Nga điều tra ngược lại Tòa án Hình sự Quốc tế vì ra lệnh bắt ông Putin
Ủy ban Điều tra của Nga cho biết họ đã mở một cuộc điều tra hình sự chống lại công tố viên và thẩm phán của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), ít ngày sau khi ICC ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Ủy ban Điều tra Nga đã mở một vụ án hình sự chống lại công tố viên của Tòa án Hình sự Quốc tế Karim Ahmad Khan” và một số thẩm phán của ICC, Ủy ban Điều tra Nga cho biết. “Hành động của thẩm phán và công tố viên ICC cho thấy dấu hiệu vi phạm luật pháp Nga, bao gồm vu khống người vô tội và tìm cách tấn công đại diện nước ngoài được bảo vệ theo luật pháp quốc tế, nhằm gây phức tạp quan hệ trên thế giới”.
Trước đó, ICC ngày 17/3 phát lệnh bắt Tổng thống Putin và Ủy viên của Tổng thống Nga phụ trách quyền trẻ em Maria Lvova-Belova, với cáo buộc “di chuyển bất hợp pháp” trẻ em Ukraine sang Nga. ICC cho rằng hoạt động nói trên diễn ra sau khi xung đột Nga – Ukraine bùng phát.
Quyết định của ICC yêu cầu 123 nước thành viên bắt Tổng thống Nga và chuyển đến Hà Lan để xét xử nếu ông đặt chân đến lãnh thổ các nước này. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng động thái của ICC chỉ mang tính biểu tượng và không mấy hiệu quả. Nga và Mỹ cũng từng là thành viên của tổ chức này, tuy nhiên sau đó đã rút lui. Trung Quốc và Ấn Độ cũng không công nhận thẩm quyền của ICC.
Quyết định được ICC đưa ra sau cuộc điều tra về cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh và chống lại loài người liên quan đến cuộc chiến Ukraine, điều mà Moscow nhiều lần phủ nhận.
Điện Kremlin nói gì về quyết định của ICC liên quan đến Tổng thống Putin?
Nga không công nhận thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) và coi các phán quyết của cơ quan này là vô hiệu, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, sau quyết định của cơ quan này nhằm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: TASS
"Chúng tôi coi việc này là thái quá và không thể chấp nhận được. Nga, cũng như một số quốc gia khác, không công nhận thẩm quyền của tòa án này và theo đó, bất kỳ quyết định nào thuộc loại này đều vô hiệu đối với Nga về mặt pháp luật", người phát ngôn Điện Kremlin cho biết.
"Thực tế, đó là điều duy nhất tôi có thể nói với các bạn về quyết định này," ông nói thêm trong buổi trao đổi với các phóng viên hôm 17/3 (giờ địa phương).
Trước đó cùng ngày, ICC đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Putin và Ủy viên quyền trẻ em Nga Maria Lvova-Belova với cáo buộc "di chuyển bất hợp pháp" trẻ em Ukraine sang Nga.
Theo RT, các nhà chức trách Nga đã sơ tán hàng nghìn cư dân từ 4 vùng sáp nhập vào Nga sau cuộc trưng cầu dân ý gồm Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson đến Nga với cáo buộc quân đội Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây cung cấp để nã pháo vào dân thường.
ICC được thành lập theo Quy chế Rome năm 1998.
Năm 2016, Tổng thống Nga Putin đã ký một sắc lệnh tuyên bố rằng Nga sẽ không trở thành một bên của ICC. Theo Bộ Ngoại giao Nga, tòa án "đã không đáp ứng được những kỳ vọng đặt ra và không trở thành một cơ quan tư pháp quốc tế thực sự độc lập".
Quan chức Mỹ nói tên lửa rơi xuống Ba Lan do lực lượng Ukraine phóng Kết quả điều tra ban đầu cho thấy tên lửa rơi xuống lãnh thổ Ba Lan ngày 15/11 là do Ukraine phóng đi để đánh chặn tên lửa Nga. Hiện trường vụ nổ nghi do tên lửa tại làng Przewodow, Ba Lan. Ảnh: CNN/TTXVN Dẫn lời các quan chức Mỹ, hãng thông tấn AP đưa tin những phát hiện ban đầu cho thấy...