Nga diễn tập với siêu cối có thể bắn đạn hạt nhân
Các khẩu cối 2S4 Tyulpa liên tục khai hỏa diệt mục tiêu trong một cuộc tập trận gần đây của Nga. Với cỡ nòng lên tới 240mm, đây là khẩu cối lớn nhất thế giới và có thể bắn đạn hạt nhân.
Đơn vị cối 2S4 Tyulpan tham gia đợt diễn tập bắn đạn thật ở tỉnh Tambov, miền tây nước Nga hồi cuối tháng 8. Các hệ thống pháo cối đều được ngụy trang kỹ lưỡng để tránh bị đối phương phát hiện, trước khi đồng loạt khai hỏa diệt mục tiêu giả định.
Được biết đây là lô cối tự hành mới được Lục quân Nga hiện đại hóa với đường truyền dữ liệu, thông tin liên lạc và hệ thống kiểm soát hỏa lực nâng cấp.
Cối tự hành 2S4 Tyulpan có tính cơ động cao và triển khai bắn dễ dàng trên các loại địa hình, tác động của đạn có hiệu quả lớn tại mục tiêu, chuyên dùng để bắn phá sở chỉ huy, công trình hầm kiên cố, tòa nhà, trận địa pháo, bệ phóng tên lửa và các phương tiện kỹ thuật khác.
Đường kính nòng là điểm vượt trội của 2S4 Tyulpan so với súng cối của các nước khác như Mỹ, Anh, Pháp, Đức… có cỡ nòng không quá 120 mm.
Cối tự hành 2S4 Tyulpan được Liên Xô đưa vào biên chế từ thập niên 1970.
Thiết kế cơ bản của 2S4 Tyulpan gồm một pháo cối hạng nặng M240 cỡ nòng 240 mm đặt trên khung gầm xe bánh xích rải mìn GMZ.
Video đang HOT
Cối 2S4 Tyulpan đạt tầm bắn 8 km với đạn thông thường hoặc 24 km với đạn tăng tầm sử dụng động cơ rocket. Kích thước đạn lớn khiến hệ thống này chỉ bắn được một phát/phút.
Uy lực của 2S4 Tyulpan nằm ở khả năng sử dụng nhiều loại đạn khác nhau, gồm đạn nổ mạnh (HE), đạn cháy, đạn chùm và đạn thông minh.
Vào thời Chiến tranh Lạnh, cối 2S4 Tyulpan có khả năng bắn đạn hạt nhân với sức mạnh tương đương 2.000 tấn thuốc nổ TNT.
Khả năng bắn đạn ở góc cao cho phép 2S4 Tyulpan khai hỏa từ vị trí kín, tránh bị phát hiện và tiêu diệt được mục tiêu nấp sau công sự hay sườn núi khuất.
2S4 Tyulpan được thiết kế trên cơ sở khung gầm xe xích rải mìn GMZ dùng động cơ diesel V-59 công suất 520 mã lực cho vận tốc tối đa 62 km/h trên đường nhựa, 30 km/h trên đường đất.
Cối tự hành có khối lượng 27,5 tấn, kíp xe 5 thành viên.
Tổ hợp súng cối 2B8 lắp đặt trên nóc thân xe gồm nòng súng, đế súng, xi lanh và hệ thống thủy lực, cơ cấu tầm và hướng, kính ngắm toàn cảnh của cối P-46, kính Kolimator của pháo binh K-1…
Để bắn, súng cối không cần có sự chuẩn bị đặc biệt nào tại vị trí triển khai, chuyển trạng thái hành quân sang chiến đấu nhờ hệ thống thủy lực nâng hạ mất 5 phút và ngược lại mất 10 phút.
Đạn cối được bố trí trong khoang chứa đạn kiểu tang trống nằm ở thân xe, gồm 40 quả đạn nổ phá mảnh hoặc 20 quả đạn cối phản lực-tích cực.
Nhờ bàn điều khiển kiểu cầm tay, pháo thủ lấy đạn từ khoang chứa và đưa tới cơ cấu đẩy đạn để nạp vào khóa nòng của súng cối. Khẩu đội trưởng kiêm trưởng xe dùng bàn điều khiển cầm tay riêng để phát hỏa.
Sơ đồ hoạt động của tổ hợp pháo binh điều khiển cối tự hành 2S4 Tyulpan bắn đạn 3F5 Smelchak-2 chống tăng.
Trong cuộc chiến tại Afganistan, Liên Xô đã đưa một trung đội cối tự hành 2S4 Tyulpan đến triển khai ở các vị trí kín đáo cách mục tiêu từ 2,5 – 8,4 km. Kết quả bắn đã vượt quá sự mong đợi của các chuyên gia pháo binh, bằng 10 quả đạn Smelchak-1 đã phá hủy 8 hầm đất kiên cố và cũng bằng 15 quả đạn như thế đã đánh sập hoàn toàn 6 cửa vào hang của quân Taliban.
Giới chuyên gia nhận định việc hiện đại hóa tổ hợp 2S4 Tyulpan hiện có là phương án rẻ hơn nhiều so với phát triển vũ khí hoàn toàn mới với nhiệm vụ tương tự, nhất là trong bối cảnh ngân sách quốc phòng hạn chế của Nga hiện nay.
Theo Việt Hùng/An ninh Thủ đô
Vì sao Mỹ quay lại Mặt trăng khiến Nga lo lắng?
Nga cáo buộc Mỹ chuẩn bị kế hoạch cho một cuộc thám hiểm Mặt trăng mới để che giấu việc thử công nghệ quân sự tối tân trong vũ trụ.
Mỹ là quốc gia đầu tiên đưa người đặt chân lên Mặt trăng.
Theo Daily Star, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đưa các nhà du hành vũ trụ trở lại Mặt trăng vào năm 2024
Nhân loại đã không bước đi trên Mặt trăng từ năm 1972, sau nhiệm vụ cuối cùng mang tên Apollo 17.
Ông Trump nói kế hoạch này nhằm đảm bảo rằng Mỹ sẽ tiếp tục dẫn đầu trong cuộc đua giữa các cường quốc ở không gian. Ông Trump từng tuyên bố thành lập quân chủng thứ 6 của Mỹ mang tên "Lực lượng Vũ trụ".
Dmitry Rogozin, người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos), nói Mỹ có thể có lý do khác khi quay lại Mặt trăng, chứ không chỉ đơn thuần là thám hiểm.
Ông Rogozin cho rằng, các chuyến bay đến Mặt trăng chỉ là "màn kịch" che đậy mục đích quân sự. Cụ thể, Lầu Năm Góc có thể nhân cơ hội thử nghiệm công nghệ quân sự mới trong không gian, theo truyền thông Nga.
Rogozin nói: "Người Mỹ đã chinh phục Mặt trăng thì mục đích quay lại là gì? Để lập lại cột mốc 50 năm?"
"Chúng tôi biết rằng đó chỉ là những nhiệm vụ che đậy. Khám phá vũ trụ không chỉ phục vụ mục đích dân sự mà còn cả quân sự, liên quan đến nhiều công nghệ tối tân".
"Quân đội có thể sử dụng các công nghệ này vì mục đích riêng", ông Rogozin nói. Thông tin này xuất hiện trong bối cảnh các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc ráo riết đẩy nhanh chương trình nghiên cứu vũ khí bắn rơi vệ tinh.
Nga và Mỹ cùng đã hé lộ kế hoạch xây dựng trạm trung chuyển bay quanh quỹ đạo Mặt trăng. Trạm này sẽ dùng để làm bàn đạp cho các nhiệm vụ khác trong Hệ Mặt trời.
Theo Danviet
Kremlin: Không có chuyện Nga, Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất chung S-400 Không có thảo luận về việc sản xuất chung các hệ thống tên lửa phòng không S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng có thể một số thành phần sẽ được sản xuất chung, phát ngôn viên của điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết hôm thứ Năm. "Không thể nói về việc sản xuất chung tất cả các bộ phận S-400, bởi...