Nga “dệt” lưới phòng không tích hợp với các quốc gia liên minh
Ngày 19-11, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, nước này có kế hoạch sẽ tăng cường mạng lưới phòng không khu vực tích hợp của họ với Belarus đồng thời bắt đầu thiết lập các mạng lưới phòng không chung tương tự với Armenia và Kazakhstan.
“Sự hợp tác này sẽ giúp gia tăng đáng kể tiềm lực phòng thủ của Nga và các đối tác, và sẽ góp phần tăng cường hòa bình và ổn định tại lục địa Á-Âu,” Tổng thống Putin phát biểu tại một cuộc họp với các sĩ quan chỉ huy cao cấp tại Moscow.
“Chúng tôi sẽ mở rộng hợp tác với các đối tác và đồng minh truyền thống của chúng tôi, chủ yếu là với các nước thành viên CSTO, SCO và CIS”, Tổng thống Putin khẳng định.
Nga và Belarus đã ký kết một thỏa thuận về việc cùng bảo vệ không phận của Nhà nước Liên minh Nga-Belarus và thành lập một mạng lưới phòng không khu vực tích hợp vào tháng 2-2009.
Mạng lưới phòng không này được cho là bao gồm 5 đơn vị không quân, 10 đơn vị phòng không, 5 đơn vị dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật, và một đơn vị tác chiến điện tử. Đó là một phần của mạng lưới phòng không tích hợp của Cộng đồng các quốc gia độc lập.
Video đang HOT
Hệ thống phòng không S-300 trong lễ diễu binh tại Belarus tháng 7-2013
Hồi tháng 4, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết rằng, một số máy bay chiến đấu Su-27SM3 sẽ được triển khai sẵn sàng chiến đấu tại các căn cứ không quân Lida ở Belarus.
Nga cũng sẽ cung cấp 4 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300 cho Belarus vào năm tới ngoài các khẩu đội phòng không Tor-M2 đã được triển khai trước đó tại nước này.
Trước đó, Nga đã công bố kế hoạch thành lập mạng lưới phòng không khu vực với các nước thành viên thuộc Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể, một khối an ninh khu vực bao gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan.
Ngoài Belarus, năm ngoái, Nga cũng đã ký kết một thỏa thuận thiết lập một mạng lưới phòng không khu vực với Kazakhstan.
Theo ANTD
Sợ Syria tấn công, Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu NATO giữ lại tên lửa Patriot
Một quan chức ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ngày 12-11 cho biết, nước này đã yêu cầu NATO gia hạn việc triển khai các khẩu đội tên lửa Patriot dọc biên giới với Syria thêm một năm nữa.
Tên lửa Patriot của NATO tại sân bay Diyarbakir, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ
"Không có sự thay đổi nào ở biên giới Syria kể từ năm ngoái. Vì vậy, vẫn cần phải duy trì các tên lửa Patriot đến chừng nào còn cần thiết", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Levent Gumrukcu nói.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã gửi thư đề nghị NATO gia hạn triển khai tên lửa Patriot tại các tỉnh miền Nam nước này gồm Gaziantep, Kahramanmaras và Adana.
Trước đó, vào cuối tháng 11 năm ngoái, Ankara đề nghị NATO triển khai tên lửa Patriot để ngăn chặn một cuộc tấn công tiềm tàng từ Syria. Một tháng sau, Mỹ, Hà Lan và Đức đã điều động tổng cộng 6 khẩu đội tên lửa Patriot đến Thổ Nhĩ Kỳ. Trong đó, Đức triển khai các tên lửa Patriot tại tỉnh Kahramanmaras, Mỹ triển khai tại tỉnh Gaziantep, còn Hà Lan triển khai tại tỉnh Adana.
Theo ANTD
Indonesia tăng cường xe tăng, tên lửa bảo vệ Jakarta Hôi đâu tuân nay, tân Tổng tham mưu trưởng Quân đôi Indonesia Budiman tuyên bố, quân đôi nươc nay se triên khai một loạt các biện pháp để nâng cao khả năng phòng thủ xung quanh thủ đô Jakarta. Theo đo, biện pháp đâu tiên là xây dựng hâm chưa dưới lòng đất tại Đài tưởng niệm quốc gia Indonesia và dinh tổng...