Nga điều tàu khu trục Smetlivy đến củng cố sức mạnh trên Địa Trung Hải
Theo Bộ Quốc phòng Nga, tàu khu trục tên lửa Smetlivy của Nga vừa rời cảng Sevastopol, miền tây nam đất nước để đi tới Địa Trung Hải.
Bộ Quốc phòng Nga vừa đưa ra thông cáo cho biết, tàu khu trục Smetlivy của hạm đội biển Đen đã rời cảng Sevastopol và hướng tới Địa Trung Hải vào sáng ngày 6-3.
Tàu khu trục tên lửa Smetlivy của Nga
Theo kế hoạch, tàu Smetlivy sẽ gia nhập lực lượng hải quân của Nga ở khu vực Địa Trung Hải vào ngày 7-3. Hiện tại đang có 15 tàu chiến của Nga làm nhiệm vụ tại Địa Trung Hải, bao gồm cả những chiếc hỗ trợ hậu cần cho không quân Nga hoạt động ở Syria. Các tàu này đến từ hạm đội biển Đen, hạm đội Thái Bình Dương và hạm đội biển Bắc của Nga.
Tàu khu trục Smetlivy có lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.400 tấn, dài 144 m, rộng 15,8 m. Tàu được trang bị 2 động cơ COGAG với 4 turbine khí M8E có tổng công suất lên tới 96.000 mã lực (72.000 kW) và tốc độ tối đa 70 km/h.
Vũ khí của Smetlivy gồm 1 pháo nòng kép AK-726 cỡ 76 mm, 2 ray phóng đôi của tên lửa phòng không SA-N-1 Volna với tổng cộng 32 tên lửa, 5 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm có thể dùng nhiều loại ngư lôi săn ngầm/chống hạm có tầm phóng vài chục km. Về khả năng chống hạm, Smetlivy trang bị hai bệ phóng tổ hợp tên lửa chống hạm Kh-35 Uran bố trí dọc thân tàu. Ở đuôi tàu còn có sàn đáp cho trực thăng săn ngầm Ka-27PS trong khi tàu thủy thủ đoàn vận hành tàu lên tới 300 người.
Video đang HOT
Đầu tuần qua, một nguồn tin hải quân Nga cũng đã tiết lộ, vào mùa hè này, tàu sân bay duy nhất của Nga là Admiral Kuznetsov, sẽ gia nhập nhóm tàu đang hoạt đột tại Địa Trung Hải với vai trò chỉ huy toàn bộ các chiến hạm đang hoạt động tại đây.
Theo_Dân việt
Vì sao Nga mạnh tay cắt giảm ngân sách quốc phòng?
Thứ trưởng Quốc phòng Nga Tatiana Shevtsova cho biết Moscow sẽ cắt giảm 5% ngân sách quốc phòng trong năm 2016.
Biện pháp trên, nếu được Tổng thống Vladimir Putin chấp thuận, sẽ là lần cắt giảm chi tiêu quốc phòng lớn nhất kể từ khi ông Putin cầm quyền năm 2000.
Việc Moscow tăng chi tiêu quốc phòng trong thời gian qua là một phần kế hoạch của Tổng thống Putin nhằm khôi phục sức mạnh quân sự của Nga.
Máy bay Su-24 của Nga làm nhiệm vụ ở Syria
Tuy nhiên, quyết định cắt giảm tới 5% nói trên một phần cho thấy ngay cả các lực lượng vũ trang cũng không tránh khỏi những tác động từ nền kinh tế phát triển chậm chạp của Nga, vốn đang chao đảo do tình trạng giá dầu lao dốc và các biện pháp trừng phạt của Phương Tây. Hồi năm 2011, khi giữ chức Thủ tướng Nga, ông Putin đã công bố kế hoạch "hồi sinh" quân đội bằng việc chi 23.000 tỷ rúp (khoảng 320 tỷ USD) đến năm 2020.
Bên cạnh lý do kinh tế khiến Nga mạnh tay cắt giảm chi tiêu quốc phòng, có lẽ một phần là vì quân đội Nga đã có được sức mạnh khiến các nước phương Tây nể sợ.
Cuối năm ngoái, tờ The New York Times của Mỹ có bài viết ca ngợi sức mạnh của quân đội Nga rằng: "Moscow đã củng cố lực lượng vũ trang và khẳng định vị thế của mình trước thế giới, bằng sức mạnh chưa từng thấy kể từ thời Chiến tranh Lạnh".
Tờ báo Mỹ nhận định, tiềm năng quân sự của Liên bang Nga trong những năm gần đây đã gia tăng đáng kể, các trang thiết bị quân sự được nâng cấp và hiện đại hóa. Nga cũng thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận huy động hàng chục nghìn quân, những cuộc thao diễn như vậy nhằm mục đích đào tạo binh sĩ, đồng thời là động thái phô trương sức mạnh với thế giới.
The New York Times cũng lưu ý rằng, Moscow đã và đang nỗ lực đáng kể để hiện đại hóa lực lượng của mình. Quốc gia này đã mua, đổi mới và hoàn thiện trang thiết bị quân sự, dự định nâng cấp tới 70% vũ khí trước năm 2020, rút ngắn khoảng cách công nghệ với phương Tây.
Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, Tướng Mark Milley mới đây cũng phải thừa nhận các lực lượng vũ trang Nga hiện nay có tiềm năng chiến đấu với hiệu quả rất cao và được trang bị tốt.
Phát biểu trong một phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ, ông Milley nói: "Các lực lượng vũ trang Nga hiện đang ở trong tình trạng tốt hơn nhiều so với giai đoạn sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Họ có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, có tiềm lực rất đáng kể. Họ sẵn sàng chiến đấu hơn nhiều so với 25 năm trước".
Ông Milley cho rằng quân đội Nga đã bắt đầu hiện đại hóa từ những năm đầu thập niên 2000, đã nghiên cứu tiềm năng của Mỹ và nhanh chóng thực hiện công cuộc hiện đại hóa, tái trang bị vũ khí và áp dụng kỹ thuật mới.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Mục kích Sư đoàn 20 Hàn Quốc thị uy sức mạnh Sư đoàn bộ binh cơ giới 20 Quân đội Hàn Quốc gần đây đã có màn thị uy sức mạnh hoành tráng, khiến đối phương phải run sợ. Quân đội Hàn Quốc thường xuyên mở cửa doanh trại cho người dân được phép thăm quan và theo dõi hoạt động diễu binh, diễu hành nhằm giáo dục truyền thống quân sự cho giới...