng định thích một người và cố né vẫn thị phi

Sao việt

08:49:54 01/02/2025
Thanh Sơn thấy phiền lòng vì sống kín tiếng, cố né thị phi nhưng vẫn bị dính tin đồn liên quan đời tư. Anh hiện vẫn đang độc thân nhưng không ngại bày tỏ tình cảm dành cho Kaity Nguyễn.
Lên Hà Nội chúc Tết, tôi 'cắn răng' ăn bát bún riêu 120 nghìn đồng

Lên Hà Nội chúc Tết, tôi 'cắn răng' ăn bát bún riêu 120 nghìn đồng

Góc tâm tình

08:48:44 01/02/2025
Vợ chồng tôi dành thời gian du xuân tại Hà Nội, tìm ăn quán bún riêu nổi tiếng và phải chấp nhận chi đắt gấp đôi ngày thường vì đang trong dịp Tết.
Những món đồ cần thiết cho phong cách thanh lịch mùa lạnh

Những món đồ cần thiết cho phong cách thanh lịch mùa lạnh

Thời trang

08:41:00 01/02/2025
Với những gợi ý dưới đây, bạn sẽ không còn phải lo lắng về việc lựa chọn trang phục cho mùa đông để vừa ấm áp mà vẫn thanh lịch.
NSND Phạm Phương Thảo và người bạn tri kỷ kém 4 tuổi là diễn viên nổi tiếng

NSND Phạm Phương Thảo và người bạn tri kỷ kém 4 tuổi là diễn viên nổi tiếng

Tv show

08:39:47 01/02/2025
NSND Phạm Phương Thảo và diễn viên Tiến Lộc là khách mời của Khách sạn 5 sao trên VTV3 số đầu tiên của năm Ất Tỵ lên sóng lúc 12h ngày 2/2, tức mùng 5 Tết trên VTV3.
'Phim của Trấn Thành không ồn ào, phiền hà mà nam chính bực mình mới là nhảm nhí'

'Phim của Trấn Thành không ồn ào, phiền hà mà nam chính bực mình mới là nhảm nhí'

Hậu trường phim

08:37:18 01/02/2025
Bộ tứ báo thủ của đạo diễn Trấn Thành liên tiếp thiết lập kỷ lục về doanh thu, bất chấp những khen chê rôm rả khắp các trang mạng xã hội 3 ngày qua.
Tương tác đáng ngờ giữa nam thần hot nhất Kpop với Jennie (BLACKPINK)

Tương tác đáng ngờ giữa nam thần hot nhất Kpop với Jennie (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

08:32:50 01/02/2025
Nhiều người hâm mộ tinh ý phát hiện Mingyu đã thả like bài đăng công bố 3 đêm diễn quảng bá album RUBY của Jennie rồi bỏ like
Độc đáo kiến trúc ngôi chùa cổ ở làng khoa bảng Vĩnh Phúc

Độc đáo kiến trúc ngôi chùa cổ ở làng khoa bảng Vĩnh Phúc

Du lịch

08:27:01 01/02/2025
Tồn tại hàng trăm năm ở một làng khoa bảng, chùa Vĩnh Phúc tại xã Sơn Đông (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1993.
Liveshow đầu năm có lineup đỉnh gồm Mỹ Tâm - Đan Trường - Noo Phước Thịnh, toàn bộ doanh thu được quyên góp từ thiện

Liveshow đầu năm có lineup đỉnh gồm Mỹ Tâm - Đan Trường - Noo Phước Thịnh, toàn bộ doanh thu được quyên góp từ thiện

Nhạc việt

08:25:47 01/02/2025
Liveshow Dốc Mộng Mơ - Anh em kết đoàn 2025 sắp tái xuất với sự góp mặt của dàn sao hàng đầu showbiz Việt như ca sĩ Mỹ Tâm, Đan Trường, Noo Phước Thịnh, Quốc Thiên, Bùi Công Nam,...
Có nên xuất hành vào mùng 5 Tết Âm lịch 2025 không?

Có nên xuất hành vào mùng 5 Tết Âm lịch 2025 không?

Trắc nghiệm

08:15:48 01/02/2025
Không ít người băn khoăn mùng 5 Tết có phải thời điểm thích hợp để xuất hành đầu năm mới hay không. Theo tín ngưỡng dân gian thì xuất hành vào ngày này thường gặp xui xẻo, tài vận gặp khó khăn.
Ngôi nhà tự nhiên của "cô" hà mã lùn nổi tiếng Moo Deng đang bị đe dọa thế nào

Ngôi nhà tự nhiên của "cô" hà mã lùn nổi tiếng Moo Deng đang bị đe dọa thế nào

Lạ vui

08:08:00 01/02/2025
Siêu sao Moo Deng ở vườn thú Khao Kheow, Thái Lan là một trong những cá thể hà mã lùn cuối cùng còn sót lại trên Trái Đất do môi trường sống tự nhiên của chúng đang dần bị thu hẹp bởi nạn phá rừng tràn lan