Nga điều siêu tiêm kích Su-27 ra chặn đứng máy bay do thám Mỹ
May bay chiên đâu Su-27 cua Nga đa chăn chiêc may bay do tham EP-3E “Aries II” của Hai quân Mỹ, Bô Quôc phong Nga cho biêt.
Phương tiện theo dõi không phận đã phat hiên mục tiêu không xác định được đang di chuyển về phía lãnh thổ Nga ơ vùng nước trung lập của Biển Đen.
Su-27 tiếp cận máy bay ở một khoảng cách an toàn, xác định đối tượng và bay kem theo, ra dấu hiệu phan đôi việc vi phạm biên giới Nga, cơ quan này cho hay.
Sau khi máy bay trinh sát Hải quân Mỹ thay đổi lộ trình bay ra khỏi lãnh thổ Nga, chiếc Su-27 quay trở lại sân bay của căn cứ. Đồng thời, Lầu Năm Góc gọi việc đánh chặn may bay là “không an toàn”. Bộ Quôc phong My nói rằng Su-27 đa bay rất gần máy bay Mỹ. Bộ Quốc phòng Nga nhận xét rằng máy bay Su-27 đa hoạt động mà không có bất cứ vi phạm nào.
“Toàn bộ chuyến bay Su-27 của Nga tuân theo các quy tắc quốc tế về việc sử dụng không phận, không có tình huống bấ trắc nào”, tuyên bô cua Bộ quốc phòng Nga cho hay.
Theo Danviet
Bên trong nhà máy Belarus chuyên hồi sinh tiêm kích Su-30
Nhà máy sửa chữa số 558 phụ trách hàng loạt hợp đồng đại tu, nâng cấp tiêm kích MiG-29, Su-27 và Su-30 cho Nga và khách hàng nước ngoài.
Video đang HOT
Nhà máy sửa chữa máy bay số 558 được thành lập ngày 26/6/1941, là một trong những đơn vị đại tu và hiện đại hóa phi cơ lớn nhất dưới thời Liên Xô và Belarus ngày nay, theo Livejournal.
Trong Thế chiến II, nhà máy 558 chịu trách nhiệm bảo dưỡng các tiêm kích Yak-1, oanh tạc cơ hạng nhẹ Su-2, cường kích Il-2 và Il-10. Ngày nay, đây là nhà máy chuyên "hồi sinh" tiêm kích hiện đại như MiG-29, Su-25, Su-27 và Su-30.
Bên ngoài nhà máy là hàng loạt tiêm kích đang chờ đại tu. Một số chiếc được chuyển tới bằng vận tải cơ với phần cánh được tháo rời để tiện chuyên chở.
Tiêm kích của Belarus và các nước láng giềng có thể tự bay tới và đáp xuống sân bay bên cạnh nhà máy, trước khi bắt đầu vào dây chuyền đại tu.
Các tiêm kích sẽ được cạo sạch sơn và đưa tới xưởng chính, nơi các kỹ thuật viên tháo rời mọi chi tiết để đánh giá, trước khi quyết định phương án đại tu và hiện đại hóa.
Ngoài tiêm kích và cường kích, nhà máy 558 cũng đảm nhận sửa chữa trực thăng tấn công Mi-24.
Một số tiêm kích bị hư hỏng nặng sẽ phải chờ linh kiện thay thế từ một nhà máy khác.
Nhà máy 558 có khoảng 2.000 công nhân và chuyên gia kỹ thuật, được coi là trái tim của thành phố Baranovichi, miền tây Belarus. Bên cạnh mức lương cao và chế độ phúc lợi tốt, nhiều người khẳng định được làm việc tại đây là một vinh dự.
Động cơ được tháo rời từ một cường kích Su-25UB.
Nếu nhìn qua, nhà máy 558 giống như một "nghĩa địa máy bay". Tuy nhiên, đây là nơi hồi sinh nhiều tiêm kích cũ, bổ sung hàng loạt tính năng hiện đại để duy trì khả năng chiến đấu trong thế kỷ 21 cho chúng.
Sau khi Liên Xô tan rã, cơ sở này vẫn giữ được toàn bộ hạ tầng kỹ thuật và đội ngũ nhân lực trình độ cao, khác với nhiều nhà máy công nghiệp quốc phòng của các nước cộng hòa thuộc Liên Xô.
Một tiêm kích Su-30K được nâng lên chuẩn Su-30KN với uy lực gần ngang ngửa phiên bản Su-30MK2 hiện đại. Máy bay đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa và sơn mới, sẵn sàng bàn giao cho khách hàng châu Phi.
Ngoài việc sửa chữa và nâng cấp tiêm kích, nhà máy 558 cũng có một khu sản xuất linh kiện cho các phi cơ dân dụng hiện đại của Nga như Sukhoi Superjet 100 và MS-21, hay một số mẫu máy bay không người lái tối tân.
Tử Quỳnh
Ảnh: Dmitry Berdasov
Theo VNE
Diện mạo tiêm kích thế hệ 6 mang trí tuệ nhân tạo của Nga Tiêm kích thế hệ 6 của Nga có thể đạt tốc độ siêu vượt âm, cùng khả năng vận hành tự động không cần phi công. Một bản mẫu thiết kế tiêm kích thế hệ 6 cho không quân Nga. Ảnh: Rodrigo Avella. Khi dự án tiêm kích thế hệ 5 mang tên Su-57 đang dần hoàn tất để đi vào biên chế...