Nga điều tàu tới quần đảo Kurils chọc tức Nhật Bản
Ngày 14/8, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố nước này sẽ điều hai tàu hải quân tới quần đảo tranh chấp Kurils trên Thái Bình Dương, trong một động thái dường như sẽ chọc tức Nhật Bản, quốc gia cũng tuyên bố chủ quyền với các đảo này.
(Ảnh: Wikipedia)
Bộ trên cho biết tàu đổ bộ cỡ lớn Đô đốc Nevelskoi và tàu kéo Kalar sẽ tới ba trong bốn hòn đảo trên để tham dự các buổi lễ vinh danh các thủy thủ Xôviết tử trận tại đó vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ II.
Video đang HOT
Các tàu thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Nga này dự kiến sẽ ghé thăm quần đảo trên trong khoảng thời gian từ 25/8 tới 17/9.
Chuyến ghé thăm của hai tàu này trùng hợp thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Nga.
Tranh chấp trên đã khiến quan hệ hai nước căng thẳng kể từ Chiến tranh Thế giới Thứ II, khi đó lực lượng Xôviết đã chiếm bốn hòn đảo trong chuỗi đảo Kurils.
Mátxcơva phản đối tuyên bố chủ quyền của Tokyo, và trong hai năm qua các quan chức cấp cao Nga đã làm dấy lên sự phản đối ở Nhật Bản khi tới thăm quần đảo mà phía Nga gọi là Nam Kurils, còn Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ Phương Bắc này./.
Theo TTXVN
Trung Quốc "đòi chủ quyền" cả Okinawa?
Dường như thấy tranh chấp quanh quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư trên biển Hoa Đông chưa đủ căng thẳng, Thời báo Hoàn Cầu còn "xúi" chính quyền Trung Quốc "đòi" luôn quần đảo Okinawa của Nhật Bản.
Trong một bài xã luận nảy lửa đăng hồi đầu tháng 7, tờ báo hiếu chiến Thời báo Hoàn Cầu hối thúc chính quyền Bắc Kinh xem xét việc thách thức quyền kiểm soát của Nhật đối với quần đảo Okinawa vốn là nơi sinh sống của 1,4 triệu dân Nhật và là nơi đồn trú của 10.000 lính Mỹ. "Trung Quốc không nên sợ đối đầu với Nhật Bản trong vấn đề toàn vẹn lãnh thổ" - tờ báo viết.
Quần đảo Okinawa ở phía nam Nhật Bản. Nguồn: Japan Security Watch
Thiếu tướng Jin Yinan, đứng đầu viện nghiên cứu chiến lược của Đại học Quốc phòng Trung Quốc, còn đi xa hơn. Ông này phát biểu trên đài phát thanh quốc gia Trung Quốc rằng chỉ tuyên bố chủ quyền ở Điếu Ngư thì "nhỏ hẹp quá", do đó Bắc Kinh nên đặt vấn đề sở hữu toàn bộ quần đảo Ryukyu - tức là vươn tới tận Okinawa.
Căn cứ để Trung Quốc đòi chủ quyền Okinawa bắt nguồn từ gốc gác của quần đảo này, vốn là vương quốc Ryukyu hồi thế kỷ 15. Ryukyu từng triều cống cho các hoàng đế Trung Quốc, ngay cả sau khi bị một chính quyền phong kiến Nhật Bản chiếm đóng vào năm 1609. Okinawa chính thức trở thành một phần của lãnh thổ Nhật Bản vào năm 1879.
Tờ Financial Times nhận định với một số người ở Trung Quốc, chỉ cần chừng ấy chứng cứ lịch sử là đủ để cáo buộc Nhật Bản chiếm Okinawa một cách phi pháp. Đơn cử là ông Tang Chunfeng, cựu quan chức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo, đang ra sức vận động Bắc Kinh suy nghĩ lại. "Sự thận trọng trong quá khứ gây ra rất nhiều tác hại. Khi tôi còn ở Nhật, tôi thậm chí không biết Ryukyu từng thuộc về Trung Quốc" - ông Tang nói.
Trong khi đó, một số nhân vật "diều hâu" của Trung Quốc không hô hào "giành lại Okinawa", đổi lại, họ xem Okinawa là "chốt thí" với lời đe dọa đó là cái giá phải trả nếu Tokyo tiếp tục phủ nhận chủ quyền của Bắc Kinh tại Điếu Ngư/Senkaku.
Nhưng giáo sư Zhou Yongsheng của Đại học Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo: "Dùng Ryukyu để giải quyết tranh chấp Điếu Ngư sẽ phá vỡ quan hệ Trung - Nhật. Nếu chính quyền Bắc Kinh thực sự xem xét đến vấn đề Okinawa, chắc chắn đó sẽ là tiền đề của chiến tranh".
Theo NLD
Đại sứ Nhật trở lại Bắc Kinh Hôm nay 16.7, Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Uichiro Niwa đã trở lại Bắc Kinh sau khi Tokyo triệu hồi ông này về nước hồi cuối tuần qua để thảo luận về căng thẳng leo thang liên quan tới quần đảo tranh chấp giữa hai nước. Đại sứ Nhật Bản Uichiro Niwa (trái) cùng Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo...